Part 4: Thi//Xét

163 4 0
                                    

Mấy cái này chủ yếu về việc xét tuyển đại học. Cho những ai chưa biết, chưa tìm hiểu hoặc là đã tìm nhưng không hiểu về các phương thức tuyển sinh đại học nhé!

1. Có hai phương thức để vào đại học: THI TUYỂN và XÉT TUYỂN
Thi tuyển tức là thi kì thi THPT QG để tốt nghiệp và lấy điểm thi để xét vào đại học mà bạn mong muốn
Xét tuyển (Tuyển thẳng) tức là bạn sẽ lấy thành tích học tập của mình trong ba năm để xét tuyển theo phương thức XÉT TUYỂN của từng trường. Phương thức này có thể CÓ HOẶC KHÔNG yêu cầu thêm về điểm thi tốt nghiệp của bạn


2. Các trường có thể có các phương thức XÉT TUYỂN khác nhau, nhưng hầu như ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN sẽ là các bạn đáp ứng 1 hoặc hơn 1 trong các tiêu chí:
- Có giải quốc gia
- Tham gia đội tuyển quốc gia (k thi// k có giải)
- Có giải thành phố (có thể lấy giải Khuyến khích hoặc không)
- Xét học bạ (thường là đối với HS trường chuyên, tuy nhiên vẫn có các trường xét học bạ trường thường, tuỳ theo PT xét tuyển các năm, vd như: Hv Báo chí TT; ĐH Luật)
- Xét chứng chỉ tiếng Anh: Ielts, SAT, Toefl,...
-.....


3. Ngoài ra tuỳ năm thì các trường thuộc hệ thống ĐHQG cũng tổ chức bài thi Đánh Giá Năng Lực, vì thế họ cũng có thể tuyển thêm các bạn đạt điểm cao trong bài thi này


4. Muốn được xét tuyển vào trường thì bạn cần có giấy xét tuyển in theo mẫu của từng trường cộng với các giấy tờ liên quan được yêu cầu.


5. Để biết được trường bạn yêu thích xét tuyển thẳng những đối tượng nào, xét tuyển như thế nào, bạn có thuộc đối tượng được xét tuyển thẳng không thì cần phải xem PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN CHÍNH THỨC của trường đại học đó!


6. Văn bản này sẽ được các trường thông báo hằng năm.
Thời gian là vào khoảng tháng 4, 5, có thể sớm hoặc muộn hơn.
Nội dung thì tuỳ trường sẽ đề cập tới các vấn đề nào, nhưng sẽ nhất định đảm bảo có những mục này:
- Phương thức tuyển sinh (thường gồm thixét như đã nói ở trên)

- Các đối tượng được xét tuyển (đã nói ở trên)

- Chỉ tiêu của các phương thức
(ví dụ: Thi tuyển là 75% và còn lại là Xét tuyển: tức là nếu ngành lấy 100 chỉ tiêu thì sẽ có 75 bạn được vào bằng hình thức thi tuyển (điểm thi ĐH) và 25 bạn bằng xét tuyển)

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ xét tuyển
Các trường sẽ chỉ nhận hồ sơ xét tuyển trong thời gian này, không trường nào giống trường nào, nên bạn cần phải biết rõ ràng và ghi lại chi tiết thời gian nhận hồ sơ của trường mình muốn xét để nộp cho đúng thời hạn, không bị lỡ mất cơ hội xét tuyển!
(ví dụ: Năm 2021, thời gian xét tuyển của Ulis là vào khoảng tháng 5-6, nhưng Hanu hay Hnue thì lại là vào khoảng tháng 7; vậy nên nếu chỉ đọc văn bản về PTXT của Hanu mà chủ quan thì bạn có thể bỏ lỡ cơ hội nộp hồ sơ vào Ulis)

- Mẫu hồ sơ xét tuyểnyêu cầu về giấy tờ kèm theo:  Mỗi trường sẽ có mẫu hồ sơ khác nhau và yêu cầu về hồ sơ cũng khác nhau, hãy đọc kĩ để lúc nộp hồ sơ không phải thiếu sót hay chỉnh sửa, nộp lại nhé!


7. Ngoài ra tuỳ trường còn có nhiều nội dung đáng chú ý khác như:
Thời gian xác nhận nhập học,
Mã ngành,
Tên ngành,
Tiêu chí đối với đối tượng xét tuyển (nếu bạn không đáp ứng được các tiêu chí này thì sẽ bị loại khỏi đối tượng xét tuyển),
....


8. Một lời khuyên nho nhỏ là nhiều trường sẽ có các nhóm support cho hs khoá mới chuẩn bị vào trường, trong đó sẽ có các thầy cô, anh chị khoá trên tư vấn và đưa lời khuyên, hướng dẫn các bạn và trả lời nếu có câu hỏi về thi//xét tuyển! Vậy nên hãy nhanh nhẹn tìm tòi các group đó trên Facebook để khỏi bỡ ngỡ nhaa!

(ví dụ: Ulis năm 2021 có nhóm Ulis support K55)

@_@ Lưu ý là trong đó đều là học sinh của trường, bạn hỏi những câu kiểu "Ngành này có triển vọng không?" hay là "Ngành này học thích không?" thì đa số họ sẽ cho bạn câu trả lời tích cực vì muốn kéo sinh viên về trường.
Bạn có thể tham gia các nhóm trên Facebook chuyên về ngành nghề mình cần tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tương lai và triển vọng của nghề từ đó đưa ra quyết định phù hợp!
Người trong nghề sẽ hiểu rõ về nghề hơn so với sinh viên đại học (với ít năm tuổi nghề)!

Những điều tôi ước tôi đã biết trước kì thi THPT QGWhere stories live. Discover now