Yêu em không cần quá cuồng si

150 5 0
                                    

Yêu em không cần quá cuồng si

Tác giả: Tịch Quyên

Thể loại: hiện đại, công sở, HE.

Độ dài: 10 chương.

Nhân vật chính: Nhậm Dĩnh, Lâu Phùng Đường.

Nguồn: xmydux.wordpress.com (nhưng hình như bạn chủ nhà đã xóa truyện) 

Review sẽ spoil cân nhắc trước khi đọc

Nói về truyện này thì thực sự nó là một thước phim hoàn toàn trái ngược với "Em về cùng ngày nắng" mà mình đã review. Nếu nói mình yêu thích "Em về cùng ngày nắng" bởi tình yêu một lòng một dạ và có phần điên cuồng của nam chính thì trong "Yêu em không cần quá cuồng si" mình lại cảm thấy đồng điệu và tán thưởng quan niệm của nữ chính.

Nữ chính Nhậm Dĩnh cực kì lí trí, cô biết rõ bản thân muốn gì và phải làm gì để giữ được quan niệm sống của mình. Đối với Nhậm Dĩnh, yêu một người nào đó là sự ràng buộc, yêu sâu đậm một người nào đó là sự tra tấn, và việc kết hôn gắn bó cùng ai đó suốt đời là gông cùm xích chân cô lại.

Tác giả viết bộ này vào năm 98 hay 96 gì đó mình không nhớ, nhưng mà mốc thời gian này thực sự là quá sớm cho một tư tưởng hiện đại như thế, một tư tưởng mà mình cho là nó đúng, nhất là với thời đại này.

Sống là phải sống cho bản thân đầu tiên.

Quan niệm về sự tam tòng tứ đức, yêu cầu về trinh tiết đối với một người phụ nữ kết hôn, việc nuôi nấng con cái, chăm sóc chồng, bố mẹ chồng và tất cả những điều rườm rà theo sau khi một người phụ nữ dấn thân vào hôn nhân đều quá mệt mỏi. Mệt mỏi đến mức khiến cho một con bé còn trẻ người non dạ như mình phải thấy e dè.

Nhưng nam chính trong truyện này cũng có cùng quan niệm với nữ chính, họ có chung góc nhìn về sự tự do trong hôn nhân, vậy nên ở cuối truyện anh đã cho nữ chính điều cô muốn. Một cuộc hôn nhân mà người cô cưới không phải bao gồm cái nhìn bố mẹ chồng, trách nhiệm một người vợ, việc sinh con đẻ cái.

Lâu Phùng Đường nói:"Trước khi ba mươi tuổi, anh đều tự mình giải quyết tất cả mọi việc, không lý gì sau ba mươi tuổi có vợ rồi mà còn để người khác xen vào chuyện của mình. Người mà em cưới chỉ là một mình anh, và anh bằng lòng cho em tự do, đó là cách anh yêu chiều em."

Mình chỉ nhìn nhận nam chính như là một nam chính khi thấy câu nói này. Không phải dỗ ngọt, không phải hứa hẹn suông, nam chính được tác giả khắc họa là một con người nói được làm được nên điều anh đã nói là điều anh sẽ thực hiện. Bởi vậy mình bị cảm động bởi tình yêu của hai người. Nếu phải miêu tả thì mình khẳng định đây là tình yêu đáng ao ước thời nay, giống như một biểu tượng vậy, không phải là hoàng tử và cô bé lọ lem, không phải romeo và juliet, mà chính là tình yêu của nam nữ chính trong truyện.

Bởi vì là nữ chính nên cô may mắn khi người đàn ông đầu tiên cô buông thả chơi đùa lấy kinh nghiệm lại là người đàn ông sẽ trở thành chồng cô, người có cùng quan niệm và đồng ý với tư tưởng lẫn cách sống của cô. Nhưng cho dù không gặp nam chính, mình cảm thấy Nhậm Dĩnh vẫn sẽ vui vẻ với cách cô sống từ trước đến giờ. Cô không hề che giấu hay giả tạo gì, cũng không đắm chìm trong thân phận con riêng hay có suy nghĩ căm phẫn gì khi mẹ cô là tình nhân.

Mỗi người đều là một cá thể độc lập và riêng biệt, không ai phải vì ai mà thay đổi. Tác phẩm đã thật sự truyền đạt tư tưởng này một cách thành công.

5/8/2018

Review ngôn tìnhUnde poveștirile trăiesc. Descoperă acum