Chap 2

326 2 0
                                    

Chương 2: Cách mạng nông nghiệp

Yuval đã đặt cho cuộc cách mạng này một cái tên khá cay cú: Sự lừa dối lớn nhất lịch sử. Tại sao vậy? Khi ở Cách mạng Nông Nghiệp, Sapiens không còn là những hiệp khách giang hồ lang thang phông bạt trong vô định nữa mà họ đã biết yên bề gia thất, chọn một vùng đất đề an cư lập nghiệp. Những hiệp khách ấy đã trở thành nông dân đích thực, làm việc ngày đêm để tạo ra lương khô, vốn là lúa mì.

Hệ quả của việc làm việc chăm chỉ tạo ra rất nhiều lương khô là một hệ thống phân tầng xã hội với sự xuất hiện của vua chúa, địa chủ, nhưng nghĩ mà xem, chẳng phải nếu so sánh nông dân bây giờ so với hiệp khách khi xưa, thì rõ ràng với nguồn lương thực dồi dào và ổn định hơn, lý ra chất lượng cuộc sống của nông dân phải tốt hơn hiệp khách nhiều chứ? Câu hỏi này, vốn là một trong những ý tưởng chủ đạo của sách, đã mở ra nhiều luận điểm tranh cãi. Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu có chiều sâu, Yuval cho rằng, hiệp khách sống chất lượng hơn bởi họ chỉ hái lượm để vừa đủ ăn, phần thời gian còn lại dùng để hội họp nhóm chém gió hay bắt chí cho nhau, tận hưởng một cuộc sống vô cùng nhẹ nhàng. Trong khi đó, Nông dân phải đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, làm từ sáng đến tối, không một phút giây ngơi nghỉ chứ đừng nói đến có thời gian chém gió, mà kết cục cũng chỉ để tích luỹ lương thực cho giai cấp cầm quyền cao hơn. Chính câu trả lời này cũng mở ra một lời giải thích cho thế giới Sapiens hiện đại. Những hậu duệ của nông dân thời ấy, không còn phải cắm mặt trên đồng ruộng nữa, mà những đôi mắt của họ dán vào màn hình vi tính, sổ sách. Đó là Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam hay những đất nước mà áp lực cuộc sống kinh khủng khác. Những Sapiens hiện đại này quên mất khả năng cảm thụ cuộc sống, làm việc quần quật. Kết cục họ cũng chẳng hơn gì chính tổ tiên của mình, những hiệp khách. Yuval cho rằng chính lòng tham của con người là nguyên căn của mọi sự đau khổ. Đối với một người nghèo khổ, 100 triệu sẽ là một món quà từ Chúa, nhưng với một thương gia, khi đã quá quen với những khoản đầu tư hàng tỉ đồng, thì số tiền ấy dường như quá bé. Điều kiện sống càng được nâng cao, thì con người lại càng mưu cầu nhiều hơn nữa.

(2 lượt)

Cũng ở chính cuộc cách mạng này, Yuval cũng đã mở ra một cuộc tranh luận về bản chất của vấn đề phân biệt chủng tộc và những cuộc đấu tranh.

Nhà khoa học không tiếp cận vấn đề bằng việc mù quáng đấu tranh cho phân biệt chủng tộc. Không hô hào. Không biểu tình bằng ngôn ngữ. Bằng việc so sánh, phân tích sự khác biệt giữa các đặc điểm cơ thể của những giai cấp bị phân biệt: như người da màu hay phụ nữ. Bằng chính góc nhìn sinh học, Yuval đã chứng minh được sự bình đẳng đáng có giữa các màu da, rằng là người da màu cũng có khả năng tư duy, tưởng tượng, yêu thương và chia sẻ hệt như những người da sáng màu khác. Chẳng phải yêu thương và chia sẻ là mấu chốt để tạo nên một con người hoàn chỉnh? Cũng với chính những lý lẽ đầy cơ sở như vậy, ông cho thấy rằng phụ nữ được sinh ra với thiên chức là một người mẹ, qua năm tháng, thiên chức ấy đã ban cho người phụ nữ những phẩm chất mà giới nam phải ghen tị: sự mềm mỏng, tinh tế, nhạy cảm, và khả năng đồng cảm ở mức độ sâu sắc hơn giới nam rất nhiều.

Thêm vào đó, Yuval đã đưa ra một góc nhìn thú vị. Theo như cách chúng ta đã biết ở Cách Mạng Nhận Thức, Sapien đã có khả năng tưởng tượng rất phong phú vào phức tạp, và chính trị, trật tự xã hội, tất cả của thế giới con người bao gồm cả sự phân biệt đối xử với phụ nữ và người da màu, đều là sản phẩm của trí tượng tượng bậc cao, chi chít những chi tiết đan xen với nhau tạo ra thực tại chúng ta đang sống. Đó cũng là một nỗi hoài nghi về ý nghĩa của mọi thứ từ Yuval. Ý của anh là gì? Đối với anh, mọi thứ là vô nghĩa, cuộc sống chỉ đơn thuần là sự vận động của thời gian, con người cũng như bao con vật khác, cảm nhận cuộc sống một cách vô nghĩa. Nếu cuộc sống có ý nghĩa với con người thì tại sao nó lại không có ý nghĩa với con vật khác? Mà chúng ta, Sapien hiện đại vẫn hay vin vào một cuộc sống ý nghĩa để đưa ra một định nghĩa tương đối cho hạnh phúc. Vậy nếu hạnh phúc chỉ là một phản ứng sinh hoá cơ bản trong con người thì sao? Đây cũng là ý tưởng chủ đạo còn lại của cuốn sách.

( REUP ) "Sapiens: Lược sử loài người": Bước đi trong vô địnhWhere stories live. Discover now