Câu 5: Phân loại dạng công trình đầu mối ở hệ thống tưới và điều kiện áp dụng

406 0 0
                                    

- CT đầu mối: là cụm CT lấy nước đầu kênh, trực tiếp lấy nước từ nguồn (sông, hồ) để đưa nước vào khu vực yêu cầu.

1. Trường hợp thứ nhất: Khi QS > Qyc và HS > Hyc

-          Chỉ xây dựng cống lấy nước đầu kênh.

-          Cống có nhiệm vụ:

          + Khống chế Qlấy vào cho phù hợp với y/c dùng nước trong từng thời gian của khu vực.

          + Ngăn chặn nước sông tràn vào đồng gây úng ngập, đặc biệt mùa lũ xống phải đóng hoàn toàn.

-          Hình thức cống:

          + Phần lớn là cống hở không áp.

          + Có thể có một hoặc nhiều cửa tùy quy mô cống

1.2. Trường hợp thứ hai: Khi QS > Qyc và HS < Hyc

Trường hợp này có thể xét đến 4 hình thức lấy nước:

1.    Cống láy nước tự chảy đầu kênh: Trong trường hợp mực nướ sông < mực nước yêu cầu, nhưng chênh lệch ko đáng kể, mặt khác độ dóc lòng sông tương đối lớn, vì thế có thể kéo dài kênh tưới về phía thượng lưu nguồn và dịch chuyển vị trí cống tới vị trí  HS >Hyc.

Độ dài kênh tưới được xác định theo hệ thức: L = ( Hyc+ tongrxichma denta h + denta H- Hs) / (is-ik)

∆H: Tổn thất qua cống đầu kênh (m)

∑∆h: Tổng tổn thất đầu nước trên kênh (m)

iS: Độ dốc lòng sông;     iK: Độ dốc của kênh

2. Cống lấy nước tự chảy kết hợp đập dâng: Để nâng cao mực nước sông theo yêu cầu  tự chảy người ta xây đập dâng để đảm bảo yêu cầu Hs<Hyc.

- Trường hợp này ấp dụng khi định hình, địa chất lòng sông cho phép xây dựng đập dâng trên sông, vốn đầu tư ko quá cao và ít ảnh hưởng tới vấn đề ngập lụt ở thượng lưu.

- Hình thức này được áp dụng ở các sông vùng đồi núi nhằm lái dòng chảy của sông suối tự nhiên vào hệ thống qua cống lấy nước, và cũng được áp dụng ở các vùng trung du với hệ thống có quy mô lớn.

3. Dùng Trạm bơm, bơm nước sông lên kênh dẫn theo yêu cầu tưới tự chảy để dẫn nước vào khu tưới.

Điều kiện áp dụng : Khi điều kiện xây đập ngang sông ko cho phép và tốn kém, ảnh hưởng nhiều tới vùng xung quanh.

4. Cống lấy nước vào kênh chìm kết hợp trạm bơm nội đồng:

Điều kiện áp dụng khi mà tại đàu mối ko cho phéo xây dựng trạm bơm lớn hoặc ko kinh tế bằng việc xây dựng các trạm bơm nội đồng.

-         Khi QS > Qyc, HS < Hyc, muốn chọn được hình thức CT đầu mối thích hợp phải:

          + Xét nhiều phương án,

          + So sánh và lựa chọn PA tốt nhất về mặt kỹ thuật, kinh tế   và đk thi công thuận tiện, cũng như đk quản lý sau này.

-          Qua thực tế, thấy rằng:

          + Hình thức trạm bơm, cống thường gặp ở đồng bằng,

          + Hình thức kéo dài đường kênh dẫn, đập dâng thường  gặp ở trung du và miền núi.

.1.3. Trường hợp thứ ba: Khi QS < Qyc và HS < Hyc

-         Xây đập ngăn sông tạo lòng hồ chứa nước để trữ nước vào thời gian Qs > Qyc, dùng để tưới khi Qs < Qyc thỏa mãn yêu cầu tưới vào mùa khô.

-        Tùy thuộc vào lượng nước chảy đến lưu vực hồ và yêu cầu cấp nước mà hồ chứa có thể xây dựng hồ điều tiết năm hoặc nhiều năm, tùy đk thủy văn.

Tóm lại:  Công trình đầu mối có thể gặp ở một số dạng:

          - Cống lấy nước đầu hệ thống

          - Đập dâng + cống lấy nước

          - Trạm bơm đầu hệ thống

          - Lấy nước từ hồ chứa có điều tiết

Tùy vào điều kiện cụ thể từng vùng tưới mà lựa chọn một trong các hình thức trên.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Jan 14, 2013 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Câu 5: Phân loại dạng công trình đầu mối ở hệ thống tưới và điều kiện áp dụngWhere stories live. Discover now