nguồn gốc Ý thức

19.6K 15 3
                                    

3.Trình bày nguồn gốc, bản chất và cấu trúc của ý thức? Ý thức và nhận thức khác nhau thế nào? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
Trả lời:
Nguồn gốc:
- Có thể khái quát ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiênnguồn gốc xã hội.

+ Nguồn gốc tự nhiên: là bộ óc người (cơ quan phản ánh về thế giới vật chất xung quanh) cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc.
+ Nguồn gốc xã hội: là lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.

Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
Bản chất:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lí luận phản ánh: về bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đồng thời ý thức là một hiện tượng xã hội, sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với các hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Do đó ý thức mang bản chất xã hội.
Cấu trúc: (kết cấu)
- Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp. Có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về kết cấu của ý thức song ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu theo các yếu tố hợp thành và theo chiều sâu của nội tâm.

+ Theo các yếu tố hợp thành: Ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí..trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác nhau.
Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình.
Tri thức kết hợp với tình cảm hình thành nên niềm tin, nâng cao ý chí…
+ Theo chiều sâu của nội tâm: Ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
Tự ý thức: trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
Tiềm thức: về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
Vô thức: là những trạng thái tâm lí ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí. Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, trực giác…

Sự khác nhau giữa nhận thức và ý thức:
- Ý thức và nhận thức đều là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, nhưng quá trình nhận thức thì có phần tích cực, năng động, sáng tạo hơn dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này:
- Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này giúp con người tránh những hậu quả tiêu cực trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Theo đó phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực thế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Nếu chỉ lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí. Đồng thời ý thức cũng có thể tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan của mình, phải phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ..
* Câu hỏi phụ hay: Từ lí luận chủ chủ nghĩa Mác - Lênin rút ra chủ trương ở nước ta hiện nay? Gợi ý: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Đảng chủ trương: "huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước", muốn vậy phải "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"".

triết!!!!!! trời ơi là trời!:((Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ