10. nhận thức thực tiễn

127 1 0
                                    


- Câu 10: Quan niệm của triết học Mác- Lenin về bản chất của nhận thức. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này.

- I. Quan niệm của triết học Mác- Lenin về bản chất của nhận thức.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh đơn, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó đã được Lênin chỉ ra như sau: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức khách quan" (V.I.Lênin: Toàn tập, t.29, Nxb Tiến Bộ, M.1981, tr.179)

- 1. Con đường biện chứng

- a) Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu tiên, gắn liền với thực tiễn và thông qua các giác quan trong đó:

- + Cảm giác là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan, gây nên sự kích thích của các tế bào thần kinh làm xuất hiện các cảm giác. Cảm giác là hình ảnh phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng như màu sắc, mùi, vị, độ rắn...

- + Tri giác là hình thức kế tiếp sau cảm giác. Tri giác không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, mà phản ánh nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ giữa chúng với nhau: tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác. + Biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật do tri giác đem lại. Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi sự vật không còn hiện diện trực tiếp trước chủ thể. Con người không cần quan sát trực tiếp sự vật mà vẫn hình dung ra chúng dựa trên sự tiếp xúc nhiều lần trước đó. Do đó ở biểu tượng, nhận thức đã ít nhiều mang tính chất gián tiếp. Biểu tượng là khâu trung gian giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.

- b) Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức bao gồm các hình thức khái niệm, phán đoán, suy lý:

- + Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng. Nó phản ánh, khái quát những đặc tính cơ bản và phổ biến của một lớp các sự vật, hiện tượng nhất định.

- Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là kết quả của sự khái quát những tri thức do trực quan sinh động đem lại.

- + Phán đoán là sự vận dụng các khải niệm trong ý thức con người để phản ánh mối liên hệ giữa các sự vận, hiện tượng cũng như các thuộc tính, tính chất của chúng.

- Có rất nhiều loại phán đoán khác nhau: phán đoán khẳng định, phán đoán phủ định, phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.

- Tính chân thực của phán đoán kết luận phụ thuộc vào tính chân thực của phán đoán tiền đề cung cấp như tính hợp quy luật của quá trình suy luận.

nguyên lí 1Dove le storie prendono vita. Scoprilo ora