Chúng tôi đi với nhau tay trong tay như một cặp cha con hơn một cặp nhân tình, khi gặp bạn bè hay những tay đạo diễn anh cũng chỉ bảo con gái lớn và để họ nhìn tôi với ánh mắt thèm thuồng và những cái hẹn muốn gặp tôi được chuyển tới thông qua anh. Tôi không cảm thấy phiền hà vì điều đó bởi vốn dĩ đó là công việc của tôi, được có thêm nhiều khách hàng thì càng tốt với tôi, vì anh chẳng phải cũng chỉ là một khách hàng thân thiết của tôi đó sao. Với tôi việc đó như thể đôi bên cùng có lợi, anh có vài lần xuất hiện hay nói vài câu thoại trên màn ảnh, còn tôi lại có thêm nhiều tiền và được cưng chiều nhiều hơn. Tôi thích sự cưng chiều.

Đi bên anh chúng tôi không âu yếm, không ôm ấp, nắm tay hay ôm nhau như những cặp tình nhân mà đơn giản chúng tôi chỉ nói chuyện, tâm sự. Anh tâm sự nhiều, nói nhiều điều về những chuyện xưa cũ. Anh là một một nghệ sĩ già. Một người nghệ sĩ rốt cuộc sau mười mấy năm đứng trên sân khấu cũng có một lúc phải lùi về sau cánh màn nhung để nhìn vơ mình tỏ sáng. Anh không ghen tị vì điều đó, chỉ hơi buồn. Cánh báo chí tung hô anh bởi việc làm của anh quá cao cả, quá vĩ đại nhưng anh chỉ cười nhạt:" Thời mình hết rồi, níu kéo lại cũng có được đâu." Ah biết thời mình đã hết qua giọng nói khàn đặc, qua vết chân chim hằn sâu và qua những cử dộng không còn thoăn thoắt trên sân khấu nữa vì níu lại không được anh chọn rút lui để sau này muốn rút cũng không thể được, tổ sẽ phạt anh chết trong hiu quạnh và cô đơn. Anh cười khà khà khi nói vậy. Anh nói về cái chết nhẹ tênh.

-Anh sợ không?

-Sợ gì?

-Chết.

-Tới tuổi như anh thứ người ta sợ nhất là già và cô đơn.

Anh thở dài định kết thúc câu chuyện nhưng tôi cãi lại:

-Cô đơn tuổi nào cũng sợ.

-Lúc trẻ anh không sợ cô đơn.

Nói rồi anh lặng thinh bỏ tôi một mình trong khoảng riêng của mình. Tôi cũng thở dài, bỏ dở câu nói: Em làm đĩ vì em sợ cô đơn.."

Tôi biết chắc anh sẽ cười sặc sụa lên khi nghe được vì sao tôi lại chọn làm một cái nghề mà thế gian khinh bỉ như nghề này nên tôi im lặng lúc đó chỉ biết nghe anh than thở. Anh than thở về nhiều điều, nhiều nhất là về ngảy nay. Ngày nay người ta có quá nhiều thứ mà thời anh không có, vì thề ngày nay người ta cũng ít cô đơn hơn hẳn thời của anh, có phải vì thế mà thời nay họ quá thờ ơ với nhau? Anh nhìn sâu vào mắt tôi khi hỏi. Tôi không biết anh có hỏi nhầm người không khi thế người ta nói với nhau đừng bao giờ nghe đĩ kể chuyện. Nhưng tôi vẫn nuốt nước bọt, bảo anh:

-Thời nay có tất cả, nhưng thiếu đi tình người vì thế mà họ mới cô đơn.

Anh lặng đi nhìn tôi. Tôi thấy trong mắt anh có nước, không hiểu vì sao anh khóc nhưng anh mắt đục ngầu với những vết nhăn hằn sâu vùng đuôi mắt như vết xe thời gian đã đi qua anh, để lại anh nhiều dấu tích, nhàu nát, cũ kĩ và cũng sắp rơi rụng khi một ngọn gió lay qua. Tôi ôm anh, trong vô thức. Chúng tôi chưa từng ôm nhau ở nơi đông người nhừ này. Người ta lướt qua chúng tôi như hai bóng ma, không một ai quan tâm, đoái hoài. Lần đầu tiên tôi thấy hơi ấm của con người gần mình như vậy, ít nhất tôi biết được mình không một mình khi có anh.

Sáng hôm sau hình anh được đăng khắp các mặt báo và phát trên khắp các kênh truyền hình. Người ta gọi anh là ông già trắc nết, có người bảo anh không xứng với danh nghệ sị, có người đòi kêu gọi tẩy chay anh. Vợ anh và anh cũng trở nên lục đục, sau đó báo chí lại đưa tin vợ chồng anh li dị. Ngày cuối anh đến tìm tôi nhìn anh trong mệt mỏi như một quả cà già héo úa, nhăn nheo, mềm rịu và nặng nề có thể vỡ tan khi rơi xuống. Anh không làm gì tôi cả, chỉ nằm cạnh tôi, ôm tôi và rám rứt khóc. Lưng tôi ướt đẫm nước mắt anh, từng tổi này rồi mà anh vẫn khóc như trẻ con. Anh khóc mãi, khóc đến khàn giọng rồi nhìn tôi cái nhìn ướt đẫm, thì thầm:

-Có lẽ chúng ta không gặp nhau nữa.

Mặc anh nghiêm nghị, khác hẳn lúc nãy. Anh ra khỏi nhà tôi dập cửa thật mạnh như đang cáu giận gì đó. Tôi không trách anh. Anh là một diễn viên, một diễn viên giỏi. Tôi là một con điếm không danh không phận. Tôi không thể giúp anh diễn hết vai diễn cuối cùng, thì nên im lặng, vô tri như một dụng cụ sân khấu để anh có thể thăng hoa nhất những ngày cuối đời. Mấy ngày ssau mũi dùi dư luận chỉ vào tôi, một cô gái không tên tuổi, tôi thấy anh nói trên tv điềm đạm nhưng mắt đỏ hoe, ôn tồn nhận lồi và điềm nhiên như thể đó là một chút ssai lầm của con người. Dư luận nghe một hồi cũng xuôi tai mà tha thứ cho anh, họ trao anh từng tràng vỗ tay, mời anh vào những vai diễn mới, tên tuôi anh lại được nhắc qua miệng của nhiều người. Và tôi thấy anh đi diển trở lại, chuyển mình theo bọn trẻ, thăng thoa với những vai trên sân khấu và tự biết đó không phải là anh. Đó là anh diễn thôi. Tự hỏi giờ anh có sợ chết không khi ánh hòa quang chỉ vừa mới vụt sáng trở lại, anh có cô đơn không khi xung quanh lúc nào cũng đông ghẹt người. Nhìn anh diễn vai một ông cụ cô đơn trong viện dưỡng lão vì bị đứa con bỏ rơi mà tôi họng tôi nghèn nghẹt, nhớ anh nói diễn viên thăng hoa nhất là lúc họ đang buồn. Nhìn trên màn hình nước mắc anh chảy dài trong một cảnh nội tâm mà sau đó lại mau vui cười chào khán giả để tự phân vận anh có buồn không.

Một tháng sau anh đi, đi trên sân khấu, đi sau khi ánh hào quang đã tàn lụi, rèm nhung đã khép lại. Anh là con người cầu toàn, anh thường rời đi sau cùng, để quyến luyến sân khấu, để nhớ những ngày ở sân khấu, để trả ơn sân khấu và cơn đột quỵ đết bất thình lình khi anh còn chưa kịp thay bộ trang phục diễn khỏi người mình. Nghe tin anh đi báo chí lại tiếc thương cho môt tên tuổi mới trở lại đã vội rời đi, người ta đồn đoán anh chơi ngải hay bi đầu độc bởi hiềm khích của anh với vợ cũ. Vợ anh bị mọi người đem ra bàn tán xôn xao, các con anh mang vẻ mặt buồn rầu để nói về những cống hiến của người cha kính yêu. Không ai nhớ đến tôi, không ai nhớ đến một người vô hình nhòe nhoẹt trong ngàn con người của cuộc đời anh. Riêng tôi ngoài những lời than vãn,  anh cũng tan vào thinh không như khói hương lãng bãng bay rồi vụt tắt. Bỏ tôi lại với nỗi âu lo có khi nào mình sẽ như anh.

những chuyện khi cô đơnWhere stories live. Discover now