Chương 18: Giả Đoạn Tụ

Start from the beginning
                                    

Lần nữa nhìn sang thấy Nhị ra rủ mắt không nói chuyện, cũng không biết hắn đang nghĩ gì.

Qua mấy ngày nữa chính là ngày các phu nhân hẹn nhau đi Tây Sơn đạo quan vì hậu bối trong nhà cầu phúc. Đại bá mẫu thực lòng hi vọng Tam ca có thể kim bảng đề danh, Yến Thị nghĩ thế nào thì không biết được rồi, mẫu thân sẽ mời Yến Thị đi chuyến này, đại khái là sợ người ngoài nói chị em dâu trong phủ quốc công bất hòa thôi.

Văn Chiêu nhìn Nhị ca đi cùng, trong lòng có chút cảm khái. Nhị ca trong đoạn thời gian này, vì chuyện phiền não kia mà hình như gầy đi một ít. Lúc nói chuyện cũng giảm đi dáng vẻ phong lưu phóng túng, cho nên khi nãy vừa nghỉ ngơi tắm rửa liền bị Đại bá mẫu kéo đi ra ngoài hít thở không khí.

Đại bá mẫu cũng muốn bồng cháu nhưng không nhẫn tâm mà bức bách con trai, nói thế nào đi nữa, tôn tử cũng không thể quan trọng bằng nhi tử, nhi tử mới là do bà đứt ruột đẻ ra, là khối thịt trong tim mà bà mang thai chín tháng mười ngày.

Muốn bồng cháu hơn phân nửa cũng là vì bà hoài niệm năm ấy bà bồng con khóc oa oa, nhớ đến dáng vẻ hoàn toàn ỷ lại đó.

Tây Sơn đạo quan là nơi quý phụ nhân thường đến, được dựng trên lưng núi Tây Sơn, hương khói sung túc, cho nên tự nhiên cũng có chút khí phái, tường cửa đều sơn màu đỏ thắm, bảng hiệu đạo quan do tiên đế ngự bút, trước cửa chính còn sửa lại chín mươi chín bậc thềm đá, nguy nga túc mục. Tục truyền đạo quan này từng có hai vị hòa thượng đã phi thăng thành tiên nhân trên tiên giới, bên trong vẫn còn ngọc tượng của hai vị đó.

Văn Chiêu đi theo mẫu thân lên bậc thềm, đi từ cửa chính, trước sân đã nhìn thấy phu nhân Chấn Bắc Hầu, phu nhân Thừa Ân Bá, phu nhân Uy Viễn Hầu thế tử đều đã đến. Cho dù thường ngày tính tình hợp nhau hay không thì lúc này vẫn hàn huyên một trận, lại khen công tử nhà đối phương một hồi, mới thong thả đi vào bên trong.

Văn Chiêu thành tâm thành ý vì Tam ca cầu một túi phúc, Tần Thị quyên tiền một phần lớn hương hỏa. Bởi vì buổi trưa ở lại trong đạo quan dùng bữa, mọi người đều không vội về, ở trong Tây Sơn đạo quan dạo quanh.

Hậu viện của đạo quan có một cây nhân duyên, phía trên treo đầy dải lụa nhân duyên đỏ, cành cây trụi lá trong tháng Giêng có một mùi vị riêng biệt. Tiểu cô nương thích tìm kiếm cái lạ, Văn Đàm nghe xong liền kéo Văn Chiêu đi, Văn Chiêu có chút bất đắc dĩ, đi theo nàng.

Văn Chiêu không tin vào việc treo một dải lụa đỏ liền có thể bên nhau dài lâu, cho nên cũng không có hứng thú.

Lúc này bên cây nhân duyên đang có một đôi phu thê đang thành tâm cầu nguyện với dải lụa đỏ, sau đó phu nhân kia cười duyên nói “Ta mặc kệ, A Lang chàng phải đem nó treo lên đỉnh cao nhất!”

Nam tử trẻ tuổi cười hiền hậu, thân thủ rất linh hoạt, trèo lên trên cây, hai chân kẹp thân cây có chút buồn cười, hai tay cầm lấy dải lụa. Sau đó trượt xuống trưng ra biểu tình muốn được khen ngợi.

Văn Chiêu tuy là không tin những chuyện như thế, nhưng nhìn thấy một màn này cũng có chút xúc động.

Văn Đàm nghĩ đến cảnh buộc dải lụa để chơi, đạo đồng (đạo sĩ nhỏ tuổi) quản dải lụa nói không cho trẻ con, Văn Đàm lập tức cùng hắn cò kè mặc cả, Văn Chiêu nhìn đến buồn cười.

Nhân Duyên Tiền Định - Mục Đề Hoàng HoàngWhere stories live. Discover now