Chương 7: Câu chuyện ở cổ nhai - 7.1 - 7.4

162 6 0
                                    

Kiếp trước có lẽ thật sự có ảnh hưởng tới kiếp này.

Đây mới là lần thứ hai Cung Mặc tới Miêu trại, trước đây cũng chưa từng tiếp xúc với thảo dược, nhưng khi trở về, anh lại hái đầy giỏ thảo dược.

Có vẻ anh đã điều chỉnh lại tâm trạng, khi nhìn tôi, anh không còn giống khi nãy.

Bà ngoại bảo dẫn tôi đến cổ nhai, ở đó sẽ kể cho chúng tôi biết mọi chuyện.

Nhưng cổ nhai ở sâu trong núi, chỉ có sáng sớm mới xuất hiện.

Vậy nên chúng tôi ở nhà sàn nghỉ ngơi một đêm, rạng sáng hôm sau bắt đầu vào núi.

1

Buổi chiều chúng tôi không hề rảnh rỗi, bà ngoại và Long Thất gia chuẩn bị cổ trùng để ứng phó Cung Đại và Cố Thành sớm muộn gì cũng đến.

Tôi dùng gạo nếp làm bánh và một số đồ cúng.

Mỗi lần về thăm bà ngoại, bà đều nhờ tôi làm việc này, còn dẫn tôi đến phía đông trại để cúng cây hòe ngàn năm tuổi.

Thân cây hòe kia có một hốc rỗng, một người lớn có thể bò vào.

Khi tôi còn nhỏ, bà thường hay nói tôi sinh ra từ gốc cây.

Lúc đó tôi tin thật, khóc lóc nói mình không phải sinh ra từ cái cây.

Mãi đến khi lớn lên, tôi mới biết ai cũng có bố có mẹ, hơn nữa bố mẹ cũng thường xuyên đến thăm tôi nên tôi biết bà chỉ lừa mình.

Nhưng chuyện hiến tế cây hòe, lần nào đến tôi đều phải làm.

Tôi hỏi tại sao thì bà chỉ cười nói: "Cháu do cây hòe sinh ra."

Lần nào cũng như vậy, sau này tôi không hỏi nữa.

Chạng vạng, tôi và bà ngoại gánh gùi đến tế cây hòe.

Không biết tại sao bà ngoại lại gọi cả Cung Mặc.

Long Thất gia ở lại canh nhà, đề phòng Cung Đại tới.

Cây hòe tuy rỗng ruột nhưng cành lá vẫn tươi tốt.

Tôi bày bánh và đồ cúng chỗ rễ cây, sau đó cùng bà ngoại đốt giấy.

Bà ngoại lẩm bẩm gì đó bằng tiếng Miêu, có lẽ là cầu mong phù hộ.

Nhưng lần này không biết vì sao, trời đang đứng gió, cây hòe lại phát ra tiếng xào xạc.

Cung Mặc nghi ngờ duỗi tay vuốt ve thân cây rồi dần tiến vào cái hốc, sau đó anh đột nhiên lùi lại, hỏi bà nội: "Đây là cổ sao?"

"Gì cơ?" Tôi đang đốt giấy, sững sờ một lúc mới sực tỉnh.

Bà ngoại từ dạy tôi vạn vật đều là cổ, cỏ cây là mộc cổ, ngay cả con người cũng là cổ.

Ví dụ như cụm từ "chọn lọc tự nhiên" (*), đó chẳng là đạo lý cơ bản nhất trong việc nuôi cổ sao?

(*) Từ gốc là vật cạnh thiên trạch (物竞天择), có nghĩa là vật đổi sao dời, kẻ thích ứng được thì sống

Ở xã hội hiện đại bây giờ, để mang thai những con tinh trùng phải cạnh tranh với nhau, đi học cũng cạnh tranh, sau này đi làm rồi cũng cạnh tranh để kiếm nhiều tiền và có địa vị. Đó chẳng phải là cuộc giết chóc không thấy máu sao?

Mộng tình cổ - Khát VũNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ