tam ly quan ly

390 0 0
                                    

Chương

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.

2. Quản lý tổ chức

là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Hình 1.1. Sơ đồ quá trình quản lý

3. Tâm lý học quản lý

là một ngành của khoa học tâm lý. Nó nghiên cứu những đặc điểm và qui luật tâm lý của con người trong hoạt động quản lý

Socrate

– một triết giá Hy lạp cổ đại – đã nhận định: “Những người biết cách sử dụng con người sẽ điều khiển công việc, cá nhân hoặc tập thể một cách sang suốt. Ai không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong việc điều hành. Dù là con người kinh tế hay con người hành chính trước hết phải là con người tâm lý”.

4. Các nguyên lý cơ bản của tâm lý học:

4.1. Nguyên lý thống nhất giữa ý thức và hành động:

Do đặc thù của các hiện tượng tâm lý là không quan sát trực tiếp được, cho nên phải quan sát một cách gián tiếp thông qua các hoạt động của con người (hành vi của họ) để từ đó tìm ra bản chất tâm lý của con người.

4.2. Nguyên lý về tính quyết định của xã hội, của môi trường đối với tâm lý con người:

Ý thức con người là một phạm trù lịch sử chịu sự tác động to lớn của các điều kiện và môi trường sống, môi trường làm việc v.v…

4.3. Nguyên lý phát triển và biến đổi:

Đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của con người trong sự phát triển và biến đổi của môi trường sống và làm việc.

1.1. Tổng quan về tâm lý

1.1.1. Tâm lý con người (Tâm lý cá nhân):

là sự phản ánh hiện thực khách quan (bản thân, tự nhiên, xã hội) vào bộ não con người (người điên, người tâm thần, động vật…không có tâm lý), được lưu giữ lại và được thể hiện thành hành vi, thái độ của con người (cho bởi các hiện tượng tâm lý).

     Phản

                                                     ánh

Hình 1.1. Các phản ánh não bộ

1.1.2. Hiện tượng tâm lý cá nhân

1.1.2.1. Khái niệm

Hiện tượng tâm lý cá nhân

là hiện tượng con người có thể nhận thức được hiện thực khách quan (trong não bộ) rồi phản ứng trở lại theo cách riêng có của mình.

tam ly quan lyNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ