KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC.

36.6K 35 4
                                    

KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC.
1. Định nghĩa.
Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng chuyển từ dạng này sang dạng khác, cái mới thay thế cái cũ. Lúc đầu cái mới chỉ xuất hiện dưới dạng khả năng, sau đó lớn lên và chiến thắng cái cũ, khi đó nó trở thành hiện thực. Cho nên nhìn vào sự vật hay hiện tượng chúng ta thấy có hai mặt khả năng và hiện thực.
- Khả năng: Là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng sẽ tới khi có những điều kiện thích hợp.
- Hiện thực: tất cả những cái gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự (là khả năng đã được thực hiện).
Khi nghiên cứu về khái niệm khả năng và hiện thực cần chú ý:
+ Khả năng tất nhiên (khả năng thực tế): Nó hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật (hay là khả năng do những mối liên hệ tất nhiên quyết định, nó xuất hiện do bản chất bên trong sự vật).
Ví dụ:
* Sau sự kiện ngày 18/8/1991 ở Liên Xô cũ, Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải thể, qua hơn một năm thấy được trách nhiệm đối với đất nước, với lịch sử, những người đảng viên cộng sản chân chính tập hợp tìm mọi biện pháp khôi phục tổ chức Đảng cộng sản, xác định phương hướng cương lĩnh giành lại địa vị của Đảng, điều đó có khả năng thực tế.
* Các nước đế quốc hiện nay, các mâu thuẫn nội tại giữa giai cấp chủ nghĩa mâu thuẫn giai cấp tư sản cực đoan, người lao động mâu thuẫn giai cấp tư sản, lực lượng sản xuất (tính chất xã hội hóa) mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa. Những mâu thuẫn này không thể điều hòa được, cho nên nó có khả năng gây ra cuộc chiến tranh cục bộ của một nước đế quốc hiện nay là một khả năng thực tế.
* Hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học có nhiều phương án như: ghép trường ta vào đó, Viện Đại học TP Hồ Chí Minh, Viện Thủy sản… Nhưng dù thực hiện phương án nào thì trường Đại học Thủy sản cũng là một trường đầu ngành thủy sản, đó là khả năng thực tế.
- Khả năng ngẫu nhiên (khả năng hình thức): là khả năng do những mối liên hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định.
Ví dụ:
Người công nhân bình thường trở thành một nhà tư sản trong xã hội tư bản.
* Tán tỉnh, lấy con gái của nhà tư sản (lấy của hồi môn, trở thành người giàu sang).
* Hoặc góp cổ phần… chẳng may nhà tư sản xấu số qua đời, anh lại có mánh riêng nào đó trở thành
* Mua xổ số trở thành triệu phú. Sử dụng số tiền đó mua sức lao động, tlsx -> sản xuất hàng hóa -> T’ > T (Trúng sổ xố…)
2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
- Khả năng và hiện thực có quan hệ biện chứng với nhau. Quá trình đó diễn ra như sau: Khả năng biến thành hiện thực. Hiện thực này do sự vận động nội tại của nó lại nảy sinh ra những khả năng mới, khả năng mới này lại có những điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực mới… Hiện thực mới lại bao hàm những khả năng mới của sự phát triển. Đó là quá trình phát triển vô tận của thế giới vật chất.
Ví dụ:
Những năm 86, 87, 88, 89 là những năm nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cuộc sống sinh hoạt (tiền mất giá, giá hàng tăng…) -> Đây là hiện thực.
Đại hội Đảng lần thứ VI trước hiện thực như vậy đã khắc phục những khó khăn, Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có vấn đề đổi mới tư duy (trước tiên là tư duy kinh tế) dần dần từng bước đổi mới toàn diện, thay đổi tình trạng kinh tế của xã hội: bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nâng cao, ổn định đời sống. => Khả năng
Để khả năng này biến thành hiện thực Đảng ta đã đề ra kèm theo một số chính sách: thay đổi tiền lương, tăng phụ cấp, mở cửa đối với các nước, xây dựng cơ chế mở. => Điều kiện
Hiện thực mới => Kinh tế phát triển, dân số nội dung ổn định, chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm được sự lạm phát… hàng hóa dồi dào
Tạo ra khả năng mới => Mở rộng nền kinh tế nhiều thành phần, giao lưu, buôn bán với các nước, củng cố địa vị đất nước ta. Mở rộng quan hệ ngoại giao, bắt tay hữu hảo với các nước lớn có nền kinh tế mạnh.
Hiện thực mới để có điều kiện xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Cùng trong nhiều điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.
Ví dụ: Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở Việt Nam có hai thời điểm:
+ Khởi nghĩa vào dịp 9/3/1945 có hai khả năng: (Pháp đầu hàng Nhật)
* Cách mạng gặp tổn thất (Nhật càng mạnh)
* Vì vậy không thành lập được chính quyền.
+ Nhật đầu hàng đồng minh (Ta không nổi dậy kịp, trông chờ đồng minh vào cướp khí giới quân Nhật)
* Chính phủ bù nhìn lại quay đầu với Anh
* Pháp ngóc đầu dậy.
- Khả năng biến thành hiện thực, không phải chỉ một vài điều kiện mà một tập hợp những điều kiện.
Ví dụ: Khi phân tích thời thế cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Lênin chỉ ra 4 yếu tố: Giai cấp thống trị, giai cấp bị thống trị, tầng lớp trung gian (tính tích cực của quần chúng cách mạng tăng(, giai cấp cách mạng có đủ khả năng. Thiếu một trong các điều kiện ấy thì cách mạng không nổ ra.
+ Để trở thành chuyển tiếp sinh:
* Sinh viên phải học giỏi.
* Có khả năng nghiên cứu khoa học.
* Nhà nước phải có chính sách, quy định cho chuyển tiếp sinh.
* Phải có cơ sở cần và có yêu cầu
=> Điều kiện
3. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Khả năng và hiện thực không thể tách rời nhau, nếu tách cái nọ ra khỏi cái kia thì không thấy được khả năng tiềm tàng của sự vận động phát triển, không tranh thủ được những khả năng gần trở thành hiện thực.
- Không tuyệt đối hóa mối liên hệ đó mà phải thấy sự khác nhau về chất giữa chúng, nếu chỉ dựa vào cái khả năng, chưa phải là hiện thực thì dễ rơi vào ảo tưởng.
- Chuyển hóa từ khả năng sang hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tự động, trong xã hội đòi hỏi phải phát huy tính năng động tối đa của con người.
Ví dụ: Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khả năng có thể trở thành hiện thực nhưng chúng ta có nhiều khó khăn, nhưng cũng có nhiều khả năng rất to lớn để phát triển kinh tế chính trị, xã hội. Những khả năng đó phải được Đảng, nhà nước và quần chúng nhân dân nhận thức để có chủ trương, biện pháp đúng đắn, xử trí một cách khéo léo tạo điều kiện để từng bước biến khả năng thực tế thành hiện thực

triết!!!!!! trời ơi là trời!:((Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ