Crax > Là ai dưới tán ngân hạnh năm ấy?

131 12 0
                                    

Người review: Crax_WifiNgười nhận: Shellry

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.


Người review: Crax_Wifi
Người nhận: Shellry

Review "Là ai dưới tán ngân hạnh năm ấy?" của Shellry.

Nội dung:

+ Cốt truyện:

Đây là một bộ truyện về mưu toan, quỷ kế, tâm cơ giữa các nhân vật, nhưng tất cả lại dựa trên truyện tình yêu của hai nhân vật chính. Cá nhân mình nghĩ, điểm mạnh của câu truyện này chính là phần twist được đan cài rất hay, rất phù hợp mà cũng gây thương tiếc. Tuy nhiên, mình cũng đoán được một chút vì bạn đã viết đoạn về Trần Dao nói chuyện với Ngôn Dung khá lộ liễu. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận rằng đây là bước ngoặt thú vị.

Chuyện tình của An Dương và Chiêu Hòa, mình không thể cảm nhận được gì vì những tình tiết gần như rất ít, thay vào đó là sự căm hận của Tống Dương Thành dành cho Duyệt Đế.

Tuy nhiên, mình nghĩ rằng câu truyện này làm mình không thỏa mãn. Một cảm giác lấn cấn mà mình canh cánh trong lòng, mặc dù đã đọc hết sức chậm rãi để cảm nhận. Theo ý kiến chủ quan, thì đó là do sự bất đồng trong các tình tiết. Bạn cho Duyệt Đế cách giải quyết nút thắt quá dễ dàng nhưng không hề đề cập lí do. Bạn chỉ nói một cách đơn giản là Duyệt Đế cố gắng và chăm chỉ. Nhưng như mình nghĩ, nếu một đất nước lâm vào cảnh 'bệnh dịch, thù trong, giặc ngoài, phản loạn', sẽ vô cùng khó để tích trữ lương thảo và xây dựng phòng tuyến. Huống hồ bạn cũng đề cập là do 'hạn hán'. Ngoài ra, một đất nước đã quen với việc an toàn và hưởng thụ, liệu có thể chống lại hai cường quốc đã nhăm nhe và chuẩn bị từ lâu? Đây là điểm mình cảm thấy khá là bất hợp lí.

Ngoài ra, một yếu tố ngoài mình cũng rất khó chịu đó chính là cách Ngôn Doãn hành xử. Nếu như Ngôn Doãn nóng tính và bất cẩn như vậy, vì sao ông ta không phá hủy toàn bộ nước Phong? Vậy nếu ông ta không phá hủy toàn bộ, thì mục tiêu của ông ta hẳn là xâm chiếm. Nhưng xâm chiếm lại có thể dễ dàng để vị tướng quân kia chạy thoát, vậy thì lại càng nghịch lý. Có một số vị đế vương tàn bạo thường "diệt cỏ tận gốc", nếu Ngôn Doãn vì hai con chim chết mà sẵn sàng đánh chiếm nước họ, mình không nghĩ ông ta sẽ bất cẩn đến như thế.

+ Nhân vật:

- Trần Dao:

Thừa tướng Trần Dao - cánh tay phải của Ngôn Dung. Mình thấy nhân vật này khá thông minh, tuy nhiên lại bi lụy và hơi bị 'quá đà' trong cách hành xử. Điểm đó thể hiện rõ nhất qua cách Trần Dao nói chuyện với Ngôn Dung, và một nhân vật có thể trung thành đến mức này thì quả là độc đáo.

- Tống Dương Thành:

Mình rất thích cách bạn khắc họa sự mâu thuẫn giữa An Dương và Tống Dương Thành, nhưng mình không nghĩ rằng một người được ca ngợi thông minh đến như vậy, lại có thể tạo ra kế hoạch phản đế nhưng không chừa đường lui cho mình. Hơn nữa, nếu Tống Dương Thành thực sự lừa được nhiều người đến như vậy, vì sao anh ta lại tự rước cái chết đến cho mình?

Có lẽ đây là dụng ý riêng của bạn khi muốn An Dương và Chiêu Hòa chết cùng nhau, nhưng cá nhân mình mà nói thì điều này làm mình bị bối rối một tí. Bản thân An Dương còn rất trẻ, anh ta hoàn toàn có thể chạy trốn ngay khi có tin ám sát Trần Dao bất thành, sau đó nương tựa Sở quốc để xây dựng mưu kế khác. Thế nhưng, anh ta lại chấp nhận chết, thế nên có thể nói rằng đây là một người dễ bị tổn thương và gần như không có chút đấu tranh nào. Khá đáng tiếc cho một nhân vật được xây dựng với tiểu sử bi thương và đầu óc huy hoàng như vậy.

- Ngôn Dung:

Đầu tiên, mình sẽ giải thích vì sao mình gọi cả hai tên của nhân vật này. Cá nhân mình thấy, người Tống Dương thành yêu là Chiêu Hòa, chứ không phải Ngôn Dung.

Ngôn Dung là người tàn bạo, vô pháp vô kỉ, sẵn sàng chém giết người không nương tay. Thế nhưng cô ấy lên được ngôi cửu vĩ, sau đó đất nước cũng không xảy ra bạo loạn, quả là một điều khó hiểu. Dựa trên bối cảnh mà bạn xây dựng, một người lỗ mãng như vậy liệu có thể chống chịu được không? Vị Nữ đế mà mình thích nhất là Võ Tắc Thiên, mình cũng lấy bà ra làm tư liệu so sánh với Ngôn Dung. Võ Đế giết người, nhưng là giết những kẻ chống đối, chứ không trừng phạt tội nhỏ, vì khi trị nước, cái đáng sợ nhất là "lòng dân". Một vị đế vương tàn bạo như vậy liệu có được lòng dân chúng không?

Ngôn Dung lại cũng được khắc họa là một người thông minh nhưng cũng bi lụy chẳng kém gì Trần Dao. Mình thì không thích điểm này lắm, vì mình cảm thấy rằng nếu một vị Đế vương vì chuyện tư mà lấn vào việc công như vậy thì không phải phép chút nào.
Cảm nhận cuối cùng của mình về Ngôn Dung chính là đáng thương. Có lẽ cô ấy chỉ nên làm một nương tử bình thường, chứ không phải gánh vác trên vai cả một Đại Thiên.

Hình thức (vì bạn không yêu cầu nên mình chỉ điểm sơ một vài ý):

Mình khá thích văn phong của bạn, không bị lậm convert nhưng vẫn mang đặc sắc của dòng truyện cổ trang. Trình bày dễ đọc, đúng văn phạm.

REVIEW SHOP | VENEFICIO LANDWhere stories live. Discover now