Chap 4: END

165 0 0
                                    

Chương cuối: Cách mạng khoa học

Ở tại thời điểm này, dường như các Sapiens đã đạt đến đỉnh cao trong khả năng tư duy và tận dụng trọn vẹn khả năng của não bộ. Những phát minh cứ nối tiếp nhau mà xuất hiện. Những loại kháng sinh, sự cải tiến trong quân sự, hay khoa học kĩ thuật cứ liên tục ra đời. Ở phần này, tác giả đã có những nghiên cứu rất sâu về bản chất của khoa học. Trải dài từ những nguyên căn cơ bản từ lối tư duy cho đến những động lực thúc đẩy sự tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng vốn chỉ xấp xỉ 500 tuổi đời, quá nhỏ bé so với 2 người chị của nó, nhưng lại phát triển vũ bão.

Theo Yuval, sở dĩ Sapiens có khiếu làm khoa học là bởi sự hoài nghi. Những kẻ hoài nghi nhất đã không cho phép bản thân tin tưởng bất kì thứ gì. Từ những thể chế, nguyên lí rồi cả tôn giáo. Tất cả đều được đưa vào nghiên cứu. Chính sự ngờ vực mở đầu bằng "Tại sao...", Sapiens đã mở ra một chân trời kiến thức, từ y tế, quân sự cho đến những tri thức cải thiện đời sống của Sapiens.

Nhưng những nghiên cứu về sự hình thành của khoa học, cũng mở ra nhiều khía cạnh trong việc sử dụng nó. Nếu là tốt, thì có thể kể đến cuộc cách mạng Công nghiệp, với sự hiện đại hoá trong quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất dây chuyền, những sản phẩm mới. Nếu là xấu, thì khoa học được sử dụng với mục đích cho chiến tranh như thế chiến I và II, ví dụ súng đạn, các vũ khí hoá học, vũ khí huỷ diệt như bom nguyên tử. Có thể nói, khoa học luôn lẽo đẽo theo sau là sự tiến bộ, khoa học tạo ra tiến bộ. Sự tiến bộ lại mưu cầu tham vọng. Và dĩ nhiên, ở Sapien cũng tồn tại tham vọng sử dụng khoa học để loại cái chết ra khỏi phương trình của cuộc sống.

(2 lượt)

Sẽ không bất ngờ một tí nào, nếu một nhà khoa học đang làm việc trong bộ phận "Làm sao để bất tử", hoài nghi. Nhưng lạ lùng thay, nhà khoa học này lại hoài nghi về ý nghĩa của sự chết, vốn tự nhiên đã được mặc định là một cái gì xấu xa. Bối rối thay, chẳng những ông chả tìm được câu trả lời mà còn bị dẫn đến một nỗi hoài nghi khác. Một nỗi hoài nghi sâu sắc và deep hơn rất nhiều. Hạnh phúc có ý nghĩa là gì? Với lối tư duy đã được trui rèn, nhà khoa học nhận ra, nếu lỡ con người tìm được cách kháng mọi loại bệnh tật, kháng luôn cả tuổi già. Một giả định về việc chết do bệnh tật và lão hoá đã bị đẩy lùi, chì còn mối đe doạ từ tai nạn cuộc sống. Vậy chẳng phải, vẫn có nguy cơ, nhà khoa học sẽ nhìn thấy người thân qua đời vì tai nạn sao? Vậy bất tử lúc này là một món quà, hay là một sự trừng phạt?

Tuy nhiên, tình huống trên cũng chỉ là một lập luận nhỏ của nhà khoa học mà thôi. Dĩ nhiên là nhà khoa học còn nhìn nhận trên phương diện khoa học nữa chứ. Ông phát hiện ra, hạnh phúc lâu dài chỉ đến từ serotonin, dopamine và oxytocin. Chỉ vậy thôi, hạnh phúc là một phản ứng sinh hoá?

Nhưng lập luận kiểu như trên cũng bị thách thức và được thay thế bởi một lập luận khác. Hạnh phúc là được sống một cuộc sống ý nghĩa. Như đã nói ở những chương đầu. Sapiens là một loài có khả năng tưởng tượng phức tạp. Các thể chế, chính phủ, iphone, và những thú vui, ý nghĩa trong cuộc sống đều được xây dựng nên bởi sự tưởng tượng của Sapiens. Mà tưởng tượng được định nghĩa là không có thật. Vậy ra cuộc sống chả có nghĩa gì? Bàng hoàng, choáng váng là cảm xúc mà Yuval đã đem lại cho người đọc. Ông đã truyền cái nỗi hoài nghi về hạnh phúc và ý nghĩa cho chính độc giả của mình.

Thế mà, vui thay, chính ông cũng chưa tìm ra được lời giải cho nỗi hoài nghi ấy. Để rồi kết thúc cuối cùng:

Liệu có điều gì nguy hiểm hơn những vị thần bất mãn và vô trách nhiệm, họ không thực sự biết mình muốn gì?

Sapiens trong 70.000 năm tiến hoá và phát triển đến cực thịnh, nắm trong tay những món đồ chơi nóng, như khoa học kĩ thuật, công nghệ và cả thông tin, nhưng vẫn mù mờ về lối đi chung. Lối đi tìm hạnh phúc? Mỗi Sapiens có quá nhiều cách nhìn nhận về hạnh phúc? Một số là tiền. Số khác có nhiều tiền hơn thì muốn nhiều tiền hơn và nhiều hơn là tiền, quyền lực chẳng hạn. Nhưng, chẳng phải những thứ đó được xây dựng trên tưởng tượng và niềm tin? Vậy cái gì là thật? Cái thật sự đang mất dần. Tình yêu thương gia đình đang mất dần. Sự kết nối, những giây phút tụm ba tụm bảy thời còn ở nhà đất sét, Sapiens cũng đang đánh mất. Khoa học cho ta mạng xã hội, kết nối với nhau vũ bão hơn, nhưng cuối cùng sự kết nối ấy là những bit điện tử nhỏ nhoi, biểu cảm là những emotion, và đôi mắt là 2 chấm tròn đen bé xíu trên cái miệng luôn cười hay luôn mếu. Chừng nào, Sapiens chưa tìm ra được câu trả lời thích đáng cho câu hỏi: Chúng ta muốn mình muốn gì, thì chừng đó khoa học kĩ thuật, công nghệ và những thứ khác chỉ được sử dụng cho những vấn đề mang tính thiếu định hướng. Nhìn chung thì chúng ta vẫn chả sướng hơn tổ tiên của chúng ta cách đây mấy chục ngàn năm là bao nhiu. Đó có lẽ cũng là lý do Yuval luôn gọi những vị thần với cái tên Sapiens, chúng ta dù có hiện đại đến đâu, vẫn chỉ là loài người. Có quyền năng đến đâu, vẫn không thể là thần, vì vẫn còn những khoảng trống, những thiếu sót ở tâm hồn.

( REUP ) "Sapiens: Lược sử loài người": Bước đi trong vô địnhWhere stories live. Discover now