Phần 18: Chuẩn bị cho đại học #1

65 1 0
                                    

1. Có một chiếc email chuẩn chỉnh.

Email chuẩn chỉnh là email sẽ dành để nhận các thông báo của trường, câu lạc bộ, hoặc các tổ chức, đoàn thể,...

Vậy email như thế nào được coi là "chuẩn chỉ":

- Email là tên thật của bạn, không phải tên bạn bịa không chính thống, tên idol hay người yêu hay phim anime bạn mê từ hồi cấp 2.

Ví dụ tên bạn là Nguyễn Thị X => tên email của bạn nên đặt là: xnguyen@...

- Số trên email có thể là số năm/ngày/tháng sinh, nhưng đôi khi bạn làm việc ở các tổ chức cụ thể, họ có thể không muốn bạn để ra những con số liên hệ mật thiết đến bạn như vậy, vậy bạn có thể để bất kì con số nào bạn muốn, miễn là người nhận mail từ bạn không thể suy ra năm sinh tháng đẻ của bạn một cách dễ dàng.

Ví dụ: bạn sinh ngày 01/01/2003 => bạn có thể để là: xnguyen2311 hoặc xnguyen+ số bất kì bạn thích (miễn là không bị suy ra là năm sinh, đừng để là xnguyen96, họ có thể nghĩ bạn sinh năm 96, mặc dù sự thật thì bạn không sinh năm đó, nhưng cũng đừng để như vậy)

- Email nên có phần cài đặt chữ kí. Để hiểu kĩ hơn hãy tra cách tạo chữ kí cho email hoặc xem video mình gắn ở trên. Chữ kí cho email là phần thông tin cá nhân + liên hệ của bạn, phần này sẽ được tự động đặt dưới các mail bạn gửi đi. 

Phần thông tin này nên bao gồm: 

Họ tên đầy đủ; 

chức vụ hiện có (học sinh/ sinh viên/ trưởng phòng tài chính...); 

nơi làm việc hiện tại (trường.../công ty/hành nghề tự do/...);

Số điện thoại (số dành riêng cho công việc nếu được);

email liên lạc; 

link facebook để liên hệ (gắn link facebook nha; hoặc có thể để bất kì tài khoản MXH nào nếu bạn thấy mình dùng nó nhiều và phù hợp để bàn bạc công việc)


2. Nên có ít nhất 2-3 email. Một cho công việc + học tập; cái còn lại là email cá nhân (dùng để đăng kí cho các tài khoản game/website/....)

Nếu bạn thấy bạn có công việc riêng bận rộn cần chia ra thì có thể lập 3 email, công việc, học tập, và email cá nhân.


3. Lưu ý về email: Nếu bạn định tận dụng các email cũ thì hãy cố gắng xoá hết các thư rác ở các mục quảng cáo, thư spam, mục xã hội đi. Chúng không cần thiết và có thể làm nặng máy và chậm lại máy bạn khi bạn cần mở mail.

Chuyển email đăng kí cho facebook, instagram, twitter,... và các trang web/ứng dụng khác về thành một email duy nhất (lí tưởng nhất là email cá nhân). Nó giúp bạn tránh những thư vớ vẩn được gửi tới email công việc học tập của mình.


Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.


4. Lưu ý khi gửi mail

- Có đầy đủ các phần: Tiêu đề thư, nội dung thư. Sau khi ghi nội dung điều cần nói thì có thể thêm phần cảm ơn ở cuối phần nội dung. => Có đầy đủ các phần này giúp thư không bị liệt vào thư rác, giúp người nhận thư dễ xử lí công việc, có cái nhìn tốt về bạn - người gửi.


5. Viết cho mình một chiếc CV. Có thể bạn chưa có ý định xin việc nhưng có cho mình một CV ngay trước năm học sẽ giúp bạn chủ động ứng tuyển và có được sự tự tin trước một cơ hội việc làm.

- Trang web hỗ trợ: Canva; TopCV,...

- Độ dài CV khoảng 1 trang, nhiều nhất là 2 trang, chữ rõ ràng dễ nhìn, màu CV hài hoà (tuy nhiên không cần quá chăm chút ở phần này). CV ở dạng PDF hoặc ảnh JPEG.

Phần cần có trong CV: 

+ Ảnh mặt bạn, có thể là ảnh thẻ/ ảnh kỉ yếu (nghiêm túc một chút), nhưng tuyệt đối không được là ảnh selfie

+ Nơi học tập (trường cấp 3, nếu bạn học trường chuyên và lớp chuyên thì có thể ghi kĩ hơn; Trường đại học - nếu được tuyển thẳng thì ghi luôn); 

+ Điểm số nổi bật (điểm trung bình cấp 3 môn...., tuỳ thuộc vào mục đích xin việc mà thêm bớt cho phù hợp; + Điểm thi đại học (1 hoặc cả ba môn tuỳ theo)); 

+ Kinh nghiệm làm việc (nếu không có/ có nhưng không liên quan tới công việc mình dự định ứng tuyển => Bỏ qua phần này)

+ Thành tựu nổi bật (có thể đặt lên đầu CV nếu rất ấn tượng): điểm Ielts, giải thưởng,...

+ CLB (nếu liên quan tới công việc ứng tuyển)

+ Kĩ năng tin học, công nghệ: Word, Excel, Powerpoint, Canva, Adope Illustrator, Adope Photoshop,...

+ Thông tin cá nhân (tên, nơi ở (Hà Nội/Hải Phòng)) + thông tin liên hệ (email)

Phần không cần thiết: sở thích cá nhân, kinh nghiệm làm việc (mà không liên quan tới công việc ứng tuyển), ngày tháng năm sinh, nơi ở cụ thể (ngõ nào đường nào, số nhà bao nhiêu)

Những điều tôi ước tôi đã biết trước kì thi THPT QGWhere stories live. Discover now