Phần 22: TIỀN SINH HOẠT PHÍ

43 1 0
                                    

TIẾP

VII> QUY TẮC MỤC TIÊU:

1. Càng sớm chuẩn bị thực tập càng tốt.

2. Tránh xa mấy cái thứ có thể khiến bạn trong 1 thời gian ngắn đạt được hài lòng và mãn nguyện. Ví dụ như: mắng người, cá cược, tiktok, tiểu thuyết, phim dài tập (vài tháng xem xả stress thì cũng được). Nuôi dưỡng thói quen tự giác sẽ có lợi cho cuộc đời bạn.

3. Học được cách quản lí thời gian, mình cực kì đề xuất các bạn học tự lập cho mình 1 hệ thống quản lí thời gian, khi hình thành được thói quen rồi, bạn sẽ nhận ra được mỗi phút mỗi giây của bản thân đều cực kì có nghĩa.

4. Bỏ những cái app mất thời gian như là Douyin, Kuaishou,... Bạn mỗi ngày sẽ có nhiều thời gian làm mấy chuyện có ích hơn.

5. Lời người khác nói thì tham khảo ý kiến thôi, cuối cùng vẫn nên tự quyết định.

6. Học tập không chỉ giới hạn ở lớp học, làm thế nào để sắp xếp thời khóa biểu mới quan trọng hơn. 

Người cứ đăng kí đại vào 1 lớp 7h sáng và người biết mình không dậy sớm được nên đăng kí lớp 10h sẽ có kết quả rất khác nhau.


VIII> TIỀN SINH HOẠT PHÍ:

1. Tiêu ít tiền lại, hoặc là dùng cho những thứ có ích cho bản thân. Đầu tư nhiều hơn vào những gì cho mình. Ví dụ như tiền học trên trường, học các kĩ năng mềm ở ngoài như thiết kế (Canva, Adobe Illustrator, Premiere Pro,...), viết nội dung (content writer, copy writer,...)

2. Học cách quản lí tiền bạc, bởi vì tốt nghiệp rồi sẽ còn rất nhiều lúc điều kiện kinh tế tồi tệ hơn nữa đang chờ bạn.

Nên tải 1 ứng dụng quản lí tiền về điện thoại, mỗi tháng nên chia tiền lương hoặc tiền bố mẹ cho ra làm các phần như chi phí điện nước thuê trọ, chi phí học tập, chi phí ăn chơi mua sắm, chi phí TIẾT KIỆM.

Đơn giản hơn có thể ghi ra các chi tiêu của mình trong 1 tháng, mua cái gì thì ghi số tiền + tên đồ, sau này nhìn lại thống kê sẽ thấy mình có thể giảm chi ở khoản gì.

Những thứ mình sẽ dùng một thời gian dài thì nên chọn mua cho khôn ngoan; có thể không nhất thiết phải mua hàng hiệu, nhưng mua giá cao một chút cho chất lượng. Ví dụ: ví da, túi xách, giày,... 

Kinh nghiệm khi đi mua những thứ đắt là: nếu bạn có thể trả 2 lần thứ đó thì hãy mua. Ví dụ giày tốn 1tr5, nếu bạn có thể trả thêm 1tr5 nữa mà không thấy tiếc tiền, coi như là phí bảo trì nếu mất, hư hỏng, thì hãy mua. Như vậy bạn mới không bị rén khi dùng đôi giày ấy, có thể dùng thoải mái hơn. 

3. Sinh viên đại học có nên làm thêm không? Những công việc dùng thời gian đổi lại tiền bạc, đừng làm, ví dụ như shipper hay phát bill cho mấy nhãn hàng. 

Những công việc dùng não bộ kiếm tiền, ví dụ như viết bài, thiết kế, nhiếp ảnh, gia sư, không ảnh hưởng đến việc học tập thì có thể thích hợp để làm

Giả bộ không để ý đến tiền, bạn sẽ thật sự không có tiền đó.

4. Có tài khoản ngân hàng riêng; và bắt buộc phải tiết kiệm.



Những điều tôi ước tôi đã biết trước kì thi THPT QGWhere stories live. Discover now