VIẾT TIỂU THUYẾT - KỸ THUẬT CÁ NHÂN

15 0 0
                                    

Kỹ thuật chỉ mang tính cá nhân, phù hợp với văn phong của bản thân, có thể không phù hợp với các tác giả khác.



1. Luôn tạo công việc cho tất cả các nhân vật, ngay cả đối với những nhân vật ít khi xuất hiện. Nếu một nhân vật không xuất hiện trong phần được miêu tả của câu chuyện thì không có nghĩa anh ta không hành động, những hành động "ẩn" của anh ta sẽ tương tác tới các nhân vật khác hoặc được tóm tắt lại thông qua các lời kể.

2. Các vấn đề nên đan xen với nhau, không cần chờ cho đến khi vấn đề được giải quyết xong mới nảy sinh vấn đề mới. Vấn đề mới có thể xuất hiện lúc vấn đề cũ sắp kết thúc, đang diễn tiến hoặc thậm chí là đang cao trào.

3. Một nhân vật có sức sống là một nhân vật luôn thay đổi, không bị giới hạn bởi những mẫu tính cách, không bị đóng chặt vào trong những cái khung chính diện hay phản diện. Tuy nhiên, những sự thay đổi phải diễn ra một cách HỢP LÝ.

4. Tác giả không bao giờ "đọc" suy nghĩ của nhân vật. Tập trung miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt... của nhân vật nhưng không bao giờ được miêu tả TRỰC TIẾP những âm mưu, kế hoạch, tính toán, nỗi e ngại, sự vui mừng, lòng căm thù... hay bất cứ thứ gì ẩn sâu bên trong nhân vật; những thứ đó phải được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ của nhân vật và độc giả có thể ĐOÁN chúng.

5. Đừng bao giờ dùng những tính từ trừu tượng, chung chung như "tức giận", "điềm đạm", "lịch sự", "khó ưa", "nham hiểm" ... để tả nhân vật. Tất nhiên vẫn có thể dùng những từ ấy một cách gián tiếp qua lời thoại của các nhân vật khác.

Gửi bởi Nhất Linh"Đừng sợ viết nhiều chi tiết nếu những chi tiết ấy đúng và hay, cái đáng sợ là tả nhiều chi tiết ấy sai và lạt lẽo. Thí dụ trong truyện, có một người đãng trí, nếu chỉ nói "Ông X có tính đãng trí lắm" thì ai nói chẳng được. Hơn nhau là ở chỗ tìm một vài việc xảy ra để tỏ rõ sự đãng trí. Nhưng mình phải cố tìm ra những chi tiết mới, chứ đừng mượn những việc người khác đã tìm ra trước. Thí dụ "bút chì giắt ở tai mà cứ đi tìm bút chì" là chi tiết mà nhiều người đã nói đến."

6. Tuyệt đối không gượng ép để bắt tình tiết phải phục vụ cho cốt truyện một cách cứng nhắc, khuôn mẫu. Không kéo dài hoặc rút ngắn câu chuyện một cách quá đáng, cần dài thì viết dài, cần ngắn thì viết ngắn.

7. Đừng dồn cục thông tin rồi đập vào mặt độc giả trong một lúc, chia nhỏ nó ra, khéo léo gửi thông tin vào những đoạn miêu tả người, tả cảnh hay lời thoại của các nhân vật

8. Luôn dùng ngôi thứ 3 để miêu tả câu chuyện, dùng góc nhìn của "chúa trời"

Gửi bởi Thibaudet"Nhà tiểu thuyết chính thức tạo nhân vật của mình bằng những sự chi phối vô cùng, vô hạn của đời mình; nhà tiểu thuyết giả tạo thì tạo nhân vật riêng bằng những sự chi phối chật hẹp của đời mình mà thôi. Một tác giả đem mình giãi bày ra trong tiểu thuyết ít khi làm mình thành được một nhân vật thực khả dĩ làm cho người ta tin là thực."
Gửi bởi Oscar Wilde"Hay lắm. Hay lắm. Nhưng ông phải hứa với tôi: từ giờ không được xưng "tôi" nữa. Phàm nghệ thuật không bao giờ có ngôi thứ nhất"

Tiểu thuyết lưu ýWhere stories live. Discover now