EP1: CON ĐƯỜNG

40 2 0
                                    

Cái lành lạnh của những cơn gió mùa thu len lỏi trên từng con phố của Santa Dahlia. Bước từng bước chân nặng trĩu trên nền gạch trắng xa hoa tại vinh thự En Rosé. Nina, một cô gái 16 tuổi bị bán như một nô lệ và không còn ba mẹ. Được trời ban cho vẻ ngoài ưu tú và sự nhanh nhẹn. Cô chuyển từ khu ổ chuột đến vinh thự để làm việc như một hầu gái giúp việc. Một công việc vô cùng vất vả và khó khăn. Nhưng cô biết một điều duy nhất rằng: "Tôi không thể để mất công việc này".
Sau khi đợi hơn 30 phút tại sảnh phụ. Một người đàn bà trung niên trên người mặc một bộ trang phục người hầu cũ kĩ, ố màu tiến đến gần Nina và giới thiệu:
"Chắc hẳn cô là Nina? Ta là Carmilla, chịu trách nhiệm quản lí các hầu gái mới đến. Ta sẽ dẫn cô đến chổ làm việc và giải thích những gì cô cần phải làm"
-Carmilla: Chúng ta sẽ đi từ sảnh phụ đến khu bếp, tuy có hơi xa nhưng rồi ta cũng sẽ đến được đó. Chỉ có những người hầu cấp cao mới được đi ngang qua sảnh chính Những người hầu cấp thấp thì không được đi. Cô hay nhớ lấy!
-Carmilla: Vinh thự En Rosé được xây dựng hơn 150 năm về trước. Người đầu tiên sở hữu nó chính là quý ngài đáng kính Francis Everborne, một đô đốc giàu có. En Rosé là một trong những kiến trúc cổ xưa nhất tại Santa Dahlia. Hiện tại, đây là nơi ở và làm việc của những con người thượng lưu và những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với đế chế. Khi làm việc ở đây. Cô phải nhớ rõ 3 điều
-Thứ nhất: trung thành là điều tối thiểu mà chủ nhân đòi hỏi ở một người hầu. Bất kì người hầu nào gian dối hoặc qua mắt chủ nhân sẽ nhận kết cuộc bi thảm
-Thứ 2: nhanh nhạy, siêng năng là điều cần thiết mà chủ nhân luôn đòi hỏi. Những kẻ có ích sẽ được giữ lại. Trong khi đó những kẻ vô dụng sẽ bị loại bỏ, theo đúng nghĩa đen
-Thứ 3: Vâng lời là điều mà bất kì người hầu nào cũng nên ghi nhớ. Nếu dám cãi lời hoặc thất lễ với chủ nhân. Thì hình phạt sẽ vô cùng đau đớn
"Cô đã nhớ rõ chưa?"
"Dạ, cháu nhớ rõ rồi" *Nina đáp lời trong sự lo sợ*
Nina: thế còn lương thì sao ạ?
-Carmilla: hiện tại cô đang là người hầu cấp thấp nhất tại đây. Tháng đầu tiên cô sẽ làm việc không công. Bắt đầu từ tháng tiếp theo, mỗi tháng 2 lần. Vào giữa và cuối tháng, mỗi lần cô sẽ nhận 5 đồng vàng. Nếu cô chứng minh được rằng mình có ích. Lương của cô sẽ không dừng lại ở đó. Cô rõ rồi chứ?
*Hai người đi trên một đoạn đường dài băng qua những hành lang cổ kính. Trên tường là những bức chân dung của những người từng sở hữu vinh thự trước kia, hầu hết đều là đàn ông. Bất chợt cô nghe thấy tiếng khóc than van xin của một cô gái ở hành lang đối diện*
-Cô gái: Tôi xin thề tôi không hề đánh cắp những túi trà ấy. Tôi không hề làm việc ấy. Xin ngài hãy tha cho tôi. Xin đừng đánh đập tôi nước
*Cô người hầu bị một người đàn ông mặc đồ vest nắm tóc một cách mạnh bạo quát mắng mặc cho nước mắt cô giàn giụa trong đau đớn, quỳ lạy xin tha*
-Người đàn ông: Không phải mày thì chứ ai? Lũ rác rưởi chúng bây. Lũ nô lệ chết tiết đến từ những khu ổ chuột tồi tàn ở Lisville. Chúng bây đã nghĩ rằng đặt chân được vào En Rosé sẽ trở nên cao quý giống bọn ta ư? Đúng là rác rưởi, rác rưởi. Một lũ rác rưởi chỉ biết ăn cắp vặt!
*Tiếng thét ngày càng lớn hơn khi người đàn ông quất liên tiếp những phát roi da vào người cô gái. Đến khi cô gục xuống sàn, máu me bê bết*
*Nina tức giận chạy đến giúp nhưng bị Carmilla cản lại*
-Carmilla: Đó là hình phạt dành cho những kẻ dám lừa gạt với chủ nhân. Cô ta đã phải lãnh hậu quả cho việc làm của mình
-Nina: Nhưng cháu thấy cô gái đó trông có vẻ vô tội mà. Tại sao ông ta không tìm hiểu rõ vấn đề mà vội đánh đập cô ấy một cách tàn nhẫn như vậy chứ?
-Carmilla: Không quan trọng rằng cô ta có đánh cắp những túi trà kia hay không. Cô ta là một người hầu. Đã là một người hầu thì không có quyền gì cả. Khi chủ nhân phán cô ta có tội thì cô ta có tội. Sẽ không ai thèm truy xét nữa. Cô hãy lấy những gì cô thấy ngày hôm nay là lời nhắc nhở. Tuyệt đối không làm những gì trái ý chủ nhân. Không thì tình cảnh của cô sẽ giống như cô ta. Hãy nhớ kĩ.
*Nina đành bước đi tiếp trong sự oán hận, tức giận bản thân vì không thể đòi lại công lí cho cô gái trẻ*
Sau khi đi hơn 15 phút, Carmilla dẫn Nina đến khu bếp chính. Sự tấp nập ở đây làm cô choáng ngợp. Có cả trăm người hầu đang tích cực làm việc. Người thì lau dọn, người thì pha trà, những chiếc bánh táo nóng hổi cũng vừa được một người hầu đem ra khỏi lò
-Carmilla: Hãy mau thay bộ váy người hầu này vào. Tuy có hơi cũ kĩ nhưng còn tốt hơn quần áo bốc mùi hôi thối ở khu ổ chuột. Công việc của cô hôm nay là dọn dẹp căn bếp này. Các chủ nhân đòi hỏi sự sạch sẽ và vệ sinh ở mọi ngốc ngách trong vinh thự. Tốt nhất cô nên bắt đầu quét dọn từ bây giờ. Vì diện tích căn bếp này không hề nhỏ đâu!
Quả thực như Carmilla bảo, khu bếp này rộng như cả cái sân phế liệu, nơi cô chơi ném chai lọ cùng bọn trẻ ở khu ổ chuột. Cô nhanh chóng bắt tay vào công việc. Tay thì lau bàn chân thì lau sàn. Nina làm việc cực lực như một cỗ máy. Cô biết rằng cô phải hoàn thành nhiệm vụ và chứng tỏ rằng cô có ích. Khi đó cô mới có thể tiếp tục sống sót
Mặc dù tay chân cô như rã rời, lưng thì đau điếng. Nhưng cô không thể dừng lại khi công việc chưa xong. Tất cả nhiệm vụ được giao phải hoàn thành trước chiều tàn. Khi đó sẽ có tiếng chuông từ một thánh đường gần đó báo hiệu đêm đến. Nếu cô chưa hoàn thành công việc trước lúc đó. Cô sẽ gặp rắc rối to
Cuối cùng công việc cũng hoàn thành. Cô vừa đặt lại nhưng cây chổi và xô nước vào kho thì tiếng chuông cũng vừa vang lên. Cô thở phào nhẹ nhõm
Cô trở về phòng của mình. Đó là một kho chứa bột mì nhưng còn vài chổ trống đủ để cô đặt một chiếc giường nhỏ và hành lí.
Đặt chiếc lưng đau như muốn gãy từng khúc xương lên chiếc giường cũng chả thoái mái gì mấy. Nhưng cô vẫn nghĩ theo hướng tích cực, rằng ít nhất nó tốt hơn việc ngủ dưới sàn nhà ẩm thấp đầy bọ chét
Nằm được một ít lâu. Cô nghĩ về cô gái cô gặp lúc sáng. Tự hỏi cô ấy có sao không? Giờ này cô ấy đang ở đâu? Người đàn ông ấy còn đánh cô bằng cây roi ấy không? Có ai băng bó cho những vết thương của cô ấy không? Có quá nhiều câu hỏi xoay quanh trong đầu cô khiến cô như thiếp đi vào giấc ngủ khi nào cô không hay biết.

CHECKMATEOnde histórias criam vida. Descubra agora