Cách để Viết kịch bản phim

Bắt đầu từ đầu
                                    

· Số trang được đánh ở góc trên cùng bên phải. Trang ghi tựa phim không được đánh số.

2 Đặt phông chữ. Kịch bản sẽ được viết bằng phông chữ Courier cỡ 12. Việc này chủ yếu là để căn thời gian. Một trang kịch bản với phông chữ Courier 12 sẽ tương đương với một phút phim.

3 Định dạng các yếu tố trong kịch bản. Có nhiều phần khác nhau trong kịch bản mà bạn cần phải trình bày với những định dạng nhất định để phù hợp với quy chuẩn trong nghề:

· Mở cảnh : Hay còn gọi là "Tiêu đề cảnh." Phần mở cảnh sẽ đưa ra bối cảnh bằng cách mô tả địa điểm. Yếu tố này sẽ được viết hoa toàn bộ. Đầu tiên, bạn phải ghi chú đây là ngoại cảnh hay cảnh quay trong nhà bằng cách ghi "INT." (quay trong nhà) hoặc "EXT." (quay ngoài trời). Sau đó, bên cạnh sẽ là địa điểm và thời gian quay. Không được kết thúc một trang bằng tiêu đề cảnh, hãy chuyển tiêu đề cảnh đó sang trang sau.

· Hành động: Đây là nơi bạn mô tả hành động trong kịch bản. Nó được viết ở thì hiện tại và thể chủ động. Hãy viết các đoạn văn ngắn để thu hút sự chú ý của người đọc. Một đoạn văn lí tưởng sẽ dài từ 3 tới 5 dòng.

· Tên nhân vật: Trước khi cuộc hội thoại bắt đầu, tên nhân vật sẽ được nêu ra và viết hoa toàn bộ, cách lề trái 3.5". Đó có thể là tên thật của nhân vật, hoặc có thể là một từ để mô tả nếu người đó không được đặt tên trong kịch bản, hoặc có thể chỉ nêu nghề nghiệp. Nếu nhân vật đó nói mà không được lên hình, hãy viết "(O.S.)" - tiếng ngoại hình – bên cạnh tên họ. Nếu nhân vật đó kể chuyện, hãy viết "(V.O.)" - thuyết minh – bên cạnh tên họ.

· Lời thoại: Khi một nhân vật cất lời, lời thoại sẽ được ghi cách lề trái 2.5", và cách lề phải từ 2 tới 2.5". Lời thoại sẽ nằm ngay dưới tên nhân vật.

Lời khuyên

· Phát triển câu chuyện sao cho tự nhiên. Rất nhiều biên kịch mới vào nghề cảm thấy muốn viết cho câu chuyện mỗi lúc một thú vị hơn; những người khác thì lại đột ngột khiến câu chuyện chuyển từ trạng thái gây hào hứng sang chưng hửng. Hãy đảm bảo là cốt truyện được phát triển dần dần để sự hào hứng có thể đạt tới cao trào.

· Bạn có thể mua phần mềm biên kịch. Một số chương trình có thể hướng dẫn bạn cách trình bày kịch bản, hoặc thậm chí chuyển đổi kịch bản có sẵn thành định dạng chuẩn.

· Tham gia vào các diễn đàn dành cho biên kịch. Bạn có thể học hỏi một số mẹo nhỏ và trao đổi ý tưởng với đồng nghiệp, và thậm chí bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ tốt trong công việc nữa.

· Tư tưởng hoặc điểm đáng quan tâm của câu chuyện nên được nêu ra trong khoảng 10 trang đầu tiên. Mười trang đầu tiên chính là thứ khiến nhà sản xuất muốn đọc tiếp kịch bản của bạn.

· Tham gia những khoá học viết lách sáng tạo. Biên kịch cũng là một công việc khó và tốn thời gian như những thể loại viết lách khác, và thậm chí còn khó hơn nếu bạn ít khi được thực hành ở trường.

· Tìm kiếm những cuốn sách về chủ đề biên kịch ở thư viện. Nhiều nhà làm phim kì cựu đã viết nên những cuốn sách tuyệt vời để giúp đỡ những người như bạn.

· Xem xét việc theo học chuyên ngành biên kịch chính thống. Ở Mỹ, bạn có thể học tại trường đại học Nam California. Đại học Columbia, UCLA, SF State, NYU, UT-Austin và đại học Iowa đều là những lựa chọn tốt. Ở Việt Nam, bạn có thể thi vào trường đại học Sân khấu-Điện ảnh.

· Hãy dành thời gian để nghĩ về phần hội thoại và tên nhân vật.

Cảnh báo

· Bạn có thể lấy cảm hứng từ tác phẩm của người khác, nhưng không bao giờ được đưa toàn bộ ý tưởng của họ vào kịch bản của mình. Việc này là bất hợp pháp và rất đáng lên án.

· Đừng tuỳ tiện giao kịch bản cho bất kì ai; ý tưởng là thứ rất dễ bị ăn cắp. Để ngăn ngừa điều này, hoặc chí ít là được ghi nhận với tư cách tác giả của kịch bản, bạn nên đăng kí kịch bản hoàn chỉnh với . Họ đại diện cho tất cả những nhà biên kịch đang hoạt động và trang web của họ có đầy đủ thông tin về nghề biên kịch.

Những thứ bạn cần

· Trình soạn thảo văn bản

· Phần mềm viết kịch bản (không bắt buộc)

Sưu tầm Cách viết truyệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ