07. Sao Chưa Chết Oách Đi?

490 37 8
                                    

- Lại về? Lại vác cái của nợ gì về cho tao đây?

Khi đôi guốc gỗ đóng tinh xảo chạm một khắc vào mặt gỗ cầu thang, tiếng cách vang vọng như tiếng chuông chùa. Nó vang và căng phồng lồng ngực người con trai trẻ. Hải Đăng nghiến răng.

- Béo tốt hơn hẳn nhỉ?

Cô H. đi tới gần hơn. Hai ngón tay có móng vuốt nhọn hoắc găm vào da thịt nó. Móng tay cắm sâu muốn bật máu chỉ để hất cằm nó lên. Cô lại dùng ánh mắt hung tợn mà nhìn, chèn ép thằng bé phải tránh né đi.

- Mày thôi của con tao hay sao mà hồng hào khỏe mạnh thế?

Nó nheo mắt, bỡn cợt và hỗn láo như thuở còn ở đây. Nếu có anh Tú đứng mà xem thì không tát vào mặt thì cũng là đánh vào mông nó mấy cái. Đăng ôm cặp bỏ lên lầu. Nó không vênh miệng cãi lại cô vì chả có chỗ lên tiếng cho một phận con thừa như nó cả.

Bà đang được cô nuôi và cho uống thuốc. Nó phải biết điều, phải nhịn thì hơn.

  - Hôm nay con không ăn cơm đâu. Cô nấu xong tự đổ hết vào họng mình luôn đi.

Nó dắt bà đi sau khi thốt ra lắm lời như thế. Mặc cho cô tức tới đỏ cáu mặt, máu huyết sôi sùng sục trong người. Hải Đăng ung dung tự tại dắt bà ra chỗ khác.

- Cháu đưa bà đi ăn chỗ ngon hơn.

- Thôi cháu.

Bà của nó vỗ về, khuyên thằng bé nên quay ra xin lỗi cô. Nó còn trẻ tuổi, phải lấy hiếu làm đầu. Còn trẻ mà đã không làm được thì mai sau sẽ thành gánh tạ nặng nề cho xã hội.

- Cô H. cho bà ăn nhiều đồ ngon, uống sữa nhập, và chăm sóc bà đầy đủ lắm. Cháu thương bà chín, tám phần thì cô H. cũng thương bà bảy phần như thế. Cháu chớ lo.

Hải Đăng nhăn nhó không đồng ý với bà. Chỉ có người trẻ mới mong muốn được ăn ngon mặc đẹp, còn đã sống hơn nửa đời người thì bà chẳng ham thích gì nữa. Nhưng bà yêu cháu, nên dù trời nắng như thế thì vẫn đi cùng Đăng ra ngoài ăn.

Hôm nay nó phải sang ở nhà cô nửa ngày, vì anh Tú bận công việc ở ngoài ngoại ô. Ngay lúc Đăng đang dìu bà mặt mày nóng hổi về nhà thì anh Tú cũng kịp nhìn thấy. Anh Tú đi xe ô tô nên Đăng với bà ngồi mát lắm. Mặt bà cũng đỡ nóng, hình như khi nãy bà bị say nắng đó.

Nếu là anh Tú của ngày thường, anh sẽ hỏi Đăng ở nhà với vui không, anh mua quà cho em nữa. Nhưng qua gương chiếu hậu, Đăng thấy mặt anh hằm hằm. Nó rụt người vào lòng bà. Bà cũng nhận ra sự khác thường đó, liền tươi cười dặn:

- Em Đăng còn nhỏ, có gì cháu bảo ban em từ từ thôi Tú ạ.

- Bà dạy thì cháu nghe mà bà.

Xe rẽ vào con ngỏ quen thuộc có cô H. đang đứng trông. Thấy xe đứa con trai mình thì mặt cô sáng bừng. Vội vàng dìu bà xuống và dắt vào nhà. Mọi người lo cho bà mà quên bé Đăng đương ngồi trong xe thất thần.

Em cũng lo, cũng yêu bà lắm. Nhưng tình yêu của em thật ích kỷ, để bà bị say nắng. Hải Đăng lo sợ ngồi cuộn mình. Đến khi anh Tú mắng em lề mề thì em mới ra khỏi xe.

Cô H. - cũng là mẹ anh Tú, quay lại với hai cốc nước lạnh. Vừa ngồi xuống liền kêu ca:

- Con dạy nó kiểu gì để nó mắng chửi mẹ như ca.

- Đăng nói gì hả mẹ?

Nó vừa nghe tới liền xen người vào trước mặt anh.

- Anh Tú không được nghe!

- Tránh ra - Tú bực bội - Chỗ người lớn đang nói chuyện.

Cô H. không nể nan gì nó, thao thao bất tuyệt. Tuy nhiên không phần nào cô nói sai, nên nó không cãi nổi. Nhìn biểu cảm chưa từng thay đổi của Tú, bất giác nó cúi đầu.

Kiểu này là Hải Đăng không cần ra ngoài chơi bắn bi nữa rồi. Còn ngồi dậy nổi nữa đâu mà chơi.

Chờ cho cô H. rời đi. Tú mới cởi áo khoác ngoài và thắt lưng, vứt hết xuống ghế, rồi ung dung nhìn bé Đăng đứng cạnh mình hơn ba bước chân.

- Nói với cô cái gì thì thuật lại anh nghe. Thiếu một chữ vả miệng mười cái.

- Anh Tú... Đăng nhớ hổng nổi.

Chỉ cần anh ngước lên nhìn bằng đôi mắt như sắp ăn tươi nuốt sống em, thì em mới ngoan ngoãn tường thuật lại. Nào là thái độ khinh miệt, nhìn cô bằng nửa con mắt, nào là cô nấu xong cơm thì đổ luôn vào họng mình đi. Càng nói, giọng càng nhỏ, Hải Đăng nhanh chóng vòng tay lại, đi ra đứng trước mặt anh.

- Đăng biết Đăng sai rồi, lần sau em không dám nữa đâu anh...

- Còn có lần sau nữa à?

Anh đanh giọng mắng em bé, bạn nhỏ liền vội vàng sửa lại. Giọng em run run:

- Không, dạ không có lần sau nữa đâu ạ.

Tú gật đầu hài lòng, nhưng có đánh Đăng không thì không biết. Nhưng anh nhắc đến chuyện em dắt bà ra ngoài. Càng nghĩ, lòng anh nóng như lửa đốt, nặng nề như gánh chì. Anh thương bà từ thuở ầu ơ, từ khi còn bé, cả từ khi hiểu biết chữ hiếu thảo là gì. Anh ghét thói ích kỷ và bướng bỉnh này của Hải Đăng.

Dáng người cao ráo ấy đứng lên. Dùng đôi mắt lạnh lùng, giọng không còn yêu Đăng nữa.

- Em gọi đó là tình yêu sao?

Anh Tú ngồi xuống, đối ngang tầm mắt Đăng. Mười phần trong cơ thể ấy không lấy nổi nửa phần kiên nhẫn với em. Mặc kệ em sẽ đáp lời anh thế nào. Em nói xong thì cũng là lúc anh đem em đi đánh cho tan nát.

- Nói trước luôn, anh Tú không có kiên nhẫn với những em bé hư. Bây giờ Hải Đăng còn chần chừ thì Hải Đăng đừng trách anh độc ác.

Em nước mắt rưng rưng, em không dám mở miệng đáp. Sợ Tú tát cho rách miệng. Đăng lùi nửa bước thì bị anh Tú kéo lại còn gần hơn.

- Anh hỏi.

Tú giương đôi mắt hằn học nhìn.

- Đăng dắt bà đi ra đường giữa trời nắng chang chang như thế này gọi là thương bà sao?

- Dạ không ạ, huhu em sai rồi, hức, anh tha ạ...

- Bị anh Tú tát vào mặt bao giờ chưa?

Em định lắc đầu, nhưng em sợ bị anh đánh ngay nên mở miệng đáp dạ chưa với anh. Song, gương mặt đó thực sự doạ nó xanh mặt, cứ như thế thì thằng bé sẽ tức tưởi mà chết mất thôi.

- Đã làm sai thì còn xin tha làm gì?

Tú ngồi dậy, nhẹ nhàng lấy sợi thắt lưng đang nằm trơ rọi trên ghế. Sau đó quay lại nhìn bé Đăng đang run bần bật. Anh Tú không đáng sợ, anh Tú vừa bình tĩnh, vừa cầm thắt lưng khoanh tay đợi em mới đáng sợ.

- Chờ ai? Còn không mau nằm sấp xuống?

TAI VÁCH MẠCH DỪNGWhere stories live. Discover now