phòng nhỏ phòng to

8 1 0
                                    

cái định nghĩa 'hàn lâm', 'kén người đọc' nó luôn tồn tại song hành với 'văn hóa đại chúng', 'sản phẩm thị trường'. chúng nó có từ bao lâu thì mình cũng chả biết và chả quan tâm cho lắm, chỉ là nghe thấy, nhìn thấy, và - không cần quá nhiều lời giải thích - mình vẫn có thể hình dung ra được sự khác nhau của hai khái niệm đối lập kể trên. 

-----theo những gì mình thấy thì trên đời này, bất cứ cái vật chất nào cũng có thể quy ra là hàng 'cao cấp' hay hàng 'bình dân' - nhất là cái gì liên quan đến thời trang, nghệ thuật (?), kiến trúc - thì càng rõ nét.

-----hàng hiệu sang chảnh thì có armani thanh lịch, chanel kiêu kì, d&g hoa hòe hoa sói; trong khi hàng bình dân thì lại phân ra bình dân cao cấp (h&m, tommy), bình dân thấp cấp và 'hàng chợ', 'hàng si đa'.

------sách thì có tiểu thuyết kinh điển, sách nghiên cứu học thuật trích dẫn trăm nguồn và mất cả mấy chục năm trời để viết; ngược lại là những sách dễ đọc, dễ xuôi, nội dung thường na ná nhau và các tác giả viết lên nó cũng thường chỉ nổi nhất thời.

------nhạc thì có nhạc opera, nhạc hòa tấu, nhạc cổ điển; với nhạc thị trường thường là những giai điệu catchy lặp đi lặp lại, nghe một thời gian rồi xóa tải bài mới (có khi cái chữ 'pop' nó là 'popular - phổ biến' chứ chưa chắc thể loại pop vốn có họ hàng với rock đã là 'trash' như nhiều người 'anti-mainstream' một cách mù quáng vẫn luôn chửi. synthpop nghe hay phết mà). muốn biết thị hiếu đại chúng nghe nhạc như nào, chỉ cần mỗi ngày chịu khó bỏ khoảng 20 phút xem mtv là thấy ngay. tầm những năm cuối 90-2000, trance làm mưa làm gió, 2000-2010 thì đó là thời hoàng kim của những cô ngực bự hát nhạc pop mời mấy ông da đen chèn một hai đoạn rap về gái gú tiệc tùng vào, tới thời hiện tại - 2010 trở đi - thì cái gọi là 'edm' bắt đầu lên ngôi. mà cá nhân mình thấy cái 'edm' này nghe nó chả khác gì pop dance, pop trance thời 90-2000, mà mỗi tội nghe nghèo nàn hơn và có chút thay đổi màu mè cho phù hợp với thời nay hơn... nhưng căn bản thì nó vẫn là thế. mình thừa nhận là mình thích nghe nhạc điện tử, nhất là khoảng năm 2014 hồi đấy người ta chuộng 'bigroom' - cũng không hiểu tại sao. nhiều người chửi bọn nghe bigroom là trẻ trâu, mình nghe thấy 1-2 bài bigroom cũng được, phù hợp để đi tập thể dục cho nó giàu năng lượng - như là c.u.b.a của calvin harris chẳng hạn; còn lại thì toàn i xì tạc nhau công thức sau: một bài dài 4 phút rưỡi, 1 phút intro và buildup, nửa phút rise, 1 phút drop, nửa phút snare, 1 phút drop, nửa phút outtro. xong, bạn đã có một bài bigroom sẽ bị hàng tỉ các dj chơi đi chơi lại đến phát ngán trong suốt 1 năm dài khắp các lễ hội âm nhạc. sau khi cơn sốt bigroom đã hết, người ta lại chuyển sang trap rồi chainsmoker gì đấy, mình lâu lắm không xem nên không biết. mình chỉ yêu có gesaffelstein thôi à. :v

-------phim thì có mấy cái phim bạn-sẽ-không-bao-giờ-nghe-đến-cũng-như-biết-đến-tên-tại-vì-các-ông-đạo-diễn-không-quảng-cáo-rầm-rộ-và-các-ông-chỉ-làm-vì-thích, ngược lại là những bộ phim rập khuôn của hollywood về anh hùng, siêu anh hùng, nữ anh hùng mà người xem chủ yếu tới để ngắm diễn viên, ngắm kĩ xảo, ngắm đánh nhau bùm phào rồi ra rạp thì quên hết phim. ok, nghe thì cũng hơi bị ra vẻ ta đây, tất nhiên là vẫn có những bộ phim 'mainstream' vẫn để lại những cảm xúc và suy nghĩ trong lòng người xem... nhưng mà, các bạn hiểu ý mình đấy.

*tuy nhiên, tranh vẽ thì mình không rành lắm nhưng mình thấy thường chỉ có dân thừa tiền mới chơi tranh. những mấy bức họa nổi tiếng theo ti tỉ các trường phái mà bạn chỉ có thể ngắm trên mạng hoặc xì tiền ra mà tới viện bảo tàng.

nói như thế chỉ là mình muốn lấy ví dụ về cái gu rất dễ bị thay đổi của mọi người. những cái bài báo, những cái status chê bai sản phẩm thuộc dòng 'chủ lưu' là thứ mì ăn liền, thứ 'fastfood' đầy dầu mỡ gây bép phì vốn xưa rồi diễm ơi, biết rồi khổ lắm nói mãi. cá nhân mình cũng không thích nhiều thứ 'chủ lưu' cho lắm, nhưng mà mình có tiến lên được cảnh giới sâu sắc, uyên thâm, hàn lâm, tinh tế đâu. mình, là một loài động vật ăn tạp - cái sở thích khá là phổ biến ở nhiều người. mình thì chả quan tâm lắm tới cái gọi là chủ lưu mới chẳng nô-lệ lưu. đã từng có một thời gian trẻ trâu bốc đồng manh động cho rằng sở thích của bản thân là thượng đẳng hơn người khác, giờ căn bệnh ấy đã vơi bớt rồi, và mình thấy tốt nhất cái thuộc về sở thích thì người thíc động tay chân để thỏa mãn cái sở thích ấy thay vì động mồm. :v

*c.u.b.a cho ai muốn nghe (và muốn lấy làm nhạc tập thể dục buổi sáng giống như mình). nghe bigroom rất dễ căn thời gian tập và điều chỉnh nhịp thở. :v

*một vài dòng dở hồn của một kẻ dở hơi, ai ơi có đọc thì cũng đừng lấy làm khó chịu. :>

BIGROOM NAGGINGWhere stories live. Discover now