2. [Tài liệu offline] Phong cách tác giả cho KSCL lần hai.

23 3 1
                                    

Cô bắt học hết 😔:

1. Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung - Lê-ô-nít Lê-ô-nốp.

2. Nếu tình huống truyện tạo ra bước ngoặt của tác phẩm thì chi tiết nghệ thuật lại là cái bánh lái bẻ nên đường cua tuyệt diệu ấy. - Lê-ô-nít Lê-ô-nốp.

3. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng thương yêu hơn. - Thạch Lam.

4. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự lãng quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và tháy đổi một cái thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch phông phú hơn. - Thạch Lam.

5. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học về trông nhìn và thưởng thức - Thạch Lam.

6. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng.- Ai-ma-tốp.

7. Văn học nằm ngoài định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.
- Sê-đrin.

8. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý. - Mác-xơ Go-rơ-ki.

9. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời. - Tô Hoài.

10. Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm. - Pautopxki.


1. Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: Phong cách nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam bao giờ cũng vậy, luôn im đậm giọng điệu tâm tình thủ thỉ, thiết tha. Văn phong của ông tựa như những lời giãy bày, tâm sự giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng với âm hưởng buồn man mác. Người đọc không thấy trong sáng tác của Thạch Lam "cái mỉa mai cay độc đến dằn dữ của Vũ Trọng Phụng, cái khinh bạc lạnh lùng của Nguyễn Tuân hay cái chất triết lí và cay đắng đến nấc nghẹn của Nam Cao." (Ngô Hương Giang)

Dạy Kèm Biên Hòa cho rằng truyện của ông nhẹ nhàng như nước chảy đêm trôi, êm rái tựa như tấm vải lụa mềm mại, song sức cuốn hút lại manh mẽ như biển triều dâng.

"Nó là thứ ngôn ngữ bình dân, nó tự nhiên như người ta đang trò truyện với nhau, đang hát và đang kể cho nhau nghe khúc đoạn trữ tình về bài ca những số phận nghèo khổ đến đáng thương." (Phan Cự Đệ)

Âm điệu chung của văn chương Thạch Lam là nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác: "Chiều, chiều rồi. Một chiều em ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ bay vào." (Hai đứa trẻ); "Họ biết rằng bác Lê không về nữa...Họ thấy một cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người con sống mà cái nghèo khổ cứ đeo đuổi mãi không dứt." (Nhà mẹ Lê) Âm điệu buồn của Thạch Lam rất riêng. Nó "không bi thảm như Nam Cao, không dữ dội như Vũ Trọng Phụng, không tuyệt vọng như Nhất Linh, Khái Hưng... Thạch Lam buồn mà đẹp, buồn nhẹ nhàng nhưng dây dứt, ám ảnh khôn nguôi về thân phận làm người" (Hà Văn Đức) Câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu. Từ nhiều cảm xúc, cảm giác. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng chú trọng những biến thái tinh vi của hồn người. Nghệ thuật tả cảnh đơn giản nhưng có sức khái quát cao. Chi tiết bình bị, gợi cảm, gần gũi. Cảnh vật có hồn riêng, thấm đượm cảm xúc. Thủ pháp tương phản quen thuộc của bút pháp lãng mạn được vận dụng sáng tạo và linh hoạt.

[literature] Tập Tành Học VănDonde viven las historias. Descúbrelo ahora