Tình huống về nguyên tắc Pacta-sunt-servanda .

4.1K 1 0
                                    

Đề 9 :

Năm 1989, Italia ban hành lện trưng thu đối với các nhà máy và bất động sản của Công ty Electronica, thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn kinh tế Mỹ (lệnh trưng thu này chỉ áp dụng đối với công ty Electronica chưa không áp dụng với công ty nước ngoài khác). Sau khi lệnh trưng thu được thực hiện, công ty Electronica bị phá sản.

Để bảo vệ cho quyền lợi của tập đoàn kinh tế, Mỹ cho rằng : lệnh trưng thu của Italia đã vi phạm hiệp định thương mại, hàng hải đã kí kết giữa 2 bên, trong đó quy định mỗi quốc gia sẽ không áp dụng các biện pháp độc đoán hay phân biệt đối xử đối với cá nhân, pháp nhân của quốc gia kia trên lãnh thổ nước mình. Phía Mĩ cũng yêu cầu Italia bồi thường thiệt hại cho công ty Electronica.

Italia phản đối lập luận của Mỹ cho rằng : Lệnh trưng thu được đưa ra trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự Italia. Ngoài ra, xuất phát từ chủ quyền của mình, Italia hoàn toàn có quyền trưng thu tài sản của công ty Electronica hiện đang có mặt trên lãnh thổ Italia.

Hãy cho biết :

1. Hành vi của Italia có phù hợp với nguyên tắc Pacta-sunt-servanda hay không ? Tại sao ?

2. Quan điểm của cá nhân về lập luận của Italia trong vụ việc trên.

Bài làm :

a. Hành vi của Italia không phù hợp với nguyên tắc Pacta-sunt-servanda .

Nội dung của nguyên tắc Pacta sunt servanda- nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế biểu hiện ở mặt sau :Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ ĐƯQT(Điều ước quốc tế) của mình; Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự ; Các quốc gia thành viên ĐƯQTkhông được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình ; Các quốc gia không có quyền ký kết ĐƯQT mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia ký kết trước đó với các quốc gia khác ; Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại ĐƯQT ; Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của ĐƯQT không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự này là cần thiết cho việc thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên 1969).

Trường hợp kể trên, thấy rằng Italia ban hành lệnh trưng thu đối với các nhà máy và bất động sản của Công ty Electronica, thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn kinh tế Mỹ, khiến công ty này bị phá sản. Mỹ cho rằng : lệnh trưng thu của Italia đã vi phạm hiệp định thương mại, hàng hải đã kí kết giữa 2 bên, còn Italia phản biện rằng : Lệnh trưng thu được đưa ra trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự Italia. Ngoài ra, xuất phát từ chủ quyền của mình, Italia hoàn toàn có quyền trưng thu tài sản của công ty Electronica hiện đang có mặt trên lãnh thổ Italia. Như vậy, ta thấy Italia đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Pacta sunt servanda, ở những điểm sau :

- Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ ĐƯQT của mình. Hành động ban hành lệnh trưng thu của Italia rõ ràng thể hiện thái độ thiếu thiện chí và bất hợp tác.

- Các quốc gia thành viên ĐƯQT không được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình. Khi Mĩ yêu cầu bồi thường, Italia đưa ra lí do lệnh trưng thu được đưa ra trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự Italia là đi ngược lại phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda.

- Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại ĐƯQT. Trong khi đó, lệnh trưng thu của Italia đã vi phạm hiệp định thương mại, hàng hải đã kí kết giữa 2 bên. Italia không có quyền đơn phương ngừng thực hiện cam kết mà đã kí với Mĩ. Đây cũng là biểu hiện vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda.

Italiacũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ nào của nguyên tắc này. Như vây, hình vi của Italia là vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda.

b. Quan điểm của cá nhân về lập luận của Italia trong vụ việc trên.

Lập luận của Italia trong trường hợp trên : Lệnh trưng thu được đưa ra trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự Italia. Ngoài ra, xuất phát từ chủ quyền của mình, Italia hoàn toàn có quyền trưng thu tài sản của công ty Electronica hiện đang có mặt trên lãnh thổ Italia.

Chủ quyền quốc gia là : trong phạm vi lãnh thổ của mình mỗi quốc gia có quyền tối thường về lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng thời quốc gia có quyền tự lựa chọn cho mình phương thức thích hợp để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ. Ở một khía cạnh nào đó, lập luận của Italia cũng có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, khi tham gia vào các tổ chức quốc tế, quyền năng này của quốc gia bị hạn chế. Các quốc gia khi tham gia vào tổ chức quốc tế đều tự nguyện hạn chế quyền chủ quyền của mình để có thể hợp tác cùng có lợi. Quốc gia chịu sự chi phối nhất định của tổ chức quốc tế, thực hiện chủ quyền của mình trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, phù hợp với các điều ước mà quốc gia đó đã kí kết khi tham gia các tổ chức. Pháp luật quốc gia cũng phải phù hợp với pháp luật quốc tế thì hợp tác quốc tế mới có hiệu quả. Italia đưa pháp luật quốc gia và quyền chủ quyền ra để từ chối yêu cầu của Mĩ biểu hiện sự vi phạm pháp luật quốc tế, đi ngược lại với hiệp định đã kí với Mĩ trước đó. Điều này, tạo nên sự bất công và bất hợp pháp. Vì thế, đây là lập luận không thuyết phục và không được cộng đồng thế giới đồng tình. Đây cũng là bài học cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nhiều khó khăn và thách thức : tuân thủ nghiêm chỉnh và đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2004.

2. TS. Trần Văn Thắng-ThS.Lê Mai Anh, Luật quốc tế và lí luận thực tiễn, Nxb giáo dục.

3. http://www.wattpad.com/116008-Chuong-2-cac-nguyen-tac-co-ban.

4. Các văn bản Công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan, Nxb Chính trị quốc gia, 2006.

5. Công ước Viên 1969.

Pháp luật Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ