Ngoại Thương Trên Chính Trường

11 0 0
                                    


Ngoại Thương Trên Chính Trường

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người-Việt Ngày 160614

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Vì sao các chính khách thường đổi ý về tự do thương mại sau khi đắc cử?

* Vượt qua chướng ngại, cả triệu tầu buôn cho cả tỷ người tiêu thụ vì vài ngàn tài phiệt? *

Trong cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm nay, cả hai ứng cử viên của hai chính đảng lớn là Hillary Clinton bên Dân Chủ và Donald Trump bên Cộng Hòa đều có lập trường mập mờ về ngoại thương.

Là Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama (2009-2015), Hillary triệt để vận động Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, coi đây là khuôn vàng thước ngọc về tự do mậu dịch cho sự thịnh vượng của các nước. Nhưng sau khi 12 thành viên hoàn tất việc đàm phán vào cuối năm ngoái thì từ Tháng Hai năm nay, bà đổi ý, chống lại nhiều chi tiết của Hiệp ước. Chúng ta nên tin vào một thực tế là chẳng nên tin các chính trị gia, nhất là trong mùa bầu cử, vì vậy lập trường chống đối hay ủng hộ nguyên tắc tự do ngoại thương của chính khách Hillary cũng chỉ là thủ thuật tranh cử. Vả lại, khi là Đệ nhất Phu nhân, bà cũng hỗ trợ việc Tổng thống Bill Clinton hoàn tất Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA năm 1994 với Canada và Mexico.

Chưa từng hoạt động chính trị, Donald Trump là trường hợp chính trị bất thường năm nay của nước Mỹ và gây bất ngờ cho mọi người. Riêng về lãnh vực ngoại thương, ông kịch liệt đả kích TPP – "một thỏa thuận kinh hãi" – là chỉ có lợi cho Trung Quốc (dù xứ này không là thành viên), nghi ngờ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và đòi tăng thuế nhập nội trên hàng hóa của Tầu, Mễ, Ấn, để bảo vệ doanh nghiệp và công nhân Mỹ. Trong bài diễn văn hồi Tháng Tư về chánh sách đối ngoại được soạn thảo thay vì ứng khẩu, ông luận về việc ngã giá từ kinh nghiệm của mình trên doanh trường. Một nhân vật đã trở thành tỷ phú hiển nhiên là biết trả giá để đạt mục tiêu của mình. Nếu ông đắc cử, thì ngoại giao cũng chỉ là việc trả giá.

Bây giờ, ta lùi lại một chút để đi vào cốt lõi của vấn đề: kinh tế cũng là chính trị, ngoại thương cũng thế. Xin hãy khởi sự từ 24 năm trước hay 240 năm trước.

Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1992, tự do ngoại thương và NAFTA là đề tài nóng. Một tỷ phú cũng bất thường như Donald Trump là Ross Perot phản bác Hiệp ước này vì cướp mất việc làm của dân Mỹ - và gây ra "tiếng hút vĩ đại" ở miền Nam là xứ Mexico. Ông đề cao chế độ bảo hộ mậu dịch và hút phiếu của Tổng thống George H. Bush bên Cộng Hòa khiến Thống đốc Bill Clinton thắng cử - và ban hành NAFTA với lá phiếu Cộng Hòa trong Quốc hội.

Bốn năm sau, cũng từ đảng Cộng Hòa lại xuất hiện nhà bình luận và bỉnh bút Patrick Buchanan với lời than về sự lụn bại của nước Mỹ dưới tay các đối tác kinh tế Nhật Bản, Mexico. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc, chủ trương tự cô lập và chế độ bảo hộ mậu dịch của ông huy động được một đám nhiệt tình xưng danh "Lữ Đoàn Buchanan" và chỉ thắng được ở New Hampshire.

Blog NXNWhere stories live. Discover now