Tuyển tập: Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ

800 12 0
                                    

Lí luận văn học - HSG: "Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ" - Bài văn giải Nhì của bạn Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng – Cần Thơ.

Đề bài: Bình luận ý kiến sau đây của Nguyễn Tuân: Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ . Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo . Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác .Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (...). Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy , nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp".

Bài làm:

Âm nhạc sẽ không xuất hiện và sẽ không làm rung động lòng người nếu cuộc sống không kì diệu với muôn nghìn âm thanh trầm bổng. Âm thanh là phương tiện biểu hiện của âm nhạc cũng như ngôn ngữ làm nên thế giới văn chương. Nhà văn là kĩ sư tâm hồn với chất liệu ngôn ngữ trong tay, phải học hỏi; sáng tạo để cấu thành tác phẩm. Tác phẩm có thể trở thành vốn liếng tinh thần quý báu của nhân loại hay không tùy thuộc vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật biểu hiện. Nghệ thuật văn chương là nghệ thuật biểu hiện ngôn từ. Tìm hiểu, khám phá và sáng tạo không ngừng để mỗi dòng, mỗi chữ viết ra đều được chắt lọc tinh tế, độc đáo đủ sức thuyết phục lòng người và lắng đọng lại với thời gian, cuộc sống. Nhà văn Nguyên Tuân khẳng định với những người viết văn trẻ:

"Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (...). Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp".

Văn chương là tiếng nói của tâm hồn, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, văn chương cũng muốn đem cái đẹp vào cuộc sống. Thế giới bao la với muôn nghìn sự kiện luôn sôi động, văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng là sự phản ánh có chọn lọc. Thế giới khách quan được nhìn qua thế giới chủ quan của tác giả; hiện thực sinh động được khái quát cụ thể; độc đáo trong tác phẩm văn chương. Nhà văn chân chính làm con ong miệt mài đi hút nhụy hoa, sương đêm lắng đọng để làm nên mật ngọt cho đời, và ngôn ngữ là phương diện thiết yếu giúp nhà văn sản sinh ra hương mật văn chương. Bông hoa kia, dù ngọt ngào hương sắc đến đâu, giọt sương đêm dù tinh sạch hơn cả khí trời, vẫn là vô dụng nếu chú ong không thể tạo những giọt mật thơm lành.

Văn chương bắt nguồn từ lao động và qua lao động, con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp; qua cách nói, viết thư, trao đổi. Nhưng cuộc sống vốn vận động và phát triển không ngừng, không chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp ấy, ngôn ngữ được sử dụng đa dạng hơn, mang tính thẩm mĩ cao hơn, đó là ngôn ngữ văn chương. Tiếng nói tình cảm của con người mang nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, ngôn ngữ cũng biến hóa kì diệu khôn lường để đáp ứng nhu cầu bày tỏ ấy. Từ thủa xa xưa, khi chưa có chữ viết, dân gian ta sáng tạo nên dòng văn chương truyền miệng, và từ đó đến nay, những tác phẩm dân gian vẫn tồn tại. Thế mới biết sức sống của ngôn ngữ mãnh liệt đến nhường nào! Lao động giúp con người tồn tại và lao động giúp con người sáng tạo ra ngôn ngữ để giao tiếp, bày tỏ cảm xúc. Những ngôn ngữ từ thủa mới khai sinh chỉ là một thứ tiếng nói thô sơ. Văn chương là một loại hình nghệ thuật ra đời giúp con người tìm đến với nhau. Nhà văn qua tác phẩm bày tỏ tâm tư, ước vọng với cuộc đời và con người trong xã hội.

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ