7 - 8 - 9

953 1 0
                                    

Câu 7: trình bày định nghĩa giai cấp theo quan điểm V. I. Lênin? Tại sao nói đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp? (VIP)

Trả lời

Định nghĩa giai cấp theo quan điểm V. I. Lênin: “ người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn gồm những người khac nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ ( thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ phần của cải vật chất ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”

Định nghĩa đấu tranh giai cấp theo V. I. Lênin: “ Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.

- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng vì nó giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cách mạng xã hội là tất yếu để giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau.

- Đấu tranh giai cấp có thể diễn ra khi chưa có cách mạng xã hội, nó cũng bao gồm cả liên minh giữa những giai cấp có lợi ích cơ bản ít nhiều giống nhau hoặc giống nhau ở một mặt nào đó về lợi ích trong cuộc đấu tranh chống giai cấp đối lập

- Đấu tranh chính trị là hình thức cao của đấu tranh giai cấp, trong xã hội tư bản đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản diễn ra ngay từ khi nó mới ra đời và phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác đến mục tiêu giành chính quyền, để thực hiện được mục tiêu này giai cấp công nhân cần có Đảng lãnh đạo và có khối đoàn kết liên minh công nông vững chắc

- Đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã là giai cấp giữ chính quyền và dùng chính quyền làm công cụ tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình thức đấu tranh là có đổ máu và không có đổ máu, có bạo lực và hòa bình bằng quân sự và kinh tế, bằng giáo dục và hành chính diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

Câu 8: Trình bày những đặc điểm và điều kiện để quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam?

​Thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan. Vì đó là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và lâu dài trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo ra những tiền đề vật chất- tinh thần cho xã hội mới, trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa được thực hiện.

​Đặc điểm khái quát chung nhất của thời kì quá độ là xã hội tồn tại đang xen những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội:

​+ Lĩnh vực kinh tế: còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế bên cạnh những thành phần kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa xã hội, còn có thành phần đối lập, nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân nên kéo theo nhiều hình thức phân phối lao động trong xã hội.

​+ Lĩnh vực xã hội: kết cấu kinh tế nêu trên đã quy định cơ cấu xã hội giai cấp chưa thuần nhất, còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, trong đó tất yếu có sự đối lập, đối kháng có sự nhất định giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.

​+ Lĩnh vực chính trị: cuộc đấu tranh giai cấp vẫn chưa kết thúc mà còn diễn ra gay go và lâu dài giữa giai cấp vô sản và tư sản, giữa con đường phát triển đất nước lên Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa tư bản với những con đường và nội dung mới. Nhà nước của giai cấp công nhân, nhân dân lao động được thiết lập, củng cố và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền của nhân dân, thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

​+ Lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Hệ tư tưởng chủ đạo là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Bên cạnh đó còn có hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp công nhân. Còn tồn tại nhiều loại tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau, có cả sự đối lập về tư tưởng văn hóa.

Câu 9: Tại sao nói sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.?(VIP)

Trả lời :

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam vì

- Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, trước hết bằng việc đề ra đường lối chính, bằng công tác tổ chức, công tác tư tưởng, công tác kiểm tra thực hiện đường lối đó và bằng hành động gương mẫu của cán bộ đảng viên

- Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra đường lối đúng đắn, biết tập hợp động viên và tổ chức lực lượng toàn dân thực hiện, biết sử dụng những hình thức và phương pháp linh hoạt, phong phú trong đấu tranh trong xây dựng để thực hiện đường lối cách mạng thành công.

- Đường lối của Đảng được xây dựng với cố gắng cao nhất là phản ánh quy luật vận động khách quan của cách mạng, biểu hiện tập trung nguyện vọng và quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức toàn thể nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam

- Đường lối của Đảng mang tính khoa học vì được xây dựng lấy chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động. Đường lối đó tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại ứng dụng những thành tựu và những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật

- Đường lối của Đảng được xây dựng đòi hỏi phản ánh tính phổ biến các cách mạng xã hội chủ nghĩa ở mọi nước vừa phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của đất nước và cần được kiểm nghiệm trong thực tiễn kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

- Đảng dựa chắc vào dân, gắn bó mật thiết với nhân dân luôn luôn coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, lấy nhiệm vụ tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn để đưa Đảng lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng để Đảng tiếp tục đóng vai trò là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Chính trị - p1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ