TÍNH LOGIC, TÍNH QUEN THUỘC VÀ TÍNH CẢM GIÁC THỰC TRONG TIỂU THUYẾT.

12 0 0
                                    

Tác giả: Woody Woodpecker

1.Tính logic (hay còn gọi là tính hợp lý) là sự tuân thủ logic của tất cả các tình tiết, kết cấu trong truyện. Tính logic không được phép vi phạm. Tuy nhiên vì năng lực của các tác giả có hạn nên nhiều truyện vẫn vi phạm tính logic, tất nhiên những truyện này sẽ không được độc giả đánh giá cao. Ví dụ ở chương 5 tác giả miêu tả nhân vật A bị giết, nhưng đến chương 10 tác giả lại quên mất những gì mình đã miêu tả ở chương 5 nên lại để nhân vật A chạy nhảy hoạt động khắp nơi, như vậy là vi phạm tính logic. Nhưng trong tường hợp khác, tác giả vẫn nhớ nhân vật A đã chết nhưng cho nhân vật B hồi sinh nhân vật A thì lúc này sự sống lại của nhân vật A là hoàn toàn hợp logic.

Tác giả không được phép vi phạm logic nhưng lời thoại (chỉ lời thoại) của các nhân vật được phép vi phạm logic. Ví dụ để miêu tả một nhân vật ngu xuẩn, tác giả cho nhân vật đó phát ngôn ra một câu phi logic, như vậy câu chuyện vẫn hoàn toàn logic, không có vấn đề gì cả.

2. Tính quen thuộc (hay còn gọi là tính hiện thực) nhưng tôi thích gọi nó là tính quen thuộc hơn bởi vì gọi là tính hiện thực thì dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ một truyện miêu tả các nhân vật là loài người sống ở đầu thế kỷ 21, không có hiện tương siêu nhiên, không có bất cứ thứ gì kỳ quặc, mới lạ thì có thể nói truyện đó có tính quen thuộc cao. Nhưng nếu một truyện khác miêu tả cuộc sống con người trong thời kỳ phong kiến ở thế kỷ 10 chẳng hạn, thì có thể nói chuyện này có tính quen thuộc hơi thấp (hay nói cách khác là tính lạ lẫm hơi cao). Nếu là một truyện viễn tưởng ở tương lai xa xôi, hoặc chuyện tuy ở hiện tại nhưng liên quan đến yêu ma quỷ quái, người ngoài hành tinh, hoặc chuyện ở dị giới, hoặc chuyện liên quan đến ma pháp, tu chân, khoa huyễn, thần tiên, rồng, quái vật, zombie, phù thủy, siêu năng lực... các loại thì có thể nói là tính quen thuộc rất thấp (tính lạ lẫm rất cao). Đối với thể loại truyện giải trí thì tính quen thuộc càng thấp (tức là tính lạ lẫm càng cao càng tốt). Bởi vì người đọc chán những thứ quen thuộc trong cuộc sống thực và muốn tìm đến những thứ lạ lẫm, thú vị trong tiểu thuyết giải trí. Những độc giả nào thích tính quen thuộc thì họ sẽ đọc tiểu thuyết văn học, những độc giả nào thích tính lạ lẫm thì họ sẽ đọc tiểu thuyết giải trí. Đa phần độc giả có xu hướng thích tiểu thuyết giải trí hơn tiểu thuyết văn học.

3.Tính cảm giác thực: ví dụ truyện kể nhân vật A đi vào một ngội nhà thì người đọc sẽ không có cảm giác thực. Nhưng nếu tác giả miêu tả tỉ mỉ một vài đồ vật trong ngôi nhà đó, rồi cho nhân vật A tương tác (sờ, nắm, ngửi thấy mùi đồ vật) với các vật dụng đó, rồi một vật dụng nào đó khiến nhân vật A hồi ức lại một kỷ niệm nào đó, như vậy độc giả sẽ cảm giác câu chuyện chân thật hơn, như bản thân độc giả đang là nhân vật A trong ngôi nhà và trải nghiệm tất cả những thứ đó. Đó gọi là tính cảm giác thực. Tính cảm giác thực càng cao càng tốt.

Tóm lại:
Có 2 tính càng cao càng tốt: tính logic, tính cảm giác thực
Có 1 tính càng thấp càng tốt: tính quen thuộc.


Đôi khi có một vài người thường phát biểu ngu xuẩn như thế này: "Đã đọc truyện giả tưởng rồi thì đừng có đòi hỏi logic" hoặc cụ thể hơn "Đã đọc truyện có siêu năng lực/tu tiên/yêu ma quỷ quái/tận thế/ma pháp... thì đừng đòi hỏi logic." Những người đó đã nhầm lẫn giữa "tính quen thuôc" và "tính logic", tưởng 2 tính đó là một. Hoặc cũng có thể họ cho rằng nếu tính quen thuộc thấp thì tính logic cũng phải thấp theo mà không hề biết rằng một truyện hay thì phải có tính quen thuộc thấp và tính logic cao.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Jun 16, 2019 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Tiểu thuyết lưu ýWhere stories live. Discover now