NLXH: Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ

14K 175 6
                                    

I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

1. Đối tượng nghị luận

– Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm hồn... của con người.

– Các tư tưởng, đạo lí đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn, Trung thực, Khiêm tốn, Nhân ái, Không có gì quý hơn độc lập tự do...

2. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

– Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể hoàn toàn đúng đắn, cần ca ngợi, khẳng định; hoặc hoàn toàn sai lầm, cần lên án, phê phán; cũng có thể vừa đúng, vừa sai.

– Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chưa thật đầy đủ, toàn diện, cần bổ sung.

– Đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chia ra theo hai dạng:

+ Dạng mệnh lệnh: mệnh lệnh trong đề thường là: hãy bàn luận, nêu suy nghĩ của mình, nêu ý kiến, nêu nhận xét, bày tỏ thái độ, trình bày suy nghĩ... Chẳng hạn: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm: Yêu thương là cho đi hơn nhận về.

+ Dạng mở, không có mệnh lệnh: đạo lí Có học mới hay, có cày mới giỏi...

3. Dàn ý chung

� Mở đoạn (khoảng 4 dòng)

– Dẫn dắt ngắn gọn vào vấn đề.

– Trích dẫn nếu cần.

– Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề.

� Thân đoạn (khoảng 12 – 16 dòng) Giải – Nguyên – Minh – Luận – Dụng

Bước 1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. ¨ Là gì?

F Yêu cầu:

– Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh chứa hàm ý hoặc chưa rõ nghĩa.

– Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.

– Cần dựa vào văn bản phần Đọc hiểu để giải thích ý, tránh suy diễn.

Bước 2. Bình luận, nêu quan điểm cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lí giải cho quan điểm đó. ¨ Tại sao?

F Yêu cầu:

– Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá, đưa ra quan điểm các nhận rõ ràng.

– Lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí đang bàn luận.

– Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

Bước 3. Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể. ¨ Như thế nào?

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ