ktd10. Sự tạo thành các chuyển đổi đo lường

836 0 0
                                    

10. Sự tạo thành các chuyển đổi đo lường

Định nghĩa chuyển đổi đo lường (cảm biến)

Chuyển đổi đo lường là bộ phận của cấu trúc đo lường có nhiệm vụ tiếp nhận biến thiên của kích thước đo (tín hiệu vào chuyển đổi) để đưa tín hiệu vào bộ chuyển đổi, chế biến thành tín hiệu ra thể hiện trên cơ cấu chỉ thị. Chuyển đổi là bộ phận cấu trúc đo cơ bản và quan trọng nhất, có tính chất quyết định về phương pháp và khả năng đo lường của thiết bị đo.

Cơ sở để tạo ra chuyển đổi đo lường

Cơ sở để tạo ra chuyển đổi đo lường là mối quan hệ vật lý giữa các đại lượng vào là yếu tố cần đo (kích thước hoặc biến thiên kích thước) và đại lượng ra là các phương tiện chỉ thị khác nhau (chuyển vị của kim chỉ thị, biến thiên áp suất, điện áp...). Do đó để tạo ra một chuyển đổi đo lường cần phân tích kỹ mối quan hệ vật lý có liên quan đến yếu tố cần đo.

Cách chọn các nguyên lý của chuyển đổi

Việc chọn nguyên lý của chuyển đổi dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố sau:

- Điều kiện thực tiễn để chế tạo và sử dụng chuyển đổi;

- Độ nhạy của chuyển đổi;

- Mức độ tuyến tính của đặc tính làm việc của chuyển đổi;

- Khả năng truyền chuẩn cho chuyển đổi và chức năng của nó trong hệ thống trang bị.

Việc chọn các nguyên lý của chuyển đổi có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của công tác nghiên cứu, thiết kế các phương tiện đo.

Chú ý:

Nói chung các chuyển đổi đo lường thường được kết hợp với bộ khuếch đại để làm mạnh tín hiệu ra khỏi chuyển đổi. Các chuyển đổi đơn giản như chuyển đổi cơ khí, quang học, quang cơ không thể tách riêng với bộ khuếch đại. Chuyển đổi dùng điện và thủy khí có cấu tạo tách biệt với bộ khuếch đại.

Khi đại lượng vào và đại lượng ra có cùng tính chất vật lý thì chuyển đổi được gọi là chuyển đổi không biến đổi tín hiệu. Ngược lại thì chuyển đổi được gọi là chuyển đổi có biến đổi tín hiệu.

studentNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ