ktd2. Qui trình đo, ví dụ? Khái niệm sai số đo lường.

2.6K 0 0
                                    

2. Qui trình đo, ví dụ? Khái niệm sai số đo lường.

1.3. QUI TRÌNH ĐO

1.3.1. CHUẨN BỊ ĐO

- Phân tích nhiệm vụ đo: Yêu cầu độ chính xác của các kết quả đo.

- Chọn phương pháp đo: Đo trực tiếp hay gián tiếp, đo giá trị kích thước hay sai lệch...

- Chọn dụng cụ đo và cách bố trí: Dụng cụ cầm tay (thước cặp, panme...) hay các máy đo (quang học, khí nén...), kẹp cứng dụng cụ vào gá hay cầm tay, đặt dụng cụ nghiêng hay thẳng đứng.

1.3.2. TIẾN HÀNH ĐO

- Theo phương pháp đã chọn để tiến hành phép đo.

- Ghi giá trị đo được bằng cách lập biên bản đo.

1.3.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO

- Xem trong n kết quả đo, nếu có giá trị đo vượt quá nhiều so với các giá trị đo khác (tức trong trường hợp có sai số thô) thì ta loại bỏ giá trị đó.

- Kết hợp với bảng tính toán sai lệch cho sẵn với mỗi thiết bị đo để tính giá trị thực của phép đo từ các kết quả chỉ thị thu được.

1.3.4. KẾT LUẬN GIÁ TRỊ ĐO

Kết luận giá trị đo đạt giới hạn sai số cho phép hay không. Nếu không, phải tiến hành lại phép đo hay xem xét lại phần xử lý kết quả đo ở trên.

1. Khái niệm

Khi tiến hành một phép đo, cho dù ta có cẩn thận đến đâu, thiết bị đo chọn dùng có chính xác đến mức nào đi nữa và phương pháp đo có tốt đến mấy thì trong kết quả đo vẫn tồn tại sai số gọi là sai số đo, nó làm cho kết quả đo của cùng một đại lượng trên cùng một thiết bị đo với cùng phương pháp đo sẽ khác nhau.

Bởi thế trong một lần đo bất kỳ, kết quả đo chỉ cho ta một giá trị gần đúng với giá trị thực của đại lượng đo.

Sai lệch giữa giá trị chỉ thị đọc được và giá trị thực của đại lượng đo là sai số đo, nó phản ánh mức độ chính xác của phép đo. Chỉ khi biết rõ sai số đo hay phạm vi xuất hiện của sai số đo thì kết quả đo mới có ý nghĩa. Sai số thường được quy định trước theo yêu cầu mức chính xác của đại lượng đo. Nếu chọn cấp chính xác của dụng cụ đo phù hợp có sai số đo giới hạn đã cho trước ta có thể tiến hành đo một lần cũng đủ tin cậy, với sai số lớn nhất phạm phải là sai số giới hạn của dụng cụ đo.

Khi việc đo yêu cầu độ chính xác cao ta cần tiến hành đo nhiều lần. Giá trị trung bình của chúng sẽ gần với giá trị thực của đại lượng đo. Số lần đo càng tăng thì độ tin cậy của giá trị trung bình càng cao, sai số của phép đo càng nhỏ.

studentNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ