Đây thôn vĩ dạ (Hàn Mặc Tử)

4.3K 49 4
                                    

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về gặp tối nay?

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

BÀI LÀM

Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạng dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót xa và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào trong thơ, những giây phút ông đã chắc lọc, thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng ở trong mối tình chung, mà hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hoà vào lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau.

Mở bài đầu thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình.

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Chỉ một câu hỏi thôi, một câu hỏi của cô gái thôn Vĩ nhưng chan chứa bao yêu thương, mong đợi. Câu thơ vừa có ý trách móc vừa có ý tiếc nuối của cô gái đối với người yêu vì đã bỏ qua vẻ đẹp mặn mà, ấm áp tình quê của thôn Vĩ - vùng nông thôn ngoại ô xinh xắn thơ mộng, một phương diện ngọt ngào của cảnh Huế.

Vẻ đẹp của thôn Vĩ qua ánh nắng, hàng cau trong lời thơ của tác giả làm lay động lòng người:

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên."

Nét đặc sắc của thôn Vĩ - quê hương người con gái đã được miêu tả rõ nét, thực thực ảo ảo. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác rộng mở trước mắt người đọc. Những hàng cau cao vút vươn mình đón lấy những tia nắng sớm, tất cả như tràn ngập trong ánh sáng của buổi bình minh.

Nắng mới mở đầu cho một ngày mới, cũng còn có ý nghĩa là nắng của mùa xuân, mở đầu cho một năm mới, làm sáng bừng lên sắc cảnh thôn quê. Đó là những tia nắng đầu tiên rọi xuống làng quê, chiếu vào vườn cau làm cho những hạt sương đêm đọng lại sáng lên, lấp lánh như những viên ngọc được đính vào chiếc choàng nhung xanh mịn:

"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc."

Cái nhìn như chạm khẽ vào sắc màu của sự vật để rồi bật lên một sự ngạc nhiên đến thẫn thờ. Ở câu thơ này, ta bắt gặp cái nhìn của thi nhân đã hạ xuống thấp hơn và bao quát ở chiều rộng. Một khoảng xanh của vườn tược hiện ra, nhắm mắt lại ta cũng hình dung ra ngay cái màu xanh mượt mà, tươi mát của vườn cây. Ta không chỉ cảm nhận ở đó màu xanh của vẻ đẹp mà nó còn tràn trề sức sống mơn mởn. Những tán lá cành cây được sương đêm gột rửa trở thành cành lá ngọc. Không phải xanh thắm đậm, cũng không phải xanh mỡ màng mà chỉ có xanh như ngọc mới diễn tả được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa nhưng tràn đầy sự sống của vườn tược. Một màu xanh cao quí, lấp lánh, trong trẻo làm cho vườn cây càng sáng bóng lên. Hình như cả vườn cây đều tắm trong luồng không khí đang còn run rẩy sự trinh bạch nguyên sơ chưa hề nhuốm bụi. Lăng kính không khí ấy làm hiện rõ hơn đường nét màu sắc của cảnh quan mà mắt thường chúng ta bỏ qua. Nếu không có một tình yêu sâu nặng nồng nàn đối với Vĩ Dạ thì Hàn Mặc Tử không thể có được những vần thơ trong trẻo như vậy. Ai từng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, đặc biệt ở xứ Huế thì mới thấm thía những vần thơ này.

Văn 11 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ