Chương 16: Văn học là sao?

4K 495 27
                                    


    Ngày xưa xửa xừa xưa, ông bà tổ tiên đã truyền lại bao nhiêu tinh hoa về văn hoá xuống đời con cháu,và đặc biệt nhất là về việc chữ nghĩa của mỗi dân tộc

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.



Ngày xưa xửa xừa xưa, ông bà tổ tiên đã truyền lại bao nhiêu tinh hoa về văn hoá xuống đời con cháu,và đặc biệt nhất là về việc chữ nghĩa của mỗi dân tộc. Như câu nói: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam; tôi thấy thật vi diệu khi học đủ đến hết chương trình 12 lớp cơ bản.

Với bất cứ học sinh nào đã và đang ngồi trên ghế nhà trường, điển hình là tôi sợ nhất là môn Ngữ Văn, nhất là khi đến giờ kiểm tra phân tích tác phẩm văn học từ thơ cho đến bút ký. Cả cuộc đời học sinh dính đến văn học là mỗi lần đi ra chiến trường.

    Tôi vẫn không hiểu tại sao từ một câu thơ hay một chi tiết trong văn bản mà giáo viên có thể dạy tôi phân tích ra tận mấy trang giấy chứ? Nói không ngoa chứ với trí nhớ được rèn luyện từ phân tích văn bản,tôi tự tin có thể đạt điểm cao trong bất cứ môn nào liên quan đến ghi nhớ.

     Và cũng nhờ sự tự tin thái quá đó, ngay vào năm thứ nhất, khi đang phân vân về chuyện tham gia câu lạc bộ nào thì một ý tưởng chợt loé lên trong đầu tôi. Tại sao tôi không tự thành lập một câu lạc bộ về văn hoá Việt Nam.

Tuy rằng ban đầu có rất nhiều trở ngại như để hội trưởng hội học sinh thông qua đơn xin và tìm kiếm các thành viên, nhưng cuối cùng mọi thứ cũng khá là êm xuôi do sự bảo kê của Taiju. Mặc dù mấy người kia đến chỉ bởi sự đe doạ của cậu ta.

Nhưng điều tôi không thể ngờ tới là mức độ nổi tiếng của câu lạc bộ lại rộng rãi đến như vậy. Vào năm thứ hai khi cô làm bộ trưởng, đơn xin gia nhập được năm nhất và năm hai gửi tới vượt quá sức tưởng tượng, lác đác trong đó cũng có vài tờ đơn của năm ba, năm tư.

Lý do duy nhất mà tôi có thể lý giải cho sự nổi tiếng này là thức ăn Việt Nam mà tôi đã nấu. Có người đã nói: Con đường ngắn nhất đến với trái tim là đi qua dạ dày. Ruốt cuộc thì tôi đã cho những đứa bạn cùng lớp thưởng thức nét ẩm thực Việt nên chắc đó là cách quảng bá và giới thiệu cho câu lạc bộ.

     Thành thật là khi hoạt động câu lạc bộ này khá là vui. Thi thoảng thì giới thiệu cho mấy thành viên về văn hoá đặc sắc của đất nước chữ S. Ví dụ như việc mặc các trang phục truyền thống như áo dài, áo tấc, có cả áo nhật bình được tôi cùng với một số thành viên may, mặc trong lễ hội trường. Hoặc là những lần hợp tác với câu lạc bộ nấu ăn để làm ra những món ăn Việt phù hợp khẩu vị của người Nhật.

     Đặc biệt,  tôi còn cho mấy thành viên một số bài tập nho nhỏ mà khiến bọn họ khóc thét. Cứ mỗi cuối tháng là tất cả tập hợp lại phòng chính của câu lạc bộ chờ lên thớt. Chiếc máy lô tô được tôi đặt mua đứng một cách ngạo nghễ trước mắt tất cả mọi người.

Câu lạc bộ này mặc dù có những hoạt động bổ ích, mĩ thực Châu Á kề bên, có bảo kê không ai dám đụng thì đi kèm với đó là một con hội trưởng chuyên nghĩ ra những trò đâu đâu. Cứ mỗi cuối tháng, ngoại trừ tổng kết hoạt động thì sẽ có một bài tập mà thời hạn một tháng tiếp để làm.

Những quả bóng bên trong mặt kính kia chứa một tờ giấy nhỏ bên trong. Tờ giấy có thể chứa những đề bài khác nhau, từ phân tích văn thơ đến nhận xét về tác giả, nét đẹp của nội dung nghệ thuật của tất cả các tác phẩm Văn học trong chương trình giáo dục. Bọn họ không thể hiểu được từ một dòng thơ mà hội trưởng có thể phân tích liên miên hơn mấy trang giấy.

Cứ mỗi lần lắng nghe tiếng va đập của bóng cùng với tiếng hô vang như ai đó tham gia cuộc thi hoa hậu của bộ trưởng nhà mình mà mọi thành viên thấy sầu não. Nếu hôm ấy ai may mắn đột xuất rơi trúng quả bóng màu vàng thì qua ,còn không thì banh đầu óc ra mà nhồi nhét mớ phân tích dài đằng đẵng kia vào đầu.

     Mặc dù nó kéo theo là hàng đống giấy tờ và công việc; cũng như phải bổ nhiệm vài người để thay tôi quản lý sau khi tôi từ chức để chuẩn bị cho việc tốt nghiệp. Mệt mỏi nhất là khi nói về sự bận rộn chuẩn bị cho kỳ tốt nghiệp sắp tới, Taiju và tôi đang gấp rút ôn tập cho kỳ thi và việc tốt nghiệp nữa.

      Mà tôi thấy Taiju cũng nhàn nhã lắm, mỗi khi thấy tôi không cho cậu ta đủ sự chú ý là lại tỏ ra khó chịu. Cảm giác giống như tôi đang nuôi một con mèo vậy, mặc dù con mèo này có kích thước của một con sư tử.

    Như mọi hôm tôi đã đi đến quán cafe yêu thích gần nhà để chuẩn bị buổi học phụ đạo thường ngày với Taiju. Sau khi đặt cho mình một cốc soda dưa lưới và cafe nguyên chất cho Taiju ( mặc dù chả hiểu sao cậu ta có thể uống thứ đắng ngắt đó?), tôi quay về góc quán quen thuộc.

     Ngay khi vừa đặt người xuống ghế thì bị một chồng sách bổ túc và bức thư sai chính tả đầy rẫy đến chói mắt đập vào mặt. Không cần nghĩ nhiều cũng biết là ai rồi, Baji chắc lại chạy vội đi giúp bạn mình bỏ lại mớ hỗn độn trên bàn. Trong lúc rảnh rổi và chờ Taiju đến, cầm lá thư sai chính tả, bắt đầu cầm bút chữa lỗi.

     Thật không ngờ, người đầu tiên tới không phải là Baji hay Taiju mà là Chifuyu. Chắc cậu nhóc này chạy tới ngay khi mà Baji gọi, người còn mặc đồng phục mà thở hổn hển như vậy là biết vội như thế nào rồi. Vẫy tay gọi cậu nhóc đến chỗ mình, đẩy cốc cafe vào tay Chifuyu.

     Mỉm cười vui vẻ nhìn về phía cậu nhóc. Nhìn vẻ mặt nhăn nhó khi uống cốc cafe đắng chát đó mà vẫn cố uống cho hết ấy vô cùng đáng yêu. Đẩy nhẹ đĩa Mochi sang trước mặt, im lặng chờ Chifuyu ăn hết.

     Đương nhiên sau đó tôi cũng không dây dưa nhiều mà đưa hết sách cho cậu ta mang về. Dù không nỡ nhưng ai bảo Taiju mà thấy là nổi cơn ghen tanh bành ra, tôi chả muốn trận chiến giữa Touman và Black Dragon xảy ra sớm thế đâu.

    -Hẹn gặp lại, Chifuyu Matsuno...

    

[ĐN TR] Phu nhân Shiba là fan mamaWhere stories live. Discover now