Làng

9 0 0
                                    



    Vốn am hiểu và gắn bó với nông dân và con người Bắc Bộ của nhà văn Kim Lân nên những tác phẩm của ông đều xoay quanh về đề tài này. Truyện ngắn "Làng" tác phẩm khai thác về lòng yêu nước, tình yêu làng, tinh thần kháng chiến của người dân tản cư qua nhân vật ông Hai.

    Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tập chí Văn nghệ năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đoạn trích nằm đầu tác phẩm, đoạn trích xoay quanh người nông dân - ông Hai sống ở làng Chợ Dầu nhưng do tản chiến tranh nên buộc phải tản cư. Và ông Hai luôn tự hào về làng và khoe song khi nghe tin làng theo giặc sửng sờ, xấu hổ, bế tắc mà chẳng dám đi đâu. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe làng như ban đầu, ông sung sướng khi khoe Tây nó đốt nhà mình.

    Như bao con người nông dân khác, ông Hai cũng có niềm yêu thương, gắn bó với quê hương và làng Chợ Dầu là niềm tự hào của ông. Ông khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng bằng. Sau cách mạng khi làng ông trở thành nơi kháng chiến ông lấy làm hãnh diện mà ở khu tản cư ông đã khoe về sự cách mạng của làng, ông Hai là người có tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước rất sâu sắc. Với nhận thức rằng "Ta về tắm ao ta" đối với ông không có nơi nào đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình, ông luôn tự hào về quê hương nơi ông ở. Chuyện vui chẳng được bao lâu thì ông buộc phải di cư, trong những ngày phải rời xa làng ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình.

    Nhưng rồi đến khi ông nghe tin làng theo giặc từ người đàn bà tản cư mà ông vô cùng sửng sốt, những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Ông tâm sự với thằng con út còn ngây thơ nghe thằng con nói: "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" thằng bé nói xong mà "Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má." Ông sợ rằng chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. Ông kiểm điểm lại từng người trong làng, những người cùng mình xây dựng ngôi làng ấy lại trở thành Việt gian? cuối cùng ông cũng đã chọn Tổ quốc "Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù." Dù đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, ông Hai vẫn hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt đẹp.

    Thành công của Kim Lân là xây dựng theo cốt truyện tâm lý, tạo tình huống có tính căng thẳng thử thách nội tâm nhân vật để từ đó bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật bộc lộ được chiều sâu của tâm trạng. Thông qua tác phẩm, người đọc còn nhận ra ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại vừa mang đậm cá tính của nhân vật, rất sinh động, chân thực, gần gũi.

    Nhân vật ông Hai là hình tượng tiêu biểu cho người nông dân yêu Việt Nam cần cù, chất phác và có lòng yêu quê hương, yêu đất nước. "Làng" là truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã rất thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Bản thân mỗi người chúbg ta đều cần phải học tập, học hỏi theo tấm gương của họ, ngày càng yêu quê hương, đất nước của mình hơn từng ngày.
-----------------------------------------------------------
Tui có tham khảo ở một số anh chị để làm nên bài ạ
Tui mới thi toán xong, thấy bài hình tui siêu thoát luôn rồi:<

Hành trình ôn luyện cấp 3Where stories live. Discover now