Chap 1

42 5 1
                                    

*Note: cuộc xâm lược của Pháp vào Đại Nam hoàn toàn do kiến thức của tôi và Wikipedia, nếu bạn thấy chỗ nào có sai sót thì nhanh chóng báo cho tôi để tôi sửa lại, xin cảm ơn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh của France Empire cùng Spain Empire tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn, mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bọn chúng chiếm được bán đảo Sơn Trà cùng 2 xã Mĩ Thị và Cẩm Lệ để tấn công ra Huế nhưng bị quân đội Đại Nam trong 5 tháng, sau đó buộc phải rút đi hai phần ba số quân vào Gia Định chiếm Sài Gòn vì quân đội không quen khí hậu ở đây nên bị dịch tả và sốt rét rất nhiều. Do cuộc kháng Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của người Pháp bị thất bại và việc xâm chiếm Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện phương châm "tằm ăn lá", là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị. Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng nhưng Pháp gặp nhiều khó khăn do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch "chinh phục từng gói nhỏ". Từ năm 1860, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn. Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để "thủ hiểm". Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn Chợ Rẫy (7/1860), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa. Pháp sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế *tiến thoái lưỡng nan. Triều Nguyễn có sự phân hóa làm hai phe: chủ chiến và chủ hòa làm lòng người li tán.

*Tiến thoái lưỡng nan: Tình huống bế tắc, khó xử, tiến không được mà lùi cũng không xong.

Tháng 2 năm 1861, quân Pháp chiếm , thất thủ trong tháng 4; tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, Đại Nam kí với France Empire một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho thực dân Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn, mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây, bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc, Pháp sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến. Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình Huế cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại . Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24/06/1867, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Cuối năm 1872, thực dân Pháp sai lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết việc này, France Empire chỉ huy 20 vạn quân Pháp kéo ra Bắc. 20/11/1873, Quân Pháp đánh thành Hà Nội. Quân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Đến trưa thành mất, Nguyễn Tri Phương bị thương, và mất. 21/12/1873, lợi dụng tình hình địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã phản công Pháp, đánh ra Cầu Giấy. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi hang hái đánh giặc. Đến ngày 14/3/1874, Đại Nam kí tiếp bản hiệp ước thứ hai chính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 18, 2023 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

[Countryhumans Vietnam] Was it worth it...? [TẠM DROP]Where stories live. Discover now