ktd1. Khái niệm, phân loại và đơn vị đo lường.

8.1K 1 0
                                    

1. Khái niệm, phân loại và đơn vị đo lường.

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐO

1.1.1. KHÁI NIỆM

Đo lường một đại lượng là việc thiết lập quan hệ giữa đại lượng cần đo và đại lượng nào đó cùng tính chất vật lý với đại lượng đo, được dùng làm đơn vị đo, hay với một đại lượng tiêu chuẩn đã được qui ước.

Thực chất của việc đo lường là so sánh đại lượng cần đo với đơn vị đo hay đại lượng tiêu chuẩn qui ước để tìm ra tỷ lệ giữa chúng nhằm định lượng bằng số đối tượng đo.

Kết quả đo được biểu diễn bằng trị số tỷ lệ kèm theo đơn vị dùng khi đo so sánh.

Do đơn vị đo được dùng làm cơ sở để so sánh khi định lượng đối tượng đo nên độ chính xác của đơn vị đo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo dẫn tới việc đánh giá không chính xác chất lượng của đối tượng đo.

Việc đo, kiểm tra kích thước là cần thiết cả trong chế tạo mới, lắp ráp và sửa chữa:

Chi tiết được kiểm tra kích thước trong quá trình gia công cũng như khi đã hoàn thiện nhằm đảm bảo kích thước, dung sai và độ bóng theo yêu cầu chế tạo.

Trong quá trình sửa chữa, việc kiểm tra kích thước chi tiết để xác định độ mài mòn qua đó đưa ra phương án sửa chữa, phục hồi hay thay thế.

Việc kiểm tra khi lắp ráp cũng hết sức cần thiết để đảm bảo khe hở lắp ráp chính xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật, ví dụ: như khe hở bạc biên, bạc trục, rãnh xéc măng...

1.1.2. PHÂN LOẠI ĐO

1. Đo tiếp xúc và đo không tiếp xúc

(Dựa vào quan hệ giữa đầu đo và mặt chi tiết đo)

- Đo tiếp xúc:

Đầu đo sẽ tiếp xúc với mặt chi tiết đo (theo điểm, đường, mặt). Giữa đầu đo và đối tượng đo tồn tại một lực gọi là lực đo, nó làm cho sự tiếp xúc ổn định, nhưng nếu lực đo quá lớn sẽ làm biến dạng chi tiết gây ra sai số do lực đo.

- Đo không tiếp xúc:

Mặt đầu đo không tiếp xúc với mặt chi tiết đo

2. Đo tuyệt đối và đo so sánh

(Quan hệ giữa giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo và giá trị của đại lượng đo)

- Đo tuyệt đối:

Ta đọc được ngay giá trị của đại lượng đo trên cơ cấu chỉ thị của thiết bị đo. Phương pháp này đơn giản nhưng thường phạm sai số điểm "0" do nhiệt độ, dao động lực đo, biến động chỉ thị.

- Đo so sánh:

Chỉ thị của thiết bị đo chỉ cho ta biết sai lệch của giá trị đo so với giá trị mẫu. Muốn biết giá trị của đại lượng đo phải biết giá trị mẫu (mẫu cần giống chi tiết về hình dạng, độ lớn).

Đo theo phương pháp đo so sánh sẽ chính xác hơn.

3. Đo trực tiếp và gián tiếp

(Quan hệ giữa các giá trị của đại lượng cần tìm và các đại lượng đo được)

Phương trình biểu diễn phép đo:

Q = x (1-1)

Q: Đại lượng cần tìm

x: Giá trị chỉ thị

- Đo trực tiếp:

Kết quả của phép đo (chỉ số x của cơ cấu chỉ thị) chính là giá trị của đại lượng cần tìm Q (đo đường kính bằng panme, thước cặp...)

- Đo gián tiếp:

Giá trị của đại lượng cần tìm không thể đọc trực tiếp từ chỉ số của dụng cụ đo, mà nó có quan hệ với một hay nhiều đại lượng đo trực tiếp theo một hàm số nào đó (đo góc thông qua đo các độ dài theo quan hệ lượng giác).

1.2. ĐƠN VỊ ĐO

Từ năm 1968 nước ta ban hành đơn vị đo lường hợp pháp mà nó dựa trên hệ thống đơn vị quốc tế SI. Hệ thống này xây dựng trên 7 đơn vị cơ bản.

SỐ TT ĐẠI LƯỢNG TÊN GỌI KÍ HIỆU

1 Chiều dài mét m

2 Khối lượng kilôgam kg

3 Thời gian giây s

4 Cường độ dòng điện ampe A

5 Nhiệt độ động lực kelvin oK

6 Lượng vật chất mol mol

7 Cường độ chiếu sáng candela Cd

2 ĐƠN VỊ BỔ SUNG

1 Góc phẳng radian Rad

2 Góc không gian steradian sr

studentNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ