Kế toán ngân sách và nghiệp v...

By PhuongQuynh5

19.1K 26 6

More

Kế toán ngân sách và nghiệp vụ kho bạc

19.1K 26 6
By PhuongQuynh5

 A. LOẠI I - TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Nhóm 1100- TIỀN

1. Tài khoản 1110 - Tiền mặt

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của Quỹ tiền mặt tại các đơn vị KBNN, gồm: Tiền Việt Nam và ngoại tệ.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán tài khoản 1110 - Tiền mặt, các đơn vị phải chấp hành các nguyên tắc sau:

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kho quỹ, chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình thu, chi của KBNN. Luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi trên sổ kế toán với sổ quĩ và số tiền thực tế ở mọi thời điểm.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kho tiền, các quy trình, thủ tục nhập, xuất quỹ do KBNN quy định.

- Kế toán tiền mặt phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ. Đồng thời, phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

- Kế toán tiền mặt phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản tiền mặt được nhập kho, quỹ.

- Số tiền phát hiện thừa khi kiểm kê quỹ.

- Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá tăng).

Bên Có:

- Các khoản tiền mặt xuất kho, quỹ.

- Số tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê quỹ.

 - Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá giảm).

 Số dư Nợ:

 Số tiền mặt bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ còn tại kho, quỹ.

 Tài khoản 1110 – Tiền mặt có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

 (1) Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt bằng Đồng Việt Nam tại KBNN.

Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam: Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ giao dịch, tình hình nhập, xuất tiền trong kho.

+ Tài khoản 1113 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng Đồng Việt Nam: Tài khoản này phản ánh lượng tiền mặt còn đang chờ kiểm đếm để nhập quỹ KBNN.

(2) Tài khoản 1121 - Ngoại tệ: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ tại KBNN.

Tài khoản 1121 – Ngoại tệ có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1122 - Tiền mặt bằng ngoại tệ: Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi bằng ngoại tệ tại quỹ giao dịch, tình hình xuất nhập ngoại tệ trong kho.

+ Tài khoản 1123 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng ngoại tệ: Tài khoản này phản ánh lượng ngoại tệ còn đang chờ kiểm đếm và đã kiểm đếm để nhập quỹ KBNN.

2. Tài khoản 1130 - Tiền gửi ngân hàng

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm tiền gửi không kỳ hạn của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại. Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn bao gồm: Tiền Việt Nam và ngoại tệ.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

Khi kế toán tài khoản 1130 - Tiền gửi ngân hàng các đơn vị phải chấp hành các nguyên tắc sau:

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ của Nhà nước.

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác số hiện có và tình hình thu, chi của KBNN. Luôn đảm bảo khớp đúng giữa sổ kế toán và thực tế ở mọi thời điểm.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ; Đồng thời, phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng.

- Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá lại số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng).

Bên Có:

- Các khoản tiền gửi rút từ ngân hàng.

- Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá lại số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm).

Số dư Nợ:

Số tiền của KBNN còn gửi ở ngân hàng.

Tài khoản 1130 – Tiền gửi ngân hàng có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1131 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại.

Tài khoản 1131 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam có 7 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1132 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1133 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1134 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1135 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1136 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1137 - Tiền gửi ngân hàng bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1139 - Tiền gửi ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại các Ngân hàng khác ngoài các Ngân hàng đã nêu trên.

(2) Tài khoản 1141 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại.

Tài khoản 1141 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ có 7 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1142 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1143 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1144 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1145 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1146 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1147 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1149 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại các Ngân hàng khác ngoài các Ngân hàng đã nêu trên.

3. Tài khoản 1170 - Tiền đang chuyển

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của KBNN trong các trường hợp đã làm thủ tục chuyển tiền vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, hoặc điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các KBNN mà chưa nhận được biên bản giao nhận tiền.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản tiền, gồm:

+ Tiền mặt nộp vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;

+ Khoản điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các đơn vị KBNN khi chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền.

- Kế toán phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản tiền đang chuyển.

- Kế toán tiền đang chuyển phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ:

+ Mã KBNN: Mã của KBNN nơi thực hiện giao dịch.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản tiền nộp vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có;

- Số tiền đang điều chuyển giữa các đơn vị Kho bạc chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền;

Bên Có:

- Số báo Có hoặc Bảng sao kê số tiền đã ghi tăng tài khoản tại ngân hàng;

- Số vốn điều chuyển bằng tiền mặt đã nhận được Biên bản giao nhận tiền.

Số dư Nợ:

- Phản ánh các khoản tiền nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có.

- Phản ánh số tiền đang điều chuyển trên đường chưa có biên bản giao nhận tiền.

Tài khoản 1170 – Tiền đang chuyển có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam: Phản ánh số tiền đang chuyển bằng tiền Việt Nam.

(2) Tài khoản 1172 - Tiền đang chuyển bằng ngoại tệ: Phản ánh số tiền đang chuyển bằng ngoại tệ.

4. Tài khoản 1180 – Kim loại quý, đá quý

4.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý được quy ra Đồng Việt Nam, gồm cả số kim loại quý, đá quý trong kho tại KBNN và số kim loại quý, đá quý gửi tại ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kim loại quí, đá quí của Nhà nước.

- Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng loại kim loại quý, đá quý. Đồng thời, phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá được định giá thống nhất trong hệ thống KBNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để hạch toán trên sổ kế toán.

- Kế toán kim loại quý, đá quý phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ:

+ Mã KBNN: Kho bạc Nhà nước nơi phát sinh giao dịch.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý nhập kho của KBNN; hoặc được KBNN gửi tại ngân hàng.

- Giá trị tăng khi thực hiện điều chỉnh giá kim loại quý, đá quý trong kho của KBNN; hoặc của KBNN gửi tại ngân hàng theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên Có:

- Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý xuất ra khỏi kho của KBNN hoặc số kim loại quý đá quý do KBNN rút ra từ Ngân hàng.

- Giá trị giảm khi điều chỉnh giá kim loại quý, đá quý trong kho của KBNN hoặc của KBNN gửi tại ngân hàng theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Số dư Nợ:

Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý còn lại tại kho của KBNN hoặc gửi tại ngân hàng.

Tài khoản 1180 – Kim loại quý, đá quý có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1181 - Kim loại quý, đá quý trong kho: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý được để trong kho của KBNN.

(2) Tài khoản 1186 - Kim loại quý, đá quý gửi ngân hàng: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại ngân hàng.

Tài khoản 1186 - Kim loại quý, đá quý gửi ngân hàng có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1187 - Kim loại quý, đá quý gửi Ngân hàng nhà nước: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại Ngân hàng nhà nước.

+ Tài khoản 1188 - Kim loại quý, đá quý gửi Ngân hàng thương mại: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại Ngân hàng thương mại.

II. NHÓM 12 - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN.

1. Tài khoản 1210 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ có thời hạn nhỏ hơn 1 năm và các khoản cho vay có thời hạn thu hồi nhỏ hơn 1 năm.

1.2 Nguyên tắc hạch toán

Kế toán tài khoản 1210 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, kế toán phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước về tiền gửi có kỳ hạn.

Kế toán tiền gửi có kỳ hạn phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của Nhà nước.

- Kế toán các khoản cho vay, đầu tư tài chính ngắn hạn phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về chế độ tín dụng và các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản lãi hoặc phí của các khoản tiền gửi, lãi cho vay ngắn hạn.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua Kho bạc theo các chương trình, mục tiêu chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

- Kế toán chi tiết đầu tư tài chính ngắn hạn phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ:

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Chỉ áp dụng đối với TK 1231 – Cho vay ngắn hạn, ghi theo mã số của đơn vị đi vay.

+ Mã KBNN: Nơi phát sinh giao dịch.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ được gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

- Phản ánh số tiền đã cho vay ngắn hạn.

Bên Có:

- Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn được rút ra khỏi ngân hàng.

- Phản ánh số nợ gốc cho vay được thu hồi theo giá trị ghi sổ.

Số dư Nợ:

Phản ánh giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm số tiền gửi có kỳ hạn và số nợ gốc cho vay chưa thu hồi, chưa xử lý.

Tài khoản 1210 – Đầu tư tài chính ngắn hạn có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1211 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam:Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam của đơn vị tại các Ngân hàng.

Tài khoản 1211 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam có 7 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1212 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1213 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1214 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1215 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1216 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1217 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1219 - Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại các Ngân hàng khác ngoài các Ngân hàng đã nêu trên.

(2) Tài khoản 1221 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của đơn vị tại các Ngân hàng.

Tài khoản 1221 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ có 7 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1222 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1223 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1224 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1225 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1226 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1227 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1229 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của KBNN tại các Ngân hàng khác ngoài các Ngân hàng đã nêu trên.

(3) Tài khoản 1231 - Cho vay ngắn hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản cho vay ngắn hạn (hợp đồng cho vay dưới 12 tháng).

2. Tài khoản 1290 - Đầu tư tài chính ngắn hạn khác

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác, bao gồm các khoản đầu tư tài chính không phải là các khoản tiền gửi có kỳ hạn và cho vay ngắn hạn, có thời hạn nhỏ hơn 1 năm.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước về đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản lãi hoặc phí của các khoản đầu tư ngắn hạn khác.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua Kho bạc theo các chương trình, mục tiêu chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

- Kế toán đầu tư tài chính ngắn hạn khác phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN: Mã Kho bạc nơi phát sinh giao dịch

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác.

Bên Có:

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác được thu hồi.

Số dư Nợ:

Phản ánh giá trị còn lại các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác đang nắm giữ.

Tài khoản 1290 – Đầu tư tài chính ngắn hạn khác có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 1291 - Đầu tư tài chính ngắn hạn khác: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác của đơn vị.

III. Nhóm 13 - PHẢI THU

1. Tài khoản 1310 – Tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý.

1.1. Mục đích

Tài khoản dùng để phản ánh các khoản vốn bằng tiền thiếu, giá trị tài sản thiếu và các khoản tổn thất chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Mọi trường hợp phát hiện các khoản vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này trường hợp vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý.

- Kế toán tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý phải kết hợp mã tài khoản kế toán với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN: Mã KBNN nơi phát sinh nghiệp vụ.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh sô vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý;

- Phản ánh tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chờ xử lý.

Bên Có:

Kết chuyển các khoản vốn bằng tiền thiếu, tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác đã xác định được nguyên nhân vào các tài khoản liên quan theo quyết định xử lý;

Số dư Nợ:

Số vốn bằng tiền thiếu, giá trị tài sản thiếu và các khoản tổn thất khác chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.

Tài khoản 1310 - Tài sản thiếu và các khoản tổn thất chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1311 - Các khoản vốn bằng tiền thiếu chờ xử lý: Phản ánh các khoản vốn bằng tiền thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý và tình hình xử lý khoản tiền thiếu đó;

(2) Tài khoản 1319 - Tài sản thiếu và tổn thất khác chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu các các khoản tổn thất chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý và tình hình xử lý tài sản thiếu các các khoản tổn thất khác đó.

2. Tài khoản 1320 - Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu về số ngoại tệ đã thanh toán hộ cho các dự án do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính bảo lãnh nhưng đến hạn trả nợ vẫn chưa thanh toán được nợ cho phía nước ngoài.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết và theo dõi thanh toán theo từng lần bảo lãnh (theo số hợp đồng ứng vốn);

- Kế toán các khoản phải thu từ các khoản thanh toán bảo lãnh bằng ngoại tệ phải được hạch toán chi tiết theo nguyên tệ, đồng thời phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thống nhất do Bộ Tài chính;

- Kế toán chi tiết các khoản phải thu từ thanh toán bảo lãnh phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã số của đơn vị được bảo lãnh.

+ Mã KBNN: Mã KBNN nơi phát sinh giao dịch.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số ngoại tệ đã thanh toán cho phía nước ngoài hộ cho các dự án.

Bên Có:

- Phản ánh số ngoại tệ thu hồi được từ các dự án khi đến hạn.

- Phản ánh số chi ngân sách đối với khoản ngoại tệ đã thanh toán hộ cho dự án trong trường hợp dự án không thể trả được nợ, phải làm thủ tục xóa nợ (Nếu có).

Số dư Nợ:

Phản ánh số ngoại tệ đã thanh toán hộ các dự án chưa thu hồi được.

Tài khoản 1320 – Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 1321 - Phải thu về các khoản thanh toán bảo lãnh: Dùng để phản ánh các khoản phải thu về số ngoại tệ đã thanh toán hộ cho các dự án do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính bảo lãnh nhưng đến hạn trả nợ vẫn chưa thanh toán được nợ cho phía nước ngoài.

3. Tài khoản 1330 – Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ KBNN như: Lãi cho vay các chương trình mục tiêu, phí thanh toán bằng ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, phải thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ và các khoản phải thu khác,...

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN phải được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu theo từng khoản phải thu, từng nội dung phải thu và từng lần thanh toán.

- Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã của đơn vị có phát sinh quan hệ giao dịch với của KBNN.

+ Mã KBNN: Mã KBNN nơi phát sinh giao dịch.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản nợ phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

Phản ánh số tiền đã thu được từ các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản nợ phải thu từ hoạt động nghiệp vụ Kho bạc chưa thu được tiền.

Tài khoản 1330 – Các khoản phải thu từ hoạt động nghiệp vụ KBNN có 5 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1331 - Phải thu lãi cho vay: Dùng để theo dõi và phản ánh khoản lãi cho vay phải thu từ hoạt động cho vay của KBNN;

(2) Tài khoản 1332 - Phải thu phí thanh toán bằng ngoại tệ: Dùng để theo dõi và phản ánh khoản phí phải thu từ việc thanh toán bằng ngoại tệ;

(3) Tài khoản 1333 - Phải thu về thanh toán mua ngoại tệ: Dùng để theo dõi và phản ánh các khoản tiền đã được chi trả để mua ngoại tệ nhưng chưa nhận được ngoại tệ;

(4) Tài khoản 1334 - Phải thu về thanh toán bán ngoại tệ: Dùng để theo dõi và phản ánh các khoản tiền bằng ngoại tệ đã được xuất bán nhưng chưa nhận được tiền Việt Nam;

(5) Tài khoản 1339 - Các khoản phải thu khác từ hoạt động nghiệp vụ KBNN: Dùng để phản ánh và theo dõi các khoản phải thu khác ngoài các khoản đã nêu trên trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc và tình hình thu hồi các khoản phải thu đó của đơn vị.

4. Tài khoản 1340 - Phải thu về tiền vay đã được nhận nợ

4.1. Mục đích

Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản tiền vay nước ngoài đã nhận nợ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng chưa được chuyển về tài khoản của KBNN hoặc cấp phát trực tiếp cho các dự án (ghi nhận trách nhiệm nợ của Chính phủ với các khoản vay nước ngoài).

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán tài khoản này khi có căn cứ về các khoản vay nợ, nhưng chưa có chứng từ về việc tiền đã chuyển về tài khoản của KBNN hoặc đã được cấp phát cho các đơn vị, dự án.

- Tài khoản này được sử dụng để hạch toán các khoản vay nước ngoài về hỗ trợ ngân sách; vay về cấp phát cho dự án; vay về cho vay lại đã được nhà tài trợ thông báo giải ngân (chuyển tiền) về tài khoản cho đối tượng được hưởng.

- Không hạch toán vào tài khoản này các khoản vay nước ngoài không qua tài khoản đặc biệt.

Kế toán phải thu về tiền vay đã được nhận nợ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA sau:

+ Mã quỹ:

+ Mã cấp ngân sách:

+ Mã KBNN: Mã Kho bạc nhà nước được ghi nhận khoản vay nợ

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số nợ vay khi nhận được thông báo giải ngân của nhà tài trợ về khoản tiền cho vay hỗ trợ ngân sách, cấp phát dự án, cho vay lại cho đối tượng được hưởng.

Bên Có:

Phản ánh số tiền vay đã được chuyển về tài khoản của KBNN, của dự án, của đối tượng cho vay lại.

Số dư Nợ:

Phản ánh khoản nợ vay đã giải ngân nhưng chưa chuyển về tài khoản của đối tượng được hưởng.

Tài khoản 1340 – Phải thu về tiền vay đã được nhận nợ có 4 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1341 – Phải thu về tiền vay hỗ trợ NS đã được nhận nợ.

(2) Tài khoản 1342 – Phải thu về tiền vay cho dự án đã được nhận nợ.

(3) Tài khoản 1343 – Phải thu về tiền vay cho vay lại đã được nhận nợ.

(4) Tài khoản 1349 – Phải thu về tiền vay khác đã được nhận nợ.

5. Tài khoản 1350 – Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh, theo dõi các khoản phải thu của các đơn vị, cá nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tình hình thanh toán, thu hồi các khoản phải thu.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Các khoản phải thu được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, số đã thu, số còn phải thu của tổ chức, cá nhân theo quy định của nhà nước hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.   

- Kế toán chi tiết tài khoản các khoản phải thu phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Mã đơn vị có các khoản thanh toán phải thu hồi;

+ Mã KBNN: Mã KBNN nơi phát sinh nghiệp vụ.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên Có:

Phản ánh số tiền đã thu theo quy định hoặc quyết định.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu theo quy định hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền còn phải thu.

Tài khoản 1350 có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 1351 - Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

6. Tài khoản 1360 - Phải thu về tạm ứng tồn ngân kho bạc

6.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng tồn ngân của KBNN với NSNN (cấp trung ương và cấp tỉnh) theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Tổng giám đốc KBNN.

6.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này các khoản tạm ứng tồn ngân của KBNN cho các cấp ngân sách khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc của Tổng giám đốc KBNN.

- Kế toán chi tiết về tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho NSNN phải được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách: Cấp ngân sách được tạm ứng tồn ngân;

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Giá trị mã tổ chức ngân sách được tạm ứng tồn ngân;

+ Mã KBNN: Mã kho bạc nhà nước nơi có phát sinh giao dịch.

6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số đã tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho ngân sách các cấp.

Bên Có:

Số thu hồi tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho ngân sách các cấp.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tạm ứng tồn ngân Kho bạc cho ngân sách các cấp chưa được thu hồi.

Tài khoản 1360 có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1361 - Phải thu về tạm ứng vốn tồn ngân Kho bạc cho ngân sách nhà nước:

Tài khoản này được sử dụng để hạch toán, theo dõi số tạm ứng vốn KBNN cho các cấp ngân sách.

(2) Tài khoản 1369 – Phải thu về tạm ứng tồn ngân khác:

Tài khoản này được sử dụng trong trường hợp KBNN tạm ứng vốn KBNN khác cho các cơ quan, đơn vị.

7. Tài khoản 1370 – Thanh toán quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng

7.1. Mục đích

Tại KBNN tỉnh, thành phố: Tài khoản này được mở tại KBNN tỉnh, thành phố để phản ánh các khoản để thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng và kết chuyển về KBNN trung ương để quyết toán với Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.

Tại KBNN trung ương: Tài khoản này được mở tại KBNN để phản ánh quan hệ thanh toán giữa KBNN trung ương với KBNN các tỉnh, thành phố về số vốn thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc ngân sách trung ương do các KBNN tỉnh, thành phố chuyển về.

7.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tại KHNN trung ương: Kế toán chi tiết mở sổ theo dõi theo từng KBNN tỉnh, thành phố.

- Tại KBNN tỉnh, thành phố: Định kỳ theo quy định, tài khoản này được kết chuyển toàn bộ số dư về KBNN trung ương.

- Kế toán quỹ hoàn thuế GTGT phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã địa bàn: Giá trị mã địa bàn tương ứng với KBNN có quan hệ với KBNN về thanh toán quỹ hoàn thuế;

+ Mã KBNN: Mã KBNN có phát sinh giao dịch.

7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

7.3.1. Tại KBNN tỉnh, thành phố

Bên Nợ:

Phản ánh số hoàn thuế GTGT đã thanh toán cho các đối tượng.

Bên Có:

Phản ánh số thanh toán hoàn thuế GTGT đã được đối chiếu và chuyển về KBNN.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền đã thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng chưa thanh toán với KBNN.

7.3.2. Tại KBNN trung ương

Bên Nợ:

Phản ánh số thanh toán về thuế GTGT do KBNN các tỉnh, thành phố chuyển về.

Bên Có:

Phản ánh số thanh toán hoàn thuế GTGT với Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.

Số dư Nợ:

Số thanh toán hoàn thuế GTGT chưa được xử lý.

Tài khoản 1370 – thanh toán quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 1371 - Thanh toán quỹ hoàn thuế GTGT:

+ Tại KBNN tỉnh, thành phố: Phản ánh các khoản thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đối tượng và kết chuyển về Trung ương để quyết toán với Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.

+ Tại KBNN trung ương: Phản ánh quan hệ thanh toán giữa KBNN với KBNN các tỉnh, thành phố về số vốn thanh toán hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc ngân sách trung ương do các KBNN tỉnh, thành phố chuyển về.

8. Tài khoản 1390 - Phải thu trung gian

8.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian được sử dụng để hạch toán kế toán cho một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phù hợp với quy trình xử lý nghiệp vụ của hệ thống Tabmis và để xác định rõ trách nhiệm của các phòng, ban các bộ phận và các cá nhân trong quy trình ghi chép hạch toán kế toán.

8.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản 1390 là tài khoản trung gian về các khoản phải thu, phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến một số tài khoản khác. Khi phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế qua tài khoản này không làm thay đổi bản chất kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các tài khoản kế toán liên quan đến nghiệp vụ và các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính định kỳ.

- Tài khoản này được sử dụng để hạch toán cho những nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh mà theo quy trình hệ thống không thể hạch toán trực tiếp vào các tài khoản khác. Theo quy trình hệ thống phải hạch toán qua Tài khoản trung gian 1390, sau đó mới được kết chuyển vào các tài khoản khác có liên quan.

- Các khoản thu thuế, phí, lệ phí được phản ánh thông qua chương trình quản lý thu thuế sau đó được giao diện vào phân hệ quản lý thu trong Tabmis (AR) để thực hiện phân chia và ghi nhận theo tỷ lệ quy định cho các cấp ngân sách; Các khoản vay về cho vay lại đối với trường hợp nhà tài trợ không thực hiện giải ngân thông qua tài khoản đặc biệt của đối tượng thụ hưởng.

- Tài khoản này còn được hạch toán trong các trường hợp phản ánh thu Ngân sách Nhà nước cho các kỳ khác với kỳ hiện hành của bộ sổ kế toán đang mở (Nếu có), để phản ánh đúng tình hình thu ngân sách nhà nước đúng theo năm ngân sách và đúng luồng tiền của năm hiện hành.

- Tài khoản này cũng được hạch toán phản ánh các khoản phải thu về các khoản đã chi trong trường hợp phải điều chuyển dự toán đã được chi không đúng theo quy định.

- Các trường hợp cụ thể hạch toán qua từng khoản vay được quy định trong phần “Phương pháp hạch toán”.

- Hạch toán các nghiệp vụ qua tài khoản trung gian, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN: Mã KBNN có phát sinh giao dịch.

8.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Hạch toán đối ứng đối với các nghiệp vụ thực hiện trên phân hệ quản lý thu – AR.

- Hạch toán đối ứng với khoản điều chỉnh giảm thu NSNN năm hiện tại trong trường hợp điều chỉnh khoản thu về ngân sách năm trước hoặc năm sau.

- Hạch toán đối ứng với trường hợp kiểm tra cắt chuyển số dư tiền gửi của đơn vị sử dụng ngân sách sang nộp thuế.

- Hạch toán đối ứng với trường hợp kiểm tra số dư dự toán và chuyển số dư dự toán của đơn vị sang nộp thuế.

- Hạch toán đối ứng khi ghi nhận được thông báo của nhà tài trợ về việc thưc hiện thanh toán trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển thẳng cho đơn vị cho vay lại.

- Tái phân loại lại những khoản chi theo dự toán không đúng quy định để điều chỉnh dự toán.

Bên Có:

- Hạch toán đối ứng đối với các nghiệp vụ thực hiện trên phân hệ quản lý thu – AR.

- Hạch toán đối ứng với khoản điều chỉnh khoản thu về ngân sách năm trước hoặc năm sau.

- Hạch toán đối ứng với trường hợp thu ngân sách từ tài khoản tiền gửi hoặc từ dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách.

- Hạch toán đối ứng với việc đối tượng vay lại ghi nhận nợ vay.

- Kết chuyển sang tài khoản chi tương ứng sau khi đã điều chỉnh dự toán.

Số dư Nợ:

Là những khoản đã chi theo dự toán giao không đúng đã được trả lại để điều chỉnh.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 sau:

(1) Tài khoản 1392 - Phải thu trung gian - AR:

- Dùng để hạch toán đối với các khoản thu thuế, phí, lệ phí đối với đối tượng nộp thuế là đơn vị sử dụng ngân sách trực tiếp trên phân hệ quản lý thu – AR hoặc thông qua chương trình quản lý thu thuế sau đó mới được giao diện vào Tabmis AR để ghi thu và phân chia tỷ lệ thu cho các cấp ngân sách; Các khoản vay về cho vay lại đối với trường hợp nhà tài trợ không thực hiện giải ngân thông qua tài khoản đặc biệt của đối tượng thụ hưởng.    

- Dùng để hạch toán đối với các khoản thu phát sinh trong năm hiện tại nhưng được tính vào số thu ngân sách trong năm ngân sách trước hoặc năm ngân sách sau đó. Để hạch toán nghiệp vụ này kế toán phải hach toán 2 bút toán: (1) Ghi nhận tăng thu khoản thu đối ứng với bên nợ của tài khoản này theo ngày hiệu lực của năm ngân sách được ghi nhận, (2) Ghi nhận tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (hoặc các khoản phải thu) đối ứng với Bên Có của tài khoản này theo ngày hiệu lực của ngày có phát sinh giao dịch.

- Đối với trường hợp ghi nhận khoản thu của năm trước (nếu có), thì tại năm ngân sách được ghi nhận khoản thu sẽ có số dư Nợ của tài khoản này tương ứng với số thu được ghi nhận.

- Đối với trường hợp ghi nhận khoản thu của năm sau (nếu có), thì tại năm ngân sách năm nay sẽ có số dư Có của tài khoản này tương ứng với số tiền đã thu được.

(2) Tài khoản 1393 – Phải thu trung gian để điều chỉnh dự toán: Dùng để hạch toán phản ánh các khoản phải thu về các khoản đã chi để trả lại dự toán trong trường hợp phải điều chuyển dự toán đã được chi không đúng theo quy định. Sau khi phản ánh các khoản chi không đúng sang Tài khoản 1393 - Phải thu trung gian để điều chỉnh dự toán, dự toán còn lại sẽ được tăng lên tương ứng. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, kế toán kết chuyển số liệu từ tài khoản này sang tài khoản chi tương ứng với dự toán đã được điều chỉnh.

IV. NHÓM 15 - TẠM ỨNG VÀ ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN

1. Tài khoản 1510 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số tạm ứng của NSNN khi chưa đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán kinh phí thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán được giao sau đó thanh toán với KBNN theo đúng nội dung, thời hạn theo quy định của Bộ trưởng BTC (bao gồm tạm ứng kinh phí chi thường xuyên bằng dự toán, tạm ứng chi thường xuyên bằng lệnh chi tiền; tạm ứng chi thường xuyên thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước).

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định.

- Theo dõi chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí.

- Kế toán chi tiết tạm ứng chi thường xuyên phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách: Mã đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng;

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án);

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã nguồn NSNN (mã tính chất nguồn kinh phí).

- Đến cuối thời gian chỉnh lý cơ quan Tài chính/ KBNN sẽ thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước bằng cách tạo ra một bút toán chuyển số dư từ tài khoản tạm ứng sang tài khoản tạm ứng chi thường xuyên trung gian 1610. Khi đó số dư tài khoản tạm ứng chi thường xuyên sẽ bằng không. Sau khi thực hiện chương trình chuyển nguồn, kế toán sẽ chuyển từ TK tạm ứng chi thường xuyên trung gian về tài khoản tạm ứng chi thường xuyên.

1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên, bao gồm kinh phí giao tự chủ, giao khoán và kinh phí không giao tự chủ giao khoán bằng dự toán và bằng chi tiền.

Bên Có:

- Phản ánh giảm tạm ứng kinh phí thường xuyên do thu hồi tạm ứng;

- Chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách thường xuyên khi có đủ điều kiện chi.

- Kết chuyển để tái phân loại các khoản tạm ứng.

Số dư Nợ:

Phản ánh số còn tạm ứng chi thường xuyên chưa thanh toán.

Tài khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên có số dư = 0 tại thời điểm chương trình thực hiện việc chuyển dự toán sang năm sau. Khi đó toàn bộ số dư tạm ứng chi thường xuyên được chuyển sang năm sau sẽ được tái phân loại (kết chuyển) sang tài khoản trung gian.

Tài khoản 1510 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1511 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán: Phản ánh các khoản tạm ứng thanh toán kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán.

Tài khoản 1511 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán có 2 TK cấp 3:

+ Tài khoản 1513 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng thanh toán kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên và dự toán thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Tài khoản 1516 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán lệnh chi.

(2) Tài khoản 1521 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán: Phản ánh các khoản tạm ứng thanh toán kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán.

Tài khoản 1521 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán có 2 TK cấp 3:

+ Tài khoản 1523 Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên và dự toán thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Tài khoản 1526 Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi: Tài khoản này dùng để hạch toán số tạm ứng kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được giao bằng dự toán lệnh chi.

2. Tài khoản 1550 – Ứng trước kinh phí chi thường xuyên.

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số ứng trước của NSNN để thanh toán kinh phí thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi đơn vị thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau nhưng phải thực hiện ngay trong năm, hoặc chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ:

+ Việc chi ứng trước dự toán ngân sách trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước.

+ Việc chi ứng trước ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Chủ tịch ủy ban nhân dân quyết định và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước.

+ Hạch toán tài khoản này phải căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định.

- Kế toán các khoản ứng trước chi thường xuyên phải theo dõi chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí.

- Kế toán chi tiết TK tạm ứng phải kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã nguồn NSNN (Hạch toán chi tiết theo mã tính chất nguồn kinh phí)

- Đến cuối ngày 31/12, cơ quan tài chính/KBNN sẽ thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước bằng cách tạo ra một bút toán chuyển số dư từ tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên sang TK ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian. Số dư tài khoản ứng trước sẽ bằng 0. Sang đầu năm sau kế toán sẽ chuyển từ TK ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian về tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên.

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên, bao gồm kinh phí giao tự chủ, giao khoán và kinh phí không giao tự chủ giao khoán bằng dự toán và bằng chi tiền.

- Kết chuyển tái phân loại trở lại từ tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian.

Bên Có:

- Phản ánh giảm ứng trước kinh phí thường xuyên do thu hồi số ứng trước.

- Kết chuyển sang tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên tại thời điểm cuối năm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số ứng trước kinh phí chi thường xuyên tại thời điểm cuối năm chưa thu hồi.

Tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên có số dư = 0 tại thời điểm từ sau khi tái phân loại đến khi tái phân loại trở lại, khi đó toàn bộ số dư tạm ứng được chuyển sang năm sau sẽ được tái phân loại (kết chuyển) sang tài khoản trung gian.

Tài khoản 1550 - Tạm ứng và ứng trước kinh phí chi thường xuyên, có 4 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1551 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán: Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán.

Tài khoản 1551 có 2 Tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1553 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên ứng trước và dự toán thường xuyên ứng trước thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tài khoản 1553 có 2 tài khoản cấp 4:

• Tài khoản 1554 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên ứng trước và dự toán thường xuyên ứng trước thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia nhưng chưa đủ các điều kiện để tính vào thực chi.

• Tài khoản 1557 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán đã đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên ứng trước và dự toán thường xuyên ứng trước thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã đủ các điều kiện để tính vào thực chi ngân sách.

+ Tài khoản 1563 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên ứng trước giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán lệnh chi.

(2) Tài khoản 1571 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán.

Tài khoản 1571 có 4 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 1573 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên ứng trước và dự toán thường xuyên ứng trước thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với dự toán thường xuyên ứng trước không thuộc chương trình, mục tiêu thì không gắn với mã chương trình mục tiêu; Đối với dự toán thường xuyên ứng trước thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với mã chương trinh mục tiêu

Tài khoản 1573 có 2 Tài khoản cấp 4:

• Tài khoản 1574 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán

• Tài khoản 1577 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán có đủ điều kiện thanh toán

+ Tài khoản 1583 Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi. Tài khoản này dùng để hạch toán số ứng trước kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán trước được giao bằng dự toán ứng trước theo hình thức lệnh chi tiền.

Khi hạch toán trên tài khoản này không kêt hợp với mã chương trình mục tiêu.

(3) Tài khoản 1598 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không kiểm soát dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ ứng trước kinh phí nhưng không được kiểm soát số dự toán ứng trước.

(4) Tài khoản 1599 – Tạm ứng chi thường xuyên không kiểm soát dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ tạm ứng kinh phí nhưng không được kiểm soát số dự toán đã giao cho đơn vị. Tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trường hợp tạm ứng cho các xã, phường khi chưa xác định được các khoản cụ thể.

V. NHÓM 16 - TẠM ỨNG VÀ ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI THUỜNG XUYÊN TRUNG GIAN

1. Tài khoản 1610 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên trung gian

1.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng để tái phân loại các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước vào thời điểm cuối thời gian chỉnh lý quyết toán.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tái phân loại cuối năm khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên là bước bắt buộc phải thực hiện khi cơ quan tài chính quyết định chuyển nguồn tạm ứng kinh phí chi thường xuyên năm trước

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản tạm ứng giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên bằng số tạm ứng được tái phân loại.

- Cuối thời gian chỉnh lý, các khoản tạm ứng sẽ được chuyển vào TK tạm ứng trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản tạm ứng, khoản tạm ứng chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK tạm ứng trung gian về TK tạm ứng tương ứng.

- Khi thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng, người dùng phải chọn kỳ kế toán là kỳ điều chỉnh.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp các đoạn mã tương ứng với tài khoản gốc như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên còn lại trên tài khoản Tạm ứng Kinh phí chi thường xuyên phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Bên Có:

Phản ánh số giảm tạm ứng trung gian chuyển trả lại tài khoản tạm ứng vào đầu năm sau.

Số dư Nợ:

Số dư tạm ứng được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản này có số dư tại thời điểm chương trình chuyển dự toán sang năm sau.

Tài khoản 1610 – Tạm ứng và ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1611 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1611 có 2 Tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 1613: Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán trung gian.

+ Tài khoản 1616: Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền trung gian.

(2) Tài khoản 1621 - Tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1621 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 1623 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán trung gian

+ Tài khoản 1626 - Tạm ứng chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi trung gian

2. Tài khoản 1650 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian

2.1. Mục đích

Là tài khoản trung gian dùng để tái phân loại các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên còn chưa thu hồi trong kỳ cuối cùng của năm trước vào thời điểm cuối năm.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tái phân loại cuối năm khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên là bước bắt buộc phải thực hiện khi chuyển nguồn ứng từ dự toán ứng trước kinh phí chi thường xuyên sang năm sau.

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản ứng trước giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên bằng số ứng trước kinh phí chi thường xuyên được tái phân loại.

- Vào ngày 31/12, các khoản ứng trước sẽ được chuyển vào TK ứng trước trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản ứng trước, khoản ứng trước từ dự toán ứng trước chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK ứng trước trung gian về TK ứng trước tương ứng.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp các đoạn mã tương ứng với tài khoản gốc như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên còn lại trên tài khoản ứng trước kinh phí chi thường xuyên phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối năm.

Bên Có:

Phản ánh số giảm ứng trước trung gian chuyển trả lại tài khoản ứng trước vào đầu năm sau.

Số dư Nợ:

Số dư ứng trước được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1650 - ứng trước kinh phí chi thường xuyên trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1651 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước Kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1651 có 2 Tài khoản cấp 3 sau:

+ Tài khoản 1653 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán trung gian.

Tài khoản 1653 có 2 Tài khoản cấp 4 sau:

• Tài khoản 1654 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

• Tài khoản 1657 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

+ Tài khoản 1663 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền trung gian.

(2) Tài khoản 1671 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trứơc Kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1671 có 2 Tài khoản cấp 3 sau:

+ Tài khoản 1673 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán trung gian.

Tài khoản 1673 có 2 Tài khoản cấp 4 sau:

• Tài khoản 1674 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

• Tài khoản 1677 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

+ Tài khoản 1683 - Ứng trước kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi trung gian.

VI. NHÓM 17 - TẠM ỨNG, ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Tài khoản 1710 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước về kinh phí chi đầu tư XDCB và chi chương trình mục tiêu (có tính chất đầu tư) của NSNN các cấp.

Khi các khoản tạm ứng, ứng trước có đủ hồ sơ chứng từ chi và dự toán được phê duyệt sẽ được kết chuyển sang tài khoản thực chi.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư.

- Hạch toán khoản chi tạm ứng, ứng trước phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao trong năm và dự toán ứng trước.

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về đầu tư XDCB phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách;

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN.

1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB.

- Kết chuyển từ tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB trung gian sau khi chạy chương trình chuyển dự toán.

Bên Có:

- Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách về đầu tư XDCB.

- Phản ánh số ứng trước chưa có đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước có đủ điều kiện thanh toán.

- Kết chuyển số kinh phí tạm ứng, ứng trước sang tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tưXDCB trung gian khi xử lý cuối năm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số kinh phí chi đầu tư XDCB còn tạm ứng, ứng trước chưa thanh toán và kết chuyển sang tài khoản thực chi.

Tài khoản 1710 – tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1711- Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB. Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi đầu tư XDCB do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

Tài khoản 1711 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi, như sau:

+ Tài khoản 1713 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán.

+ Tài khoản 1716- Tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền.

(2) Tài khoản 1721 - Ứng trước kinh phí đầu tư XDCB. Tài khoản này phản ánh số ứng trước chi đầu tư XDCB thuộc kinh phí năm sau.

Tài khoản 1721 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi, như sau:

+ Tài khoản 1723- Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán

Tài khoản 1723- Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán được theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1724- Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán chưa có đủ điều kiện thanh toán.

• Tài khoản 1727- Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng dự toán có đủ điều kiện thanh toán.

+ Tài khoản 1733- Ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền.

2. Tài khoản 1750 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu từ phát triển khác

2.1. Mục đích

- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước về kinh phí chi đầu tư phát triển khác của NSNN các cấp.

- Khi các khoản tạm ứng, ứng trước có đủ hồ sơ chứng từ và dự toán được phê duyệt sẽ chuyển sang thanh toán (thực chi).

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư.

- Hạch toán khoản chi tạm ứng, ứng trước phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao trong năm và dự toán ứng trước.

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về đầu tư phát triển khác phải theo dõi chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã tài khoản kế toán

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách;

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN.

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác.

- Kết chuyển từ tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác trung gian sau khi chạy chương trình chuyển dự toán.

Bên Có:

- Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư đầu tư phát triển khác do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách về đầu tư phát triển khác.

- Phản ánh số ứng trước chưa có đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước có đủ điều kiện thanh toán.

- Kết chuyển số kinh phí tạm ứng/ứng trước sang tài khoản tạm ứng/ứng trước kinh phí chi đầu tưXDCB trung gian khi xử lý cuối năm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số còn tạm ứng, ứng trước chưa thanh toán.

Tài khoản 1750 – Tạm ứng, ứng trước chi đầu tư phát triển khác, có 4 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1751 - Tạm ứng đầu tư phát triển khác. Tài khoản này phản ánh số tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

Tài khoản 1751 - Tạm ứng đầu tư phát triển khác có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi, như sau:

+ Tài khoản 1753 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán.

+ Tài khoản 1756 - Tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền.

(2) Tài khoản 1761 - Ứng trước đầu tư phát triển khác. Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển thuộc kinh phí năm sau.

Tài khoản 1761 - Ứng trước đầu tư phát triển khác có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi, như sau:

+ TK 1763 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển bằng dự toán.

TK 1763 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển bằng dự toán được theo dõi trên tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1764 - Ứng trước kinh phí chi đầu đầu tư XDCB bằng dự toán chưa có đủ điều kiện thanh toán.

• Tài khoản 1767 - Ứng trước kinh phí chi đầu đầu tư XDCB bằng dự toán có đủ điều kiện thanh toán.

+ TK 1773 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển bằng lệnh chi tiền

(3) Tài khoản 1798 - Ứng trước kinh phí chi đầu tư không kiểm soát dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ ứng trước kinh phí nhưng không được kiểm soát bởi dự toán ứng trước.

(4) Tài khoản 1799 – Tạm ứng chi đầu tư không kiểm soát dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí chi đầu tư phát triển đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ tạm ứng kinh phí nhưng không được kiểm soát bởi dự toán trên đã giao cho đơn vị. Tài khoản này cũng dùng để hạch toán trong trường hợp tạm ứng chi đầu tư phát triển cho các xã, phường khi chưa xác định được Chương và các khoản cụ thể.

VII. NHÓM 18 - TẠM ỨNG, ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRUNG GIAN

1. Tài khoản 1810 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB trung gian

1.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để tái phân loại các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB chưa thu hồi trong kỳ cuối cùng của năm trước.

Thời điểm để kết chuyển các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB là thời điểm cuối năm hoặc thời điểm cuối thời gian chỉnh lý quyết toán.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tái phân loại cuối năm khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB là bước bắt buộc phải thực hiện khi cơ quan tài chính quyết định chuyển nguồn tạm ứng, ứng trước của kinh phí chi đầu tư XDCB năm trước.

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản tạm ứng, ứng trước giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên bằng số tạm ứng, ứng trước được tái phân loại.

- Cuối năm, các khoản ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB sẽ được chuyển vào TK ứng trước trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản ứng trước. Khoản ứng trước chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK ứng trước trung gian về TK ứng trước tương ứng.

- Cuối thời gian chỉnh lý, các khoản tạm ứng kinh phí chi đầu tư XDCB sẽ được chuyển vào TK tạm ứng trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản tạm ứng. Khoản tạm ứng chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Sau khi chạy chương trình chuyển nguồn sẽ chuyển từ TK tạm ứng trung gian về TK tạm ứng tương ứng.

- Khi thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng người dùng phải chọn kỳ kế toán là kỳ điều chỉnh.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã tương ứng với tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí đầu tư XDCB, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB còn lại trên tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư XDCB phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối năm hoặc trước khi chạy chương trình chuyển nguồn.

Bên Có:

- Phản ánh số giảm khoản ứng trước trung gian chuyển trả lại tài khoản ứng trước vào đầu năm sau.

- Phản ánh số giảm khoản tạm ứng trung gian chuyển trả lại tài khoản tạm ứng sau khi chạy chương trình chuyển nguồn.

Số dư Nợ:

- Số dư tạm ứng được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

- Số dư ứng trước được tái phân loại vào cuối năm.

Tài khoản 1810 - Tạm ứng, ứng trước KP chi đầu tư XDCB trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1811 - Tạm ứng KP chi đầu tư XDCB trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP chi đầu tư XDCB được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1811 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1813 - Tạm ứng KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP chi đầu tư XDCB giao bằng dự toán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

+ Tài khoản 1816 - Tạm ứng KP chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP chi đầu tư XDCB giao bằng lệnh chi tiền được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý

(2) Tài khoản 1821 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước KP chi đầu tư XDCB được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1821 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1823 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP chi đầu tư XDCB giao bằng dự toán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1823 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:     

• Tài khoản 1824 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

• Tài khoản 1827 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

+ Tài khoản 1833 - Ứng trước KP chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước KP chi đầu tư XDCB được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

2. Tài khoản 1850 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác trung gian

2.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để tái phân loại các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác chưa thu hồi trong kỳ cuối cùng của năm trước.

Thời điểm để kết chuyển các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác là thời điểm cuối năm hoặc thời điểm cuối thời gian chỉnh lý quyết toán

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tái phân loại cuối năm khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác là bước bắt buộc phải thực hiện khi cơ quan tài chính quyết định chuyển nguồn tạm ứng, ứng trước của kinh phí chi đầu tư phát triển khác năm trước.

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản tạm ứng, ứng trước giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên bằng số tạm ứng, ứng trước được tái phân loại.

- Cuối năm, các khoản ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác sẽ được chuyển vào TK ứng trước trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản ứng trước. Khoản ứng trước chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK ứng trước trung gian về TK ứng trước tương ứng.

- Cuối thời gian chỉnh lý, các khoản tạm ứng kinh phí chi đầu tư phát triển khác sẽ được chuyển vào TK tạm ứng trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản tạm ứng. Khoản tạm ứng chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK tạm ứng trung gian về TK tạm ứng tương ứng.

- Khi thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng người dùng phải chọn kỳ kế toán là kỳ điều chỉnh.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã tương ứng với tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí đầu tư phát triển khác, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác còn lại trên tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối năm hoặc cuối thời gian chỉnh lý.

Bên Có:

Phản ánh số giảm khoản tạm ứng, ứng trước trung gian chuyển trả lại tài khoản tạm ứng, ứng trước vào đầu năm sau hoặc sau khi chuyển nguồn dự toán.

Số dư Nợ:

- Số dư ứng trước được tái phân loại vào cuối năm.

- Số dư tạm ứng được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1850 – Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi đầu tư phát triển khác trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1851 - Tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1851 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1853 - Tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác giao bằng dự toán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

+ Tài khoản 1856 - Tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP chi đầu tư phát triển khác giao bằng lệnh chi tiền được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

(2) Tài khoản 1861 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1861 có 2 Tài khoản cấp 3, như sau:

+ TK 1863 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác giao bằng dự toán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1863 có 2 Tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1864 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

• Tài khoản 1867 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

+ Tài khoản 1873 - Ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước KP chi đầu tư phát triển khác được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

VIII. NHÓM 19 – TẠM ỨNG, ỨNG TRƯỚC KINH PHÍ KHÁC

1. Tài khoản 1910 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí uỷ quyền

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước theo quy định cho các đơn vị từ dự toán kinh phí ủy quyền trong trường hợp chưa có đủ điều kiện thanh toán trực tiếp qua KBNN.

Khi các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền có đủ hồ sơ chứng từ và dự toán được phê duyệt sẽ chuyển sang thanh toán (thực chi).

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định.

- Kế toán tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước về kinh phí ủy quyền.

- Kết chuyển các khoản tạm ứng, ứng trước về kinh phí ủy quyền từ tài khoản trung gian.

Bên Có:

- Phản ánh giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi.

- Phản ánh số ứng trước chưa có đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước có đủ điều kiện thanh toán.

- Kết chuyển số kinh phí tạm ứng, ứng trước sang tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền trung gian khi xử lý cuối năm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tạm ứng, ứng trước chi kinh phí ủy quyền chưa đủ điều kiện thanh toán.

Tài khoản 1910 – Tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1911 - Tạm ứng chi kinh phí ủy quyền.

Tài khoản 1911 có 3 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1912 – Tạm ứng kinh phí ủy quyền cho chi thường xuyên.

+ Tài khoản 1916 – Tạm ứng kinh phí ủy quyền cho chi đầu tư.

+ Tài khoản 1919 – Tạm ứng kinh phí ủy quyền khác.

(2) Tài khoản 1921: Ứng trước chi kinh phí ủy quyền.

Tài khoản 1921 có 3 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1922 - Ứng trước kinh phí ủy quyền cho chi thường xuyên

Tài khoản 1922 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1923 - Ứng trước kinh phí ủy quyền cho chi thường xuyên chưa đủ điều kiện thanh toán.

• Tài khoản 1924 - Ứng trước kinh phí ủy quyền cho chi thường xuyên đã đủ điều kiện thanh toán.

+ Tài khoản 1926 - Ứng trước kinh phí ủy quyền cho chi đầu tư.

Tài khoản 1926 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1927 - Ứng trước kinh phí ủy quyền cho chi đầu tư chưa đủ điều kiện thanh toán.

• Tài khoản 1928 - Ứng trước kinh phí ủy quyền cho chi đầu tư đã đủ điều kiện thanh toán.

+ Tài khoản 1929 - Ứng trước kinh phí ủy quyền khác.

2. Tài khoản 1930 – Tạm ứng, ứng trước kinh phí uỷ quyền trung gian

2.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để tái phân loại các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí uỷ quyền chưa thu hồi trong kỳ cuối cùng của năm trước.

Thời điểm để kết chuyển các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền là thời điểm cuối năm hoặc cuối thời gian chỉnh lý quyết toán.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tái phân loại cuối năm khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí uỷ quyền là bước bắt buộc phải thực hiện khi cơ quan tài chính quyết định chuyển nguồn tạm ứng, ứng trước của kinh phí uỷ quyền năm trước.

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản tạm ứng, ứng trước giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên bằng số tạm ứng, ứng trước được tái phân loại.

- Cuối năm, các khoản ứng trước kinh phí uỷ quyền sẽ được chuyển vào TK ứng trước trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản tạm ứng, ứng trước. Khoản ứng trước chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK ứng trước trung gian về TK ứng trước tương ứng.

- Cuối thời gian chỉnh lý, các khoản tạm ứng kinh phí uỷ quyền sẽ được chuyển vào TK tạm ứng trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản tạm ứng. Khoản tạm ứng chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK tạm ứng trung gian về TK tạm ứng tương ứng.

- Khi thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng người dùng phải chọn kỳ kế toán là kỳ điều chỉnh.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã tương ứng với tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (nếu có).

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí uỷ quyền còn lại trên tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí uỷ quyền phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối năm hoặc cuối thời gian chỉnh lý.

Bên Có:

Phản ánh số giảm khoản tạm ứng, ứng trước trung gian chuyển trả lại tài khoản tạm ứng, ứng trước vào đầu năm sau hoặc sau khi chạy chương trình chuyển nguồn.

Số dư Nợ:

- Số dư tạm ứng được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

- Số dư ứng trước được tái phân loại vào cuối năm.

Tài khoản 1930 – Tạm ứng, ứng trước kinh phí ủy quyền trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1931 - Tạm ứng kinh phí uỷ quyền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí uỷ quyền được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1931 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1932 - Tạm ứng kinh phí uỷ quyền cho chi thường xuyên trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng KP uỷ quyền cho chi thường xuyên được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

+ Tài khoản 1936: Tạm ứng kinh phí uỷ quyền cho chi đầu tư trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí uỷ quyền cho chi đầu tư được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

+ Tài khoản 1939: Tạm ứng kinh phí ủy quyền khác trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí uỷ quyền trong trường hợp chưa xác định là chi thường xuyên hoặc chi đầu tư được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

(2) Tài khoản 1941 - Ứng trước kinh phí uỷ quyền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí uỷ quyền được tái phân loại vào thời điểm cuối năm.

Tài khoản 1941 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1942 - Ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi thường xuyên trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi thường xuyên được tái phân loại vào thời điểm cuối năm.

Tài khoản 1942 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1943 - Ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi thường xuyên chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

• Tài khoản 1944 - Ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi thường xuyên đủ điều kiện thanh toán trung gian.

+ Tài khoản 1946 - Ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi đầu tư trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi đầu tư được tái phân loại vào thời điểm cuối năm.

Tài khoản 1946 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1947 - Ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi đầu tư chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

• Tài khoản 1948 - Ứng trước kinh phí uỷ quyền cho chi đầu tư đủ điều kiện thanh toán trung gian.

+ Tài khoản 1949 - Ứng trước kinh phí ủy quyền khác trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí uỷ quyền trong trường hợp chưa xác định là chi thường xuyên hoặc chi đầu tư được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

3. Tài khoản 1950 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ

3.1. Mục đích

Tài khoản này để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước của NSNN cho nước ngoài dưới hình thức viện trợ theo các mục tiêu được ký kết tại Hiệp ước chưa có đủ điều kiện thanh toán.

Khi các khoản tạm ứng, ứng trước có đủ hồ sơ chứng từ và dự toán được phê duyệt sẽ chuyển sang thanh toán (thực chi).

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

- Hạch toán khoản chi tạm ứng/ ứng trước phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao trong năm và dự toán ứng trước.

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về kinh phí chi viện trợ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ.

- Kết chuyển các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ từ tài khoản trung gian.

Bên Có:

+ Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách về chi viện trợ.

+ Phản ánh số ứng trước chưa có đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước có đủ điều kiện thanh toán.

+ Kết chuyển số kinh phí tạm ứng/ứng trước sang tài khoản tạm ứng/ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian khi xử lý cuối năm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số còn tạm ứng, ứng trước chưa thanh toán.

Tài khoản 1950 – tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

- Tài khoản 1951 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ. Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi viện trợ do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

Tài khoản 1951 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi, như sau:

+ Tài khoản 1952- Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng dự toán.

+ Tài khoản 1953- Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng lệnh chi tiền.

- Tài khoản 1955 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ. Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi viện trợ thuộc kinh phí năm sau.

Tài khoản 1955 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ có 2 tài khoản cấp 3 theo dõi chi tiết theo hình thức chi, như sau:

+ Tài khoản 1956 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán.

Tài khoản 1956 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1957 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán chưa có đủ điều kiện thanh toán.

• Tài khoản 1958 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán.

+ Tài khoản 1959 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng lệnh chi tiền.

4. Tài khoản 1960 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian

4.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để tái phân loại các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ chưa thu hồi trong kỳ cuối cùng của năm trước.

Thời điểm để kết chuyển các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ là thời điểm cuối năm hoặc cuôi thời gian chỉnh lý quyết toán.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tái phân loại cuối năm khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ là bước bắt buộc phải thực hiện khi cơ quan tài chính quyết định chuyển nguồn tạm ứng, ứng trước của kinh phí chi viện trợ năm trước.

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản tạm ứng, ứng trước giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên bằng số tạm ứng, ứng trước được tái phân loại.

- Cuối năm, các khoản ứng trước kinh phí chi viện trợ sẽ được chuyển vào TK ứng trước trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản ứng trước. Khoản tạm ứng chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK ứng trước trung gian về TK ứng trước tương ứng.

- Cuối thời gian chỉnh lý, các khoản tạm ứng kinh phí chi viện trợ sẽ được chuyển vào TK tạm ứng trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản tạm ứng. Khoản tạm ứng chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK tạm ứng trung gian về TK tạm ứng tương ứng.

- Khi thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng người dùng phải chọn kỳ kế toán là kỳ điều chỉnh.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã tương ứng với tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án.

4.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ còn lại trên tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối năm hoặc cuối thời gian chỉnh lý.

Bên Có:

Phản ánh số giảm khoản tạm ứng, ứng trước chi viện trợ trung gian chuyển trả lại tài khoản tạm ứng, ứng trước chi viện trợ sau khi chạy chương trình chuyển dự toán.

Số dư Nợ:

Số dư ứng trước kinh phí chi viện trợ được tái phân loại vào cuối thời gian cuối năm.

Số dư tạm ứng kinh phí chi viện trợ được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1960 – Tạm ứng, ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1961 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi viện trợ được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

Tài khoản 1961 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1962 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi viện trợ giao bằng dự toán được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

+ Tài khoản 1963 - Tạm ứng kinh phí chi viện trợ bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản tạm ứng kinh phí chi viện trợ giao bằng lệnh chi tiền được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

(2) Tài khoản 1965 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí chi viện trợ được tái phân loại vào thời điểm cuối năm.

Tài khoản 1965 có 2 Tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1966 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí chi viện trợ giao bằng dự toán được tái phân loại vào thời điểm cuối năm.

Tài khoản 1966 có 2 Tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1967 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian.

• Tài khoản 1968 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian.

+ Tài khoản 1969 - Ứng trước kinh phí chi viện trợ bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh khoản ứng trước kinh phí chi viện trợ được tái phân loại vào thời điểm cuối năm.

5. Tài khoản 1970 - Ứng trước dự toán chi chuyển giao

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để hạch toán số kinh phí ứng trước về chi chuyển giao thuộc dự toán kinh phí năm sau.

Vào đầu năm ngân sách, khi được giao dự toán thì số kinh phí ứng trước sẽ được chuyển thành chi chuyển giao năm hiện tại.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN.

- Hạch toán khoản kinh phí ứng trước phải căn cứ vào dự toán ứng trước được giao.

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi chuyển giao.

- Kết chuyển trở lại từ tài khoản trung gian.

Bên Có:

Kết chuyển sang thực chi tương ứng với dự toán được giao trong kỳ tương ứng.

Kết chuyển số kinh phí ứng trước sang tài khoản ứng trước kinh phí chi chuyển giao trung gian khi xử lý cuối năm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số ứng trước kinh phí chi chuyển giao chưa thanh toán.

Tài khoản 1970 - Ứng trước dự toán chi chuyển giao, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1971 - Ứng trước dự toán chi chuyển giao bằng dự toán.

(2) Tài khoản 1972 - Ứng trước dự toán chi chuyển giao bằng lệnh chi tiền.

6. Tài khoản 1974 – Tạm ứng dự toán chi chuyển giao.

6.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tạm ứng chi chuyển giao của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong trường hợp văn bản của cơ quan tài chính ghi rõ là tạm ứng chi chuyển giao, chưa được bố trí dự toán, thu hồi trong năm hiện tại. Đồng thời trong công văn của cơ quan tài chính ghi rõ thực hiện theo hình thức rút dư toán tại Kho bạc nhà nước.

6.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán căn cứ vào các văn bản điều hành của cơ quan tài chính để hạch toán vào tài khoản này.

- Tài khoản này không bị kiểm soát bởi dự toán giao trong năm, dự toán ứng trước. Tài khoản này chịu sự kiểm soát của tài khoản 9629 – Dự toán tạm ứng chi chuyển giao.

- Kế toán đối với tạm ứng dự toán chi chuyển giao phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã tương ứng với tài khoản ứng trước dự toán chi chuyển giao, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

6.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng dự toán chi chuyển giao phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

Phản ánh các khoản tạm ứng dự toán chi chuyển giao được kết chuyển sang các tài khoản khác

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng dự toán chi chuyển giao hiện còn.

7. Tài khoản 1975 – Tạm ứng chi chuyển giao bằng lệnh chi tiền.

7.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để hạch toán khoản tạm ứng chi chuyển giao của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bằng lệnh chi tiền, chưa được bố trí dự toán, thu hồi trong năm hiện tại.

7.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán căn cứ vào các văn bản điều hành và lệnh chi tiền của cơ quan tài chính để hạch toán vào tài khoản này.

- Tài khoản này không bị kiểm soát bởi dự toán giao trong năm, dự toán tạm ứng, dự toán ứng trước.

- Kế toán đối với tạm ứng dự toán chi chuyển giao phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã tương ứng, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

7.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng chi chuyển giao bằng lệnh chi tiền phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

Phản ánh các khoản tạm ứng chi chuyển giao bằng lệnh chi tiền được kết chuyển sang các tài khoản khác

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng chi chuyển giao bằng lệnh chi tiền hiện còn.

8. Tài khoản 1976 - Ứng trước dự toán chi chuyển giao trung gian

8.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian dùng để tái phân loại các khoản ứng trước kinh phí chi chuyển giao chưa thu hồi trong kỳ cuối cùng của năm trước.

Thời điểm để kết chuyển các khoản ứng trước dự toán chi chuyển giao là thời điểm cuối thời gian chỉnh lý quyết toán

8.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản ứng trước kinh phí chi chuyển giao giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên bằng số ứng trước được tái phân loại.

- Cuối năm các khoản ứng trước kinh phí chi chuyển giao sẽ được chuyển vào TK ứng trước trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản ứng trước. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK ứng trước trung gian về TK ứng trước tương ứng.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã tương ứng với tài khoản ứng trước dự toán chi chuyển giao, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

8.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản ứng trước kinh phí chi chuyển giao còn lại trên tài khoản ứng trước kinh phí chi viện trợ phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối năm.

Bên Có:

Phản ánh số giảm khoản ứng trước trung gian chuyển trả lại tài khoản ứng trước vào đầu năm sau.

Số dư Nợ:

Số dư ứng trước được tái phân loại vào cuối năm.

Tài khoản 1976 - Ứng trước dự toán chi chuyển giao trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1977 – Ứng trước dự toán chi chuyển giao trung gian bằng dự toán.

(2) Tài khoản 1978 – Ứng trước dự toán chi chuyển giao trung gian bằng lệnh chi tiền.

9. Tài khoản 1980 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác

9.1. Mục đích

Tài khoản này để phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước của NSNN thuộc nguồn kinh phí khác.

Khi các khoản tạm ứng, ứng trước có đủ hồ sơ chứng từ và dự toán được phê duyệt sẽ chuyển sang thanh toán (thực chi).

9.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

- Hạch toán khoản chi tạm ứng, ứng trước phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao trong năm và dự toán ứng trước.

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về kinh phí khác phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN.

9.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước dự toán chi khác.

- Kết chuyển trở lại từ tài khoản trung gian.

Bên Có:

+ Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước kinh phí khác do thu hồi tạm ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi ngân sách về chi khác.

+ Phản ánh số ứng trước chưa có đủ điều kiện thanh toán chuyển sang ứng trước có đủ điều kiện thanh toán.

+ Phản ánh số chuyển số kinh phí tạm ứng, ứng trước sang tài khoản tạm ứng/ứng trước kinh phí chi viện trợ trung gian khi xử lý cuối năm.

Số dư Nợ:

Phản ánh số còn tạm ứng, ứng kinh phí khác trước chưa thanh toán.

Tài khoản 1980 – Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác, có 4 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1981 - Tạm ứng kinh phí khác: Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi khác do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

Tài khoản 1981 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1982 – Tạm ứng kinh phí khác bằng dự toán: Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi khác bằng dự toán do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

+ Tài khoản 1983 – Tạm ứng kinh phí khác bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi khác bằng lệnh chi tiền do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

(2) Tài khoản 1984 – Tạm ứng khác không kiểm soát dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí khác đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ tạm ứng kinh phí nhưng không phải từ dự toán đã giao cho đơn vị

(3) Tài khoản 1985 - Ứng trước kinh phí khác: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí khác thuộc kinh phí năm sau.

Tài khoản 1985 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1986 - Ứng trước kinh phí khác bằng dự toán: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí khác bằng dự toán thuộc kinh phí năm sau.

Tài khoản 1986 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1987 - Ứng trước kinh phí khác bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi khác dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm sau.

• Tài khoản 1988 - Ứng trước kinh phí khác bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi khác dự toán đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm sau.

+ Tài khoản 1989 - Ứng trước kinh phí khác bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi khác bằng lệnh chi tiềnthuộc kinh phí năm sau.

(4) Tài khoản 1994 – Ứng trước kinh phí khác không kiểm soát dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh số kinh phí khác đã rút theo quy định trong các văn bản của cơ quan tài chính được ghi rõ ứng trước kinh phí nhưng không phải từ dự toán giao ứng trước cho đơn vị

10. Tài khoản 1990 - Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác trung gian

10.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian, dùng để tái phân loại các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi khác còn lại trong kỳ cuối cùng của năm trước vào thời điểm cuối thời gian chỉnh lý quyết toán đối với các khoản tạm ứng và cuối năm đối với các khoản ứng trước.

10.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tái phân loại các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí khác là bước bắt buộc phải thực hiện khi cơ quan tài chính quyết định chuyển nguồn tạm ứng, ứng trước kinh phí chi khác.

- Hạch toán tài khoản này sẽ làm số dư của tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi khác giảm xuống bằng 0 và số dư dự toán được phép chi sẽ tăng lên để chuyển năm sau bằng số tạm ứng, ứng trước được tái phân loại.

- Cuối năm, các khoản ứng trước sẽ được chuyển vào TK tạm ứng trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản ứng trước, khoản ứng trước chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK ứng trước trung gian về TK ứng trước tương ứng.

- Cuối thời gian chỉnh lý, các khoản tạm ứng sẽ được chuyển vào TK tạm ứng trung gian theo ngày sổ cái của cuối năm trước, trả lại dự toán cho khoản tạm ứng, khoản tạm ứng chưa thanh toán sẽ được tính vào dự toán của năm tiếp theo. Đầu năm sau sẽ chuyển từ TK tạm ứng trung gian về TK tạm ứng tương ứng.

- Khi thực hiện tái phân loại các khoản tạm ứng, người dùng phải chọn kỳ kế toán là kỳ điều chỉnh.

- Kế toán đối với tài khoản trung gian này phải kết hợp các đoạn mã tương ứng với tài khoản gốc như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách;

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi khác thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

10.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi khác còn lại trên tài khoản tạm ứng, ứng trước kinh phí chi khác phải chuyển sang tài khoản trung gian để tái phân loại vào cuối năm hoặc cuối thời gian chỉnh lý.

Bên Có:

Phản ánh số giảm tạm ứng, ứng trước trung gian chuyển trả lại tài khoản tạm ứng, ứng trước tương ứng vào đầu năm sau hoặc sau thời gian chỉnh lý.

Số dư Nợ:

- Phản ánh số dư tạm ứng được tái phân loại vào cuối thời gian chỉnh lý.

- Phản ánh số dư ứng trước được tái phân loại vào cuối năm.

Tài khoản 1990 – Tạm ứng, ứng trước kinh phí khác trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 1991 - Tạm ứng kinh phí khác trung gian: Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi khác do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

Tài khoản 1991 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1992 – Tạm ứng kinh phí khác bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi khác bằng dự toán do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

+ Tài khoản 1993 – Tạm ứng kinh phí khác bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh số tạm ứng chi khác bằng lệnh chi tiền do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm nay.

(2) Tài khoản 1995 - Ứng trước kinh phí khác trung gian: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí khác do chưa có đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm sau.

Tài khoản 1995 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 1996 - Ứng trước kinh phí chi khác bằng dự toán trung gian: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi khác bằng dự toán thuộc kinh phí năm sau.

Tài khoản 1996 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 1997 - Ứng trước kinh phí khác bằng dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán trung gian: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi khác dự toán chưa đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm sau.

• Tài khoản 1998 - Ứng trước kinh phí chi khác bằng dự toán đủ điều kiện thanh toán trung gian: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi khác dự toán đủ điều kiện thanh toán thuộc kinh phí năm sau.

+ Tài khoản 1999 - Ứng trước kinh phí khác bằng lệnh chi tiền trung gian: Tài khoản này phản ánh số ứng trước kinh phí chi khác bằng lệnh chi tiền thuộc kinh phí năm sau.

B. LOẠI iI - TÀI SẢN dài hạn

I. NHÓM 22 - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN

1. Tài khoản 2210 – Cho vay

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua Kho bạc nhà nước theo các chương trình, mục tiêu, dự án chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp và việc thu hồi, xử lý các khoản nợ vay.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán vào tài khoản này là các khoản cho vay gốc có thời gian thu hồi nợ từ một năm trở lên.

- Tài khoản này chỉ hạch toán khoản cho vay và thu hồi nợ gốc, các khoản thu lãi, từ việc cho vay được hạch toán ở tài khoản khác.

- Chỉ hạch toán cho vay khi có nguồn vốn cho vay tương ứng đảm bảo. Nghiêm cấm việc cho vay không theo chương trình, mục tiêu, dự án theo quyết định của chính quyền các cấp hoặc khi không đủ nguồn vốn cho vay.

- Các khoản cho vay phải theo dõi chi tiết cho từng chương trình, mục tiêu hoặc dự án và theo từng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hay vốn của Kho bạc, như: cho vay chính sách xã hội, cho vay phát triển kinh tế…

- Kế toán cho vay phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền đã cho vay căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan.

Bên Có:

- Số tiền thu hồi vốn vay (nợ gốc).

- Số cho vay đến hạn nhưng chưa thu hồi được và không được gia hạn, phải chuyển sang quá hạn hoặc khoanh nợ.

Số dư Nợ:

Số tiền gốc cho vay chưa thu hồi, chưa xử lý.

Tài khoản 2210 – Cho vay dài hạn, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 2211 - Cho vay trong hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi nợ.

Tài khoản 2211 - Cho vay trong hạn, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 2212 - Cho vay trong hạn từ nguồn vốn ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi thuộc nguồn vốn ngân sách trừ các khoản nhận viện trợ và cho vay lại.

+ Tài khoản 2219 - Cho vay trong hạn khác: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa đến thời hạn thu hồi thuộc nguồn khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.

(2) Tài khoản 2221 - Cho vay quá hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà người vay không hoàn trả và không được gia hạn nợ hay đáo nợ.

Tài khoản 2221 - Cho vay quá hạn, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 2222 - Cho vay quá hạn từ vốn ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà người vay không hoàn trả và không được gia hạn nợ hay đáo nợ thuộc nguồn vốn ngân sách trừ các khoản nhận viện trợ và cho vay lại.

+ Tài khoản 2229 - Cho vay quá hạn khác: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà người vay không hoàn trả và không được gia hạn nợ hay đáo nợ thuộc nguồn khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.

(3) Tài khoản 2231 - Khoanh nợ cho vay: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa thu hồi được khoanh nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với vốn vay theo các mục tiêu chỉ định từ nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác.

Tài khoản 2231 - Khoanh nợ cho vay, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 2232 - Khoanh nợ cho vay từ vốn ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay chưa thu hồi được khoanh nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc nguồn vốn ngân sách trừ các khoản nhận viện trợ và cho vay lại.

+ Tài khoản 2239 - Khoanh nợ cho vay khác: “Khoanh nợ cho vay” phản ánh các khoản cho vay chưa thu hồi được khoanh nợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc nguồn khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước.

2. Tài khoản 2240 – Cho vay qua quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản cho vay từ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán theo dõi tổng hợp các khoản cho vay và thu hồi nợ gốc cho vay từ các nguồn vay nước ngoài về cho vay lại.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản chi trả lãi tiền vay cho nước ngoài, các khoản lãi các đối tượng đi vay nộp trả thông qua Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài.

- Kế toán chi tiết đến từng khoản cho vay, tình hình thu hồi nợ vay, thu lãi cho vay,…. được thực hiện trên hệ thống DMFAS.

- Kế toán cho vay từ quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh tổng hợp số tiền vay nước ngoài về đã cho các dự án vay lại.

Bên Có:

Phản ánh số tiền thu hồi gốc các khoản cho vay từ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền cho vay từ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại chưa thu hồi.

Tài khoản 2240 – cho vay qua tích lũy trả nợ nước ngoài, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 2241 – Cho vay qua quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài

II. NHÓM 25 - CHI PHÍ CHƯA THANH TOÁN QUA KHO BẠC

1. Tài khoản 2510 – Chi phí hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua kho bạc

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí đầu tư xây dựng của dự án đã được thực hiện, có hồ sơ, chứng từ thanh toán nhưng chưa được thanh toán qua kho bạc vì chưa có dự toán năm.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán vào tài khoản này là các khoản chi phí đã được thực hiện, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán và có trong dự toán khung của dự án nhưng chưa được phân bổ dự toán năm để chi trả.

- Chỉ thực hiện hạch toán khi các khoản chi nằm trong dự toán tổng thể của cả dự án.

- Số tiền hạch toán vào tài khoản này sẽ được tính vào chi ngân sách cho dự án năm sau khi dự toán phân bổ được duyệt.

- Kế toán chi tiết phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

1.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Giá trị chi phí hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua KBNN

Bên Có:

Chi phí hợp đồng xây dựng được tính vào chi ngân sách khi phân bổ dự toán được phê duyệt.

Số dư Nợ:

Giá trị chi phí hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua KBNN

Tài khoản 2510 – Chi phí hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua kho bạc, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 2511 - Chi phí hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua Kho bạc.

C. LOẠI III - PHẢI TRẢ VÀ THANH TOÁN

I. Nhóm 31 - pHẢI TRẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA kbnn

1. Tài khoản 3110 – Các khoản phải trả trong hoạt động của KBNN

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản KBNN phải trả cho các đơn vị, cá nhân phát sinh trong quá trình giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ KBNN như: Thuế giá trị gia tăng hoàn trả thừa, phí tiền gửi bằng ngoại tệ cần thanh toán với ngân hàng, phải trả về lãi đi vay, …

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Mọi khoản phải trả đều phải hạch toán chi tiết cho từng đơn vị cá nhân phải trả và nội dung phải trả theo từng lần thanh toán. Số nợ phải trả trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ chi tiết phải trả cho từng đơn vị, cá nhân.

- Kế toán các khoản phải trả về thuế GTGT hoàn trả thừa trong hoạt động của KBNN phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng với cấp ngân sách trong mã cấp ngân sách.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng với mã của đơn vị HCSN, dự án… có giao dịch với KBNN.

+ Mã địa bàn hành chính: Kết hợp với giá trị tương ứng với địa phương nơi phát sinh khoản thuế giá trị gia tăng hoàn trả thừa trong mã địa bàn hành chính.

+ Mã chương: Kết hợp với giá trị tương ứng với cấp chủ quản của đơn vị, dự án trong mã chương.

+ Mã ngành kinh tế: Kết hợp với giá trị tương ứng với loại, khoản trong mã ngành kinh tế.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng với KBNN nơi giao dịch trong mã KBNN.

- Kế toán các khoản phải trả khác quy định trong tài khoản này phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.

1.3.Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

KBNN thanh toán các khoản phải trả.

Bên Có:

Các khoản Thuế GTGT hoàn trả thừa.

- Các khoản phí tiền gửi bằng ngoại tệ cần thanh toán với ngân hàng.

- Các khoản phải trả về lãi đi vay.

Số dư Có:

Các khoản phải trả từ hoạt động nghiệp vụ của KBNN chưa thanh toán.

Tài khoản 3110 – Các khoản phải trả trong hoạt động của KBNN có 3 tài khoản cấp, như sau:

(1) Tài khoản 3121- Phải trả về Thuế giá trị gia tăng hoàn trả thừa: Phản ánh khoản thuế giá trị gia tăng đã hoàn trả thừa cho các cơ quan, đơn vị mà KBNN tiến hành thu hồi và phải trả cho quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng của Tổng cục Thuế.

(2) Tài khoản 3131 - Phải trả về lãi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ:Phản ánh khoản phí tiền gửi ngoại tệ cần thanh toán với ngân hàng.

(3) Tài khoản 3141 - Phải trả về lãi vay: Phản ánh các khoản lãi vay phải trả.

Tài khoản 3141 - Phải trả về lãi vay, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 3142 - Phải trả lãi vay trong hạn

+ Tài khoản 3143 - Phải trả lãi vay quá hạn.

2. Tài khoản 3190 – Các khoản phải trả khác trong hoạt động của KBNN

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản KBNN phải trả khác cho các đơn vị, cá nhân phát sinh trong quá trình giao dịch và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ KBNN, như khoản vốn đầu tư thu hồi chờ xử lý, phải nộp ngân sách về vốn đầu tư, tài sản thừa chờ xử lý.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Mọi khoản phải trả đều phải hạch toán chi tiết cho từng đơn vị cá nhân phải trả và nội dung phải trả theo từng lần thanh toán. Số nợ phải trả trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ chi tiết phải trả cho từng đơn vị, cá nhân.

- Kế toán các khoản phải trả khác trong hoạt động KBNN phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN: Kết hợp với đoạn mã tương ứng trong mã KBNN.

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền phải trả đã được KBNN thực hiện chi trả.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản phải trả về vốn đầu tư thu hồi chờ xử lý.

- Phản ánh các khoản phải nộp ngân sách về vốn đầu tư.

- Phản ánh các khoản phải trả khác phát sinh.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền KBNN còn phải trả cho các tổ chức, đơn vị.

Tài khoản 3190 – Các khoản phải trả khác trong hoạt động KBNN, có 3 tài khoản cấp 3, như sau:

(1)Tài khoản 3191 - Các khoản phải trả về vốn đầu tư thu hồi chờ xử lý:Phản ánh các khoản vốn đầu tư KBNN đã thu hồi nhưng chưa có quyết định xử lý của cơ quan chức năng.

(2) Tài khoản 3192 - Các khoản phải nộp ngân sách về vốn đầu tư: Tài khoản này phản ánh các khoản vốn đầu tư KBNN đã thu hồi nhưng chưa nộp vào ngân sách.

(3) Tài khoản 3199 - Các tài sản thừa khác chờ xử lý: Phản ánh các tài sản thừa khác mà KBNN phải trả.

II. NHÓM 33 – PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP

1. Tài khoản 3310 - Phải trả nhà cung cấp về hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua kho bạc

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để hạch toán số phải trả của NSNN cho các chi phí xây dựng trong kế hoạch vốn đã được thực hiện nhưng chưa được thanh toán do chưa bố trí dự toán năm tương ứng.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Khi hạch toán vào tài khoản này là xác định trách nhiệm của NSNN phải trả cho nhà cung cấp trong phạm vi hợp đồng khung.

- Khoản chi này sẽ được tính vào chi ngân sách cho dự án năm sau khi dự toán được duyệt

- Kế toán chi tiết phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

KBNN thanh toán cho nhà cung cấp chi phí hợp đồng xây dựng khi được bố trí dự toán.

Bên Có:

Ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp về hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua KBNN.

Số dư Có:

Số phải trả nhà cung cấp về giá trị chi phí hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua KBNN.

Tài khoản 3310 – Phải trả nhà cung cấp về hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán qua Kho bạc, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3311 - Phải trả nhà cung cấp về hợp đồng xây dựng đã thực hiện chưa thanh toán.

2. Tài khoản 3390 - Phải trả trung gian

2.1. Mục đích

Tài khoản này là tài khoản trung gian của hệ thống dùng để phản ánh các nghiệp vụ kế toán liên quan đến các khoản chi phát sinh theo qui trình xử lý nghiệp vụ của hệ thống.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này được dùng trong phân hệ quản lý chi (AP), là tài khoản trung gian để phản ánh các khoản chi được thực hiện trên phân hệ này. Khi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua tài khoản này không làm thay đổi bản chất kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các tài khoản kế toán liên quan đến nghiệp vụ và các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính.

- Tài khoản này là được sử dụng để hạch toán cho những nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh mà theo quy trình hệ thống không hạch toán trực tiếp vào các tài khoản phải trả, mà phải hạch toán qua Tài khoản trung gian 3390, sau đó từ Tài khoản trung gian 3390 mới hạch toán được vào các tài khoản có liên quan khác;

- Tài khoản này còn được hạch toán trong các trường hợp phản ánh chi Ngân sách Nhà nước cho các kỳ khác với kỳ hiện hành của Bộ sổ kế toán đang mở (nếu có), để phản ánh đúng tình hình chi Ngân sách Nhà nước đúng theo năm ngân sách và đúng luồng tiền của năm hiện hành.

- Tài khoản này còn được hạch toán trong trường hợp thanh toán trái phiếu, tín phiếu, thanh toán các hợp đồng đã được ký kết...bằng ngoại tệ cho đối tượng thụ hưởng.

- Hạch toán các nghiệp vụ qua tài khoản trung gian, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Hạch toán đối ứng với khoản điều chỉnh giảm thu NSNN năm hiện tại trong trường hợp điều chỉnh khoản thu về ngân sách năm trước hoặc năm sau.

- Hạch toán đối ứng với trường hợp kiểm tra cắt số dư tiền gửi của đơn vị sử dụng ngân sách sang nộp thuế

- Hạch toán đối ứng với trường hợp kiểm tra số dư dự toán và chuyển số dư dự toán của đơn vị sang nộp thuế.

- Hạch toán đối ứng khi ghi nhận được thông báo của nhà tài trợ về việc thưc hiện thanh toán trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển thẳng cho đơn vị cho vay lại.

- Hạch toán đối ứng với các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền mặt bằng ngoại tệ.

Bên Có:

- Hạch toán đối ứng với khoản điều chỉnh khoản thu về ngân sách năm trước hoặc năm sau.

- Hạch toán đối ứng với trường hợp thu ngân sách từ tài khoản tiền gửi hoặc từ dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách.

- Hạch toán đối ứng với việc đối tượng vay lại ghi nhận nợ vay.

Số dư Có:

Các khoản phải trả về chi ngân sách thuộc các niên độ khác với kỳ hạch toán năm hiện tại.

Tài khoản 3390 – Phải trả trung gian, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3392 - Phải trả trung gian - AP

- Dùng trong các trường hợp hạch toán chi trên module AP. Khi phát sinh nghiệp vụ chi trên module AP luôn hạch toán Nợ TK liên quan/ Có TK phải trả trung gian AP.

- Dùng trong trường hợp các khoản chi phát sinh trong thời gian chỉnh lý nhưng được tính cho niên độ ngân sách năm trước. Khi phát sinh chi phải hạch toán Nợ TK chi ngân sách theo ngày hiệu lực là 31/12 của năm trước và Có TK phải trả trung gian - AP. Đồng thời hạch toán ghi Nợ TK phải trả trung gian - AP và Có TK tiền/ TK liên quan.

Đối với trường hợp ghi nhận khoản chi của năm trước (nếu có), thì tại năm ngân sách được ghi nhận khoản chi sẽ có số dư Có của tài khoản này tương ứng với số chi được ghi nhận trong năm đó.

(2) Tài khoản 3393 - Phải trả trung gian thanh toán ngoại tệ

Tài khoản 3393 - Phải trả trung gian thanh toán ngoại tệ có 3 tài khoản bậc 3 sau:

+ Tài khoản 3394 - Phải trả trung gian thanh toántrái phiếu, tín phiếu bằng đồng tiền khác.

+ Tài khoản 3395 - Phải trả trung gian thanh toán bằng đồng tiền khác với cam kết chi.

+ Tài khoản 3396 - Phải trả trung gian thanh toán khác bằng ngoại tệ.

III. NHÓM 35 - PHẢI TRẢ VỀ THU NGÂN SÁCH

1. Tài khoản 3510 - Phải trả về thu chưa qua ngân sách

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu của các cơ quan thu như tài chính, thuế, hải quan... nhưng chưa xác định nghĩa vụ phải nộp NSNN.

Ngoài ra tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí trước khi trích nộp NSNN và trích phần được hưởng theo tỷ lệ quy định của các đơn vị thu; các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản tạm thu thuế thu nhập cá nhân chờ nộp NSNN.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Việc phản ánh trên tài khoản này phải thực hiện đúng các quy định về Chế độ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại KBNN hiện hành.

- Đơn vị chỉ được trích nộp NSNN hoặc trích chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mình với số tiền trong phạm vi số dư tài khoản hiện còn.

- Việc trích phần được hưởng theo tỷ lệ quy định của các đơn vị thu phải căn cứ vào Quyết định hoặc văn bản của của các đơn vị thu.

- Không mở và sử dụng tài khoản này để phản ánh các khoản đã đủ điều kiện nộp vào thu NSNN theo chế độ hiện hành.

- Kế toán các khoản phải trả về thu chưa qua ngân sách được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã đơn vị cơ quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính (trừ TK 3511 – Phí, lệ phí chờ nộp NS)

+ Mã KBNN: xxxx

1.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

+ Các khoản phí, lệ phí, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản tạm thu thuế thu nhập cá nhân trích nộp vào thu NSNN.

+ Các khoản phí, lệ phí trích chuyển vào tài khoản của đơn vị theo chế độ quy định.

+ Các khoản thuế thu nhập cá nhân chi trả cho các đối tượng được thoái trả thuế theo quyết định và chứng từ của cơ quan thuế.

+ Các khoản phải trả về thu chưa qua ngân sách điều chỉnh giảm (nếu có).

Bên Có:

+ Các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất;

+ Các khoản phí, lệ phí chờ nộp ngân sách;

+ Các khoản thuế thu nhập cá nhân do các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập nộp khi thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân.

Số dư Có:

Các khoản phí, lệ phí, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản tạm thu thuế thu nhập cá nhân đơn vị đã nộp nhưng chưa xử lý.

Tài khoản 3510 – Phải trả về thu chưa qua ngân sách, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3511 - Phí, lệ phí chờ nộp ngân sách: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí do các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu nộp phí, lệ phí vào KBNN trước khi trích nộp ngân sách và trích phần được hưởng theo quy định.

Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi theo đơn vị thu và theo loại phí, lệ phí.

(2) Tài khoản 3512 - Các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm thu thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất.

Kế toán chi tiết theo đơn vị thu, đối tượng nộp thuế, loại thuế.

2. Tài khoản 3550 - Phải trả về thu của năm sau

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản được ứng trước thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách năm sau (chưa được ghi vào thu NSNN năm sau).

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Việc phản ánh trên tài khoản này phải thực hiện đúng các quy định về Chế độ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại KBNN hiện hành.

- Không mở và sử dụng tài khoản này để phản ánh các khoản đã đủ điều kiện nộp vào thu NSNN theo chế độ hiện hành.

- Kế toán các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã KBNN

2.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau được chuyển sang thu bổ sung cân đối NSNN năm nay.

- Các khoản điều chỉnh giảm, điều chỉnh hạch toán sai lầm về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

Bên Có:

Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

Số dư Có:

Các khoản phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau chưa được chuyển sang thu NSNN năm sau.

Tài khoản 3550 – Phải trả về thu của năm sau, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3551 - Phải trả về thu chuyển giao các cấp ngân sách năm sau.

(2) Tài khoản 3559 - Phải trả về thu khác của năm sau.

3. Tài khoản 3590 – Các khoản tạm thu khác

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các tạm thu khác chưa xác định được nghĩa vụ nộp ngân sách (không thuộc các khoản thu đã phản ánh trên tài khoản 3510 và tài khoản 3550).

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Việc phản ánh trên tài khoản này phải thực hiện đúng các quy định về Chế độ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại KBNN hiện hành.

- Không mở và sử dụng tài khoản này để phản ánh các khoản đã đủ điều kiện nộp vào thu NSNN theo chế độ hiện hành

- Kế toán các khoản tạm thu khác được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã đơn vị cơ quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã KBNN

3.1. Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm thu khác chuyển sang thu NSNN theo năm ngân sách tương ứng hoặc đã xử lý theo quy định.

- Phản ánh các khoản thu khác điều chỉnh giảm hoặc điều chỉnh sai lầm về các khoản thu khác.

Bên Có:

Phản ánh các khoản tạm thu khác.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản tạm thu khác chưa được chuyển sang thu NSNN hoặc chưa xử lý.

Tài khoản 3590 – Các khoản tạm thu khác, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3591 - Các khoản tạm thu khác.

IV. NHÓM 36 - PHẢI TRẢ NỢ VAY

1. Tài khoản 3610 - Phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số còn phải trả về các khoản nợ vay cá nhân, các tổ chức kinh tế Tài chính, Ngân hàng,…. trong nước và nước ngoài của NSNN thời hạn dưới một năm.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ số nợ vay. Khi thanh toán trả Nợ gốc ghi giảm trực tiếp nợ vay, khoản thanh toán trả lãi được hạch toán vào tài khoản chi ngân sách..

- Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ, hạch toán vào tài khoản vay bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố và hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ.

- Trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nợ và thời điểm đánh giá lại, giữa tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán và tỷ giá thực tế khi trả nợ, hạch toán phần chênh lệch vào Tài khoản 5420 - Chênh lệch tỷ giá, cụ thể như sau:

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng hạch toán phần chênh lệch tăng (lỗ chênh lệch tỷ giá) vào bên Nợ TK 5420.

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm hạch toán phần chênh lệch giảm (lãi chênh lệch tỷ giá) vào bên Có TK 5420.

- Kế toán các khoản vay ngắn hạn phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã Kho bạc Nhà nước

+ Mã nguồn NSNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số đã trả nợ gốc tiền vay

- Phản ánh số trả nợ trước hạn gốc tiền vay

- Phản ánh số nợ gốc tiền vay chuyển sang nợ quá hạn.

Bên Có:

Phản ánh số tiền vay từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền gốc vay chưa thanh toán.

Tài khoản 3610 – Phải trả nợ vay ngắn hạn của NSNN, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3611 – Vay ngắn hạn trong nước

Tài khoản 3611 - Vay ngắn hạn trong nước có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 3613 – Vay tạm ứng tồn ngân kho bạc: Tài khoản phản ánh khoản vay ngắn hạn dưới hình thức tạm ứng tồn ngân của KBNN cho NSNN.

+ Tài khoản 3619 – Vay ngắn hạn trong nước khác: Tài khoản phản ánh các khoản vay ngắn hạn trong nước khác của NSNN.

(2) Tài khoản 3621 – Vay ngắn hạn nước ngoài: Tài khoản này phản ánh các khoản vay ngắn hạn ngoài nước của NSNN.

2. Tài khoản 3630 - Phải trả nợ vay dài hạn của NSNN

2.1 Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của NSNN có thời hạn từ một năm trở lên.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phản ánh vào tài khoản này là toàn bộ số nợ vay gốc theo các chứng từ vay liên quan đến khoản đã nhận nợ. Khi thanh toán trả Nợ gốc ghi giảm trực tiếp nợ vay

- Thanh toán trả lãi được chi trả từ nguồn chi NSNN, hạch toán vào tài khoản chi ngân sách, không hạch toán vào tài khoản này.

- Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ, hạch toán vào tài khoản vay bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố và hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ.

- Trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nợ và thời điểm đánh giá lại, giữa tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán và tỷ giá thực tế khi trả nợ, hạch toán phần chênh lệch vào Tài khoản 5420 - Chênh lệch tỷ giá, cụ thể như sau:

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng hạch toán phần chênh lệch tăng (lỗ chênh lệch tỷ giá) vào bên Nợ TK 5420

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm hạch toán phần chênh lệch giảm (lãi chênh lệch tỷ giá) vào bên Có TK 5420

- Trường hợp phát sinh chênh lệch giữa giá bán thực tế với mệnh giá trái phiếu, kế toán hạch toán phần chênh lệch vào tài khoản 5430 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu

+ Nếu giá bán thực tế cao hơn mệnh giá, hạch toán phần chênh lệch vào bên Có Tài khoản 5430.

+ Nếu mệnh giá lớn hơn giá bán thực tế, hạch toán phần chênh lệch vào bên Nợ Tài khoản 5430.

- Kế toán vay nợ theo dõi chi tiết theo hình thức vay, đợt phát hành, phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách.

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã Kho bạc Nhà nước

+ Mã nguồn NSNN

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số đã trả nợ gốc tiền vay

- Phản ánh số trả nợ trước hạn gốc tiền vay

- Phản ánh số nợ gốc tiền vay chuyển sang nợ quá hạn

Bên Có:

Phản ánh số tiền vay dài hạn từ các cá nhân trong và ngoài nước.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền vay chưa thanh toán.

Tài khoản 3630 – Phải trả nợ vay dài hạn của NSNN, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3631 – Vay dài hạn trong nước: Phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số còn nợ các khoản vay dài hạn của Ngân sách nhà nước thông qua việc phát hành trái phiếu bán lẻ, trái phiếu phát hành qua các phương thức khác, phát hành trái phiếu lô lớn,...

Tài khoản 3631- vay dài hạn trong nước, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 3633 - Vay dài hạn trong nước trong hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn trong nước chưa đến thời hạn thanh toán gốc.

+ Tài khoản 3636 – Vay dài hạn trong nước quá hạn: Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn trong nước đã đến thời hạn thanh toán nhưng chủ sở hữu chưa đến làm thủ tục thanh toán

(2)Tài khoản 3641 – Vay dài hạn nước ngoài:Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng giảm và số còn nợ vay nước ngoài thông qua việc vay ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế……

Tài khoản 3641- Vay dài hạn nước ngoài, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 3643 - Vay dài hạn nước ngoài trong hạn. Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn nước ngoài chưa đến thời hạn thanh toán gốc.

+ Tài khoản 3646 - Vay dài hạn nước ngoài quá hạn. Tài khoản này phản ánh các khoản vay dài hạn nước ngoài đã đến thời hạn thanh toán nhưng chưa đủ thủ tục thanh toán.

V. NHÓM 37 - PHẢI TRẢ TIỀN GỬI CỦA CÁC ĐƠN VỊ

1. Tài khoản 3710 - Tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, được NSNN cấp kinh phí, các nguồn tiền không có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhưng chưa thanh toán trực tiếp được đến các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc khoản tiền gửi có nguồn gốc từ phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại đơn vị hoặc có nguồn gốc khác. Ngoài ra, tài khoản này còn phản ánh việc hình thành và sử dụng các nguồn thu nhập khác của đơn vị hành chính sự nghiệp.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- KBNN không thực hiện kiểm soát chi đối với tài khoản tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp, mà chỉ thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi.

- Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đơn vị.

- Kế toán tiền gửi đơn vị hành chính sự nghiệp kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng với đơn vị HCSN trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN nơi đơn vị có tài khoản tiền gửi.

1.3 Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp rút ra để sử dụng.

Bên Có:

Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp gửi vào KBNN.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền đơn vị hành chính sự nghiệp còn gửi ở KBNN.

Tài khoản 3710 – Tiền gửi đơn vị hành chính sự nghiệp có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3711 - Tiền gửi dự toán:Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi của các đơn vị được NSNN cấp kinh phí nhưng chưa thanh toán trực tiếp được đến các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

(2) Tài khoản 3712 - Tiền gửi thu sự nghiệp:Tài khoản này được mở cho các đơn vị hoạt động theo cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý và theo dõi việc thu và sử dụng các khoản tiền gửi có nguồn gốc từ phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại đơn vị.

(3) Tài khoản 3713 - Tiền gửikhác: Tài khoản này phản ánh khoản tiền gửi có nguồn gốc khác của đơn vị hành chính, sự nghiệp.

2. Tài khoản 3720 - Tiền gửi các xã

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có các khoản tiền gửi của xã như tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, tiền gửi quỹ công của chuyên dùng của xã và các khoản tiền gửi khác.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- KBNN thực hiện kiểm soát chi đối với tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, đối với tiền gửi khác không thực hiện kiểm soát chi.

- Kế toán tiền gửi của các xã phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng với xã trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN nơi xã mở tài khoản tiền gửi.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền gửi xã đã rút ra để sử dụng.

Bên Có:

Phản ánh số tiền xã gửi vào KBNN.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền xã còn gửi tại KBNN.

Tài khoản 3720 - Tiền gửi các xã,có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3721 - Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý. Tài khoản này phản ánh sự tăng giảm về vốn đầu tư do xã quản lý gửi tại tài khoản tiền gửi tại KB.

(2) Tài khoản 3722 – Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng. Tài khoản này dùng để phản ánh tiền gửi của xã do người dân trong xã đóng góp, do NSNN cấp hoặc từ các nguồn khác phục vụ cho những mục đích nhất định như an ninh, vệ sinh môi trường…của xã.

(3) Tài khoản 3723 - Tiền gửi khác. Tài khoản này phản ánh các khoản tiền khác của xã gửi tại KBNN.

3. Tài khoản 3730 - Tiền gửi của các dự án

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có các khoản tiền gửi của các dự án được NSNN cấp kinh phí, hoặc được các tổ chức, đơn vị khác tài trợ, viện trợ.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán tiền gửi của các dự án phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã chương trình, mục tiêu, dự án.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng với KBNN nơi đơn vị chủ quản giao dịch.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các dự án đã rút ra để sử dụng

Bên Có:

Phản ánh số tiền của của các dự án gửi tại KBNN

Số dư Có:

Phản ánh số tiền của các dự án còn lại gửi tại KBNN.

Tài khoản 3730 - Tiền gửi của các dự án có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3731 - Tiền gửi của các dự án

4. Tài khoản 3740 - Tiền gửi có mục đích.

4.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có các khoản tiền gửi có mục đích sử dụng nhất định phục vụ nhu cầu ngân sách và tiền gửi chuyên thu của các tổ chức, đơn vị như chuyên thu của BHXH, chuyên thu của công ty Bảo Minh...

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản tiền gửi có mục đích không có đơn vị sử dụng ngân sách cụ thể nhưng trong đoạn mã đơn vị có quan hệ với ngân sách sẽ bố trí đoạn mã bắt đầu bằng chữ số 9 (N1=9) để chi tiết cho tài khoản này.

- Kế toán tiền gửi có mục đích phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng (N1= 9) với đơn vị là chủ là chủ tài khoản tiền gửi có mục đích trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN mà đơn vị mở tài khoản tiền gửi có mục đích.

4.3. Nội dung kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức rút ra để sử dụng từ tiền gửi có mục đích.

Bên Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức gửi vào tiền gửi có mục đích.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền gửi có mục đích còn lại tại KBNN.

Tài khoản 3740 - Tiền gửi có mục đích có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3741 - Tiền gửi có mục đích.

5. Tài khoản 3750 - Tiền gửi các tổ chức, cá nhân

5.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có của các khoản tiền gửi của các cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội - nghề nghiệp và các đơn vị khác được phép mở tài khoản tại KBNN.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân mở ra cho các tổ chức cá nhân không phải là đối tượng thụ hưởng ngân sách, tuy nhiên, kế toán sử dụng giá trị N1= 9 trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách để chi tiết cho các tổ chức, cá nhân.

- Kế toán tiền gửi của các tổ chức phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng của tổ chức, đơn vị mở tài khoản tiền gửi (N1= 9) trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng với KBNN nơi tổ chức, đơn vị mở tài khoản tiền gửi trong mã KBNN.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các tổ chức, cá nhân rút ra để sử dụng

Bên Có:

Phản ánh số tiền các tổ chức, cá nhân gửi vào KBNN

Số dư Có:

Phản ánh số tiền các tổ chức, cá nhân còn gửi tại KBNN.

Tài khoản 3750 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3751 - Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.

6. Tài khoản 3760 - Tiền gửi của các quỹ

6.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có của các quỹ không có tư cách pháp nhân gửi tại KBNN theo quy định của pháp luật như quỹ hoàn thuế GTGT, quỹ hỗ trợ xuất khẩu...

6.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản tiền gửi của các quỹ mở tại KBNN không phải mở cho đối tượng là đơn vị thụ hưởng ngân sách cụ thể, tuy nhiên, kế toán sử dụng giá trị N1= 9 trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách để theo dõi chi tiết cho các quỹ.

- Kế toán tiền gửi các quỹ phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng với tên quỹ (N1= 9) trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN nơi giao dịch trong mã Kho bạc.

6.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền rút ra sử dụng từ các quỹ gửi tại KBNN.

Bên Có:

Phản ánh số tiền gửi vào các quỹ gửi tại KBNN.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền còn lại của các quỹ gửi tại KBNN.

Tài khoản 3760 - Tiền gửi của các quỹ, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3761 - Tiền gửi của các quỹ.

7. Tài khoản 3770 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị

7.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị như tiền gửi của các đơn vị thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng, Ban Cơ yếu chính phủ, Văn phòng TW Đảng, Học viện chính trị quốc gia, Chương trình an ninh miền đông hải đảo, tiền gửi đặc biệt của Bộ Tài chính,…

7.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán tiền gửi đặc biệt của các đơn vị không theo dõi, kiểm soát chi tiết đến từng đơn vị thụ hưởng ngân sách cụ thể mà kế toán sử dụng giá trị N1=9 trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách để cấp phát cho các đơn vị đó.

- Kế toán tiền gửi đặc biệt của các đơn vị phải kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: kết hợp với giá trị tương ứng trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách. (Đối với đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ quốc phòng không sử dụng đoạn mã này lấy mã đơn vị tương ứng với mã N1= 9)

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN giao dịch trong mã KBNN.

7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các đơn vị rút ra từ tài khoản tiền gửi đặc biệt để sử dụng.

Bên Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị gửi vào tài khoản tiền gửi đặc biệt tại KBNN.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị còn gửi tại tài khoản tiền gửi tại KBNN.

Tài khoản 3770 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3771 - Tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.

8. Tài khoản 3780 - Tiền gửi kinh phí uỷ quyền của các đơn vị

8.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có về tiền gửi kinh phí uỷ quyền của đơn vị KBNN.

8.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán tiền gửi của các đơn vị khác kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách:

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN nơi tổ chức, đơn vị mở tài khoản tiền gửi trong mã KBNN.

8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền đơn vị được uỷ quyền sử dụng kinh phí rút ra để sử dụng.

Bên Có:

Phản ánh số tiền kinh phí uỷ quyền gửi vào KBNN.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền kinh phí uỷ quyền còn gửi tại KBNN.

Tài khoản 3780 - Tiền gửi kinh phí uỷ quyền của các đơn vị, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3781 - Tiền gửi kinh phí uỷ quyền của các đơn vị.

9. Tài khoản 3790 - Tiền gửi của các đơn vị khác

9.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm và số hiện có về tiền gửi khác của các tổ chức, đơn vị khác gửi tại KBNN.

9.2. Nguyên tắc hạch toán

- Các đơn vị khác không có mã đơn vị quan hệ với ngân sách với tư cách là đơn vị thụ hưởng ngân sách, tuy nhiên, trong đoạn mã đơn vị có quan hệ với ngân sách sẽ bố trí các giá trị N1=9 để kế toán tiền gửi của các đơn vị khác có thể chi tiết cho tài khoản tiền gửi của các đơn vị này.

- Kế toán tiền gửi của các đơn vị khác kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Kết hợp với giá trị tương ứng của tổ chức, đơn vị chủ tài khoản tiền gửi khác trong mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (N1= 9).

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN nơi tổ chức, đơn vị mở tài khoản tiền gửi trong mã KBNN.

9.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức rút ra để sử dụng.

Bên Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức gửi vào KBNN.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền các đơn vị, tổ chức còn gửi tại KBNN.

Tài khoản 3790 - Tiền gửi của các đơn vị khác có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3791 - Tiền gửi của các đơn vị khác.

VI. NHÓM 38 – THANH TOÁN GIỮA CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1. Tài khoản 3810 – Thanh toán vốn

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN cấp trên và KBNN cấp dưới.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tại một đơn vị Kho bạc, tài khoản thanh toán vốn chỉ có một số dư hoặc dư Nợ, hoặc dư Có; tài khoản thanh toán vốn toàn địa bàn (tỉnh, toàn quốc) phải để số dư cả hai vế, không được bù trừ.

- Kế toán chi tiết theo từng đơn vị Kho bạc theo mã địa bàn của KBNN. Một số trường hợp cụ thể khác như sau:

- Địa bàn tương ứng với KBNN trung ương có giá trị là 1 “toàn quốc”.

- Trường hợp tại một huyện, quận có 2 đơn vị KBNN, mã địa bàn tương với KBNN quận, huyện là mã huyện; mã địa bàn tương ứng với KBNN khác trong quận, huyện là mã phường, xã nơi KBNN có trụ sở.

- Kế toán tiền gửi của các đơn vị khác kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã địa bàn: Mã địa bàn hành chính tương ứng với KBNN có quan hệ thanh toán.

+ Mã KBNN: Mã KBNN nơi phát sinh nghiệp vụ.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán vốn và điều chuyển đi, điều chuyển đến giữa KBNN cấp trên và KBNN cấp dưới.

Bên Nợ:

+ Phản ánh số vốn điều chuyển đi.

+ Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.

+ Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.

+ Kết chuyển LKB số thanh toán LKB nội, ngoại tỉnh hoặc thanh toán tập trung.

Bên Có:

+ Phản ánh số vốn điều chuyển đến.

+ Điều chỉnh tăng tỷ giá vốn điều chuyển đến bằng ngoại tệ.

+ Điều chỉnh giảm tỷ giá vốn điều chuyển đi bằng ngoại tệ.

+ Kết chuyển số thanh toán LKB nội, ngoại tỉnh hoặc thanh toán tập trung.

Số dư Nợ:

Phản ánh số vốn điều chuyển đi chưa được quyết toán.

Số dư Có:

Phản ánh số vốn nhận được chưa quyết toán.

Tài khoản 3810 – Thanh toán vốn, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3811 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN trung ương và các KBNN tỉnh.

Tài khoản 3811 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 3813 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN trung ương và các KBNN tỉnh năm nay

Tài khoản 3813 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 3814 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng ngoại tệ

• Tài khoản 3815 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng Đồng Việt Nam.

+ Tài khoản 3816 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN trung ương và các KBNN tỉnh năm trước.

Tài khoản 3816 có 2 tài khoản cấp 4, như sau:

• Tài khoản 3817 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng ngoại tệ.

• Tài khoản 3818 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng Đồng Việt Nam.

(2) Tài khoản 3821 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và các KBNN quận huyện.

 Tài khoản 3821 có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 3823 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và các KBNN quận huyện năm nay.

Tài khoản 3823 có 1 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm nay bằng đồng Việt Nam

+ Tài khoản 3826 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước: Phản ánh quan hệ thanh toán vốn giữa KBNN tỉnh và các KBNN quận huyện năm trước.

Tài khoản 3826 có 1 tài khoản cấp 4 như sau:

• Tài khoản 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh và huyện năm trước bằng đồng Việt Nam

2. Tài khoản 3830 – Thanh toán tập trung

2.1. Mục đích

- Tài khoản này mở tại Trung tâm thanh toán KBNN và các đơn vị KBNN, dùng để theo dõi các khoản thanh toán Liên kho bạc trong trường hợp thực hiện thanh toán tập trung.

Tại Trung tâm thanh toán KBNN, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn vị KBNN tham gia thanh toán tập trung (theo dõi chi tiết tương ứng theo mã địa bàn trong hệ thống COA.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ áp dụng cho thanh toán bù trừ tập trung trong giai đoạn Tabmis đã vận hành hệ thống thanh toán tập trung.

- Trong giai đoạn chuyển đổi không áp dụng tài khoản này.

- Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã địa bàn hành chính: Kết hợp giá trị mã địa bàn tương ứng với Kho bạc nơi nhận lệnh thanh toán.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của Kho bạc nơi thực hiện hạch toán trong mã Kho bạc nhà nước.

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

+ Phản ánh các khoản phải thu đối với đơn vị kho bạc khác trong thanh toán tập trung.

+ Tất toán tài khoản thanh toán tập trung (số phải trả lớn hơn số phải thu của từng đơn vị Kho bạc).

Bên Có:

+ Phản ánh các khoản phải trả đơn vị KBNN khác trong thanh toán tập trung.

+ Tất toán tài khoản thanh toán tập trung (số phải thu lớn hơn số phải trả của từng đơn vị Kho bạc).

Số dư Nợ:

Phản ánh số phải thu các đơn vị KBNN trong thanh toán tập trung.

Số dư Có:

Phản ánh số phải trả các đơn vị KBNN trong thanh toán tập trung.

Tài khoản 3830 - Thanh toán tập trung, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3831 - Lệnh chuyển Nợ

(2) Tài khoản 3832 - Lệnh chuyển Có

3. Tài khoản 3840 – Sai lầm trong thanh toán tập trung

3.1. Mục đích

Tài khoản này mở tại Trung tâm thanh toán KBNN và các đơn vị KBNN, phản ánh các khoản sai lầm trong quan hệ thanh toán tập trung.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ áp dụng cho thanh toán bù trừ tập trung trong giai đoạn Tabmis đã vận hành hệ thống thanh toán tập trung.

- Trong giai đoạn chuyển đổi không áp dụng tài khoản này.

- Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ.

+ Giá trị mã địa bàn tương ứng với Kho bạc nơi nhận lệnh thanh toán.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của kho bạc nơi nhận thực hiện hạch toán trong mã KBNN.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung

- Tất toán các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

- Tất toán các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản còn sai lầm phải thu trong thanh toán tập trung.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản còn sai lầm phải trả trong thanh toán tập trung.

Tài khoản 3840 sai lầm trong thanh toán tập trung, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3841 - Lệnh chuyển Nợ

(2) Tài khoản 3842 - Lệnh chuyển Có

4. Tài khoản 3850 – Thanh toán LKB nội tỉnh năm nay

4.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh nghiệp vụ thanh toán liên kho bạc trong tỉnh giữa các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã địa bàn hành chính: Kết hợp giá trị mã địa bàn tương ứng với Kho bạc nơi nhận lệnh thanh toán.

+ Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của Kho bạc nơi thực hiện giao dịch trong mã KBNN.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số chi hộ hoặc số phải thu đối với các KBNN khác.

Bên Có:

Phản ánh số thu hộ hoặc số phải trả đối với các KBNN khác.

Số dư Nợ:

Phản ánh số chi hộ hoặc phải thu lớn hơn số đã thu hộ hoặc phải trả.

Số dư Có

Phản ánh số đã thu hộ hoặc số còn phải trả lớn hơn số đã chi hộ hoặc phải thu.

Tài khoản 3850 – Thanh toán liên kho bạc nội tỉnh năm nay, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

4.3.1. Tài khoản 3851 – Liên kho bạc đi

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc A (Kho bạc phát lệnh thanh toán) dùng để phản ánh các lệnh thanh toán LKB nội tỉnh gửi đi Kho bạc B (Kho bạc nhận lệnh thanh toán).

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm nay (số chi hộ kho bạc khác hoặc số phải thu trong LKB nội tỉnh)

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm nay (số thu hộ kho bạc khác hoặc số phải trả trong LKB nội tỉnh).

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm nay.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm nay.

Tài khoản 3851- Liên kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 3852 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3853 - Lệnh chuyển Có

4.3.2. Tài khoản 3854 – Liên kho bạc đến

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán nội tỉnh đến năm nay đã nhận được từ Kho bạc A.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các Lệnh chuyển Có nội tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải thu trong LKB nội tỉnh)

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ nội tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải trả trong LKB nội tỉnh)

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có nội tỉnh đến năm nay.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ nội tỉnh đến năm nay.

Tài khoản 3854 – Liên kho bạc đến, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

- Tài khoản 3855 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3856 - Lệnh chuyển Có

4.3.3. Tài khoản 3857 – Liên kho bạc đến chờ xử lý

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm nay đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

+ Xử lý các lệnh chuyển Có.

+ Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có:

+ Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

+ Phản ánh các lệnh chuyển Có giá trị cao chuyển đến nhưng chưa nhận được xác nhận lệnh chuyển Có giá trị cao của KB.A

+ Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Số dư Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý.

Tài khoản 3857 - Liên kho bạc đến chờ xử lý, có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 3858 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3859 - Lệnh chuyển Có

5. Tài khoản3860 – Thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh năm nay

5.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh nghiệp vụ thanh toán giữa các đơn vị Kho bạc ngoại tỉnh bao gồm:

+ Giữa Sở giao dịch với các đơn vị Kho bạc.

+ Các quan hệ thanh toán liên kho bạc với các đơn vị Kho bạc ngoại tỉnh.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán kết hợp với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã địa bàn hành chính: Kết hợp giá trị mã địa bàn tương ứng với Kho bạc nơi nhận lệnh thanh toán.

+ Mã Kho bạc Nhà nước: Kết hợp với giá trị tương ứng của Kho bạc nơi thực hiện hạch toán trong mã Kho bạc.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số đã chi hộ hoặc phải thu các đơn vị Kho bạc tỉnh khác.

Bên Có:

Phản ánh số đã thu hộ hoặc phải trả các đơn vị Kho bạc tỉnh khác.

Số dư Nợ:

Phản ánh đã chi hộ hoặc số phải thu lớn hơn số thu hộ hoặc phải trả.

Số dư Có:

Phản ánh số đã thu hộ hoặc phải trả lớn hơn số chi hộ hoặc phải thu.

Tài khoản 3860 – Thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh năm nay, có các tài khoản cấp 2, như sau:

5.3.1. Tài khoản 3861 – Liên kho bạc đi

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc A (Kho bạc phát lệnh thanh toán) dùng để phản ánh các lệnh thanh toán LKB ngoại tỉnh gửi đi Kho bạc B (Kho bạc nhận lệnh thanh toán).

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm nay (số chi hộ kho bạc khác hoặc số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm nay (số thu hộ kho bạc khác hoặc số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm nay.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm nay.

Tài khoản 3861- Liên Kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 3862 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3863 - Lệnh chuyển Có

5.3.2. Tài khoản 3864 – Liên kho bạc đến

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán ngoại tỉnh đến năm nay đã nhận được từ Kho bạc A.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các Lệnh chuyển Có ngoại tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ ngoại tỉnh đến năm nay nhận được của KB A (số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có ngoại tỉnh đến năm nay.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ ngoại tỉnh đến năm nay.

Tài khoản 3864 - Liên Kho bạc đến có 2 tài khoản cấp 3:

- Tài khoản 3865 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3866 - Lệnh chuyển Có

5.3.3. Tài khoản 3867 - LKB đến chờ xử lý

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại KB.B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm nay đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

b)Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Xử lý các lệnh chuyển Có.

- Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có:

- Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

- Phản ánh các lệnh chuyển Có giá trị cao chuyển đến nhưng chưa nhận được xác nhận lệnh chuyển Có giá trị cao của KB A.

- Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Số dư Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý.

Tài khoản 3867- Liên Kho bạc đến chờ xử lý, có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

- Tài khoản 3868 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3869 - Lệnh chuyển Có

6. Tài khoản 3870 – Thanh toán LKB nội tỉnh năm trước

6.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh số tiền thanh toán LKB trong tỉnh năm trước giữa các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.

6.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã địa bàn hành chính: Kết hợp giá trị mã địa bàn tương ứng với Kho bạc nhà nước nơi nhận lệnh thanh toán.

+ Mã Kho bạc nhà nước: Kết hợp với giá trị tương ứng của kho bạc nơi thực hiện giao dịch trong mã kho bạc nhà nước.

6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số chi hộ hoặc số phải thu đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

Bên Có:

Phản ánh số thu hộ hoặc số phải trả đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

Số dư Nợ:

Phản ánh số chi hộ hoặc phải thu lớn hơn số thu hộ hoặc phải trả đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

Số dư Có:

Phản ánh số đã thu hộ hoặc số còn phải trả lớn hơn số phải chi hộ hoặc phải thu đối với các KBNN nội tỉnh năm trước.

Tài khoản 3870 – Thanh toán liên kho bạc nội tỉnh năm trước, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

6.3.1. Tài khoản 3871 - LKB đi

a) Mục đích

Tài khoản này phản ánh số tiền thanh toán LKB trong tỉnh năm trước giữa các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm trước (số chi hộ Kho bạc khác hoặc số phải thu trong LKB nội tỉnh).

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm trước (số thu hộ Kho bạc khác hoặc số phải trả trong LKB nội tỉnh).

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi nội tỉnh năm trước.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi nội tỉnh năm trước.

Tài khoản 3871 - Liên Kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

- Tài khoản 3872 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3873 - Lệnh chuyển Có.

6.3.2. Tài khoản 3874 - LKB đến

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán nội tỉnh đến năm nay đã nhận được từ Kho bạc A.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các Lệnh chuyển Có nội tỉnh đến năm trước nhận được của KB A (số phải thu trong LKB nội tỉnh).

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ nội tỉnh đến năm trước nhận được của KB A (số phải trả trong LKB nội tỉnh).

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có nội tỉnh đến năm trước.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ nội tỉnh đến năm trước.

Tài khoản 3874 – LKB đến, có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 3875 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3876 - Lệnh chuyển Có.

6.3.3. Tài khoản 3877 - LKB đến chờ xử lý

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại KB.B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm trước đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

+ Xử lý các lệnh chuyển Có.

+ Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có:

+ Phản ánh các lệnh chuyển Có giá trị cao chuyển đến nhưng chưa nhận được xác nhận lệnh chuyển Có giá trị cao của KB.A.

+ Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

+ Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Số dư Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý năm trước.

Số dư Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý năm trước.

Tài khoản 3877 - Liên Kho bạc đến chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

- Tài khoản 3878 - Lệnh chuyển Nợ.

- Tài khoản 3879 - Lệnh chuyển Có.

7. Tài khoản 3880 – Thanh toán LKB ngoại tỉnh năm trước

7.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh nghiệp vụ thanh toán ngoại tỉnh của năm trước:

- Giữa Sở giao dịch với các đơn vị KB.

- Các quan hệ thanh toán LKB với các đơn vị Kho bạc ngoại tỉnh.

7.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán kết hợp với các đoạn mã sau:

- Mã quỹ.

- Mã địa bàn hành chính: Kết hợp giá trị mã địa bàn tương ứng với Kho bạc Nhà nước nơi nhận lệnh thanh toán.

- Mã kho bạc nhà nước: Kết hợp với giá trị tương ứng của Kho bạc nơi thực hiện hạch toán trong mã Kho bạc Nhà nước.

7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số chi hộ hoặc số phải thu đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

Bên Có:

Phản ánh số thu hộ hoặc số phải trả đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

Số dư Nợ:

Phản ánh số chi hộ hoặc phải thu lớn hơn số thu hộ hoặc phải trả đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

Số dư Có:

Phản ánh số đã thu hộ hoặc số còn phải trả lớn hơn số phải chi hộ hoặc phải thu đối với các KBNN ngoại tỉnh năm trước.

Tài khoản 3880 – Thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh năm trước, có các tài khoản cấp 2 như sau:

7.3.1. Tài khoản 3881 – Liên kho bạc đi

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc A (Kho bạc phát lệnh thanh toán) dùng để phản ánh các lệnh thanh toán LKB ngoại tỉnh gửi đi Kho bạc B (Kho bạc nhận lệnh thanh toán).

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm trước (số chi hộ kho bạc khác hoặc số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm trước (số thu hộ kho bạc khác hoặc số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ LKB đi ngoại tỉnh năm trước.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có LKB đi ngoại tỉnh năm trước.

Tài khoản 3881 - Liên Kho bạc đi có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

- Tài khoản 3882 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3883 - Lệnh chuyển Có

7.3.2. Tài khoản 3884 - LKB đến

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại Kho bạc B dùng để phản ánh các lệnh thanh toán ngoại tỉnh đến năm trước đã nhận được từ Kho bạc A.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các Lệnh chuyển Có ngoại tỉnh đến năm trước nhận được của KB A (số phải thu trong LKB ngoại tỉnh).

Bên Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ ngoại tỉnh đến năm trước nhận được của KB A (số phải trả trong LKB ngoại tỉnh).

Số dư Nợ:

Phản ánh tổng số phải thu trong LKB thông qua các lệnh chuyển Có ngoại tỉnh đến năm trước.

Số dư Có:

Phản ánh tổng số phải trả trong LKB thông qua các lệnh chuyển Nợ ngoại tỉnh đến năm trước.

Tài khoản 3884 - Liên Kho bạc đến có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

- Tài khoản 3885 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3886 - Lệnh chuyển Có

7.3.3. Tài khoản 3887 - LKB đến chờ xử lý

a) Mục đích

Tài khoản này mở tại KB.B, dùng để phản ánh các lệnh thanh toán đến năm trước đã nhận nhưng tạm thời chưa đủ thông tin xử lý hoặc sai lầm phải trả lại.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Xử lý các lệnh chuyển Có.

- Phản ánh các lệnh chuyển Nợ chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Bên Có:

- Phản ánh các lệnh chuyển Có giá trị cao chuyển đến nhưng chưa nhận được xác nhận lệnh chuyển Có giá trị cao của KB.A

- Xử lý các lệnh chuyển Nợ.

- Phản ánh các lệnh chuyển Có chưa đủ thông tin để xử lý, hoặc tạm thời theo dõi, chờ xử lý.

Số dư Nợ:

Phản ánh các lệnh chuyển Nợ đến chưa được xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các lệnh chuyển Có đến chưa được xử lý.

Tài khoản 3887 - Liên Kho bạc đến chờ xử lý có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

- Tài khoản 3888 - Lệnh chuyển Nợ

- Tài khoản 3889 - Lệnh chuyển Có

8. Tài khoản 3890 - Chuyển tiêu thanh toán liên kho bạc

8.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh quá trình quyết toán liên kho bạc tại các đơn vị KBNN.

8.2. Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này được quy định riêng cho từng KBNN trung ương và KBNN tỉnh.

Hạch toán chuyển tiêu thanh toán liên kho bạc, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã, như sau:

- Mã quỹ

- Mã địa bàn hành chính: Kế toán sử dụng mã địa bàn để chi tiết số thu hộ, chi hộ đến từng Kho bạc.

- Mã Kho bạc nhà nước

8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phục hồi hoặc kết chuyển số chi hộ.

- Thanh toán số thu hộ.

Bên Có:

- Phục hồi hoặc kết chuyển số thu hộ

- Thanh toán số chi hộ

Số dư Nợ:

Số chi hộ chưa kết chuyển hoặc số thu hộ chưa thanh toán

Số dư Có:

Số thu hộ chưa kết chuyển hoặc số chi hộ chưa thanh toán

Tài khoản 3890 – Chuyển tiêu thanh toán liên kho bạc có các tài khoản cấp 2, như sau:

8.3.1. Tài khoản 3891 - Chuyển tiêu thanh toán liên kho bạc nội tỉnh

a) Mục đích

Tài khoản này dùng để kết chuyển số thu hộ, chi hộ liên kho bạc nội tỉnh năm trước đã được đối chiếu khi quyết toán liên kho bạc và quyết toán vốn KBNN.

b) Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

- Phục hồi số chi hộ liên kho bạc nội tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

- Kết chuyển số chi hộ liên kho bạc nội tỉnh tại KBNN tỉnh.

Bên Có:

- Phục hồi số thu hộ liên kho bạc nội tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

- Kết chuyển số thu hộ liên kho bạc nội tỉnh tại KBNN tỉnh

Số dư Nợ:

Phản ánh số chi hộ liên kho bạc nội tỉnh.

Số dư Có:

Phản ánh số thu hộ liên kho bạc nội tỉnh.

Sau khi quyết toán vốn tài khoản này không còn số dư.

8.3.2. Tài khoản 3892- Chuyển tiêu thanh toán liên kho bạc ngoại tỉnh

a) Mục đích

Tài khoản này dùng để kết chuyển số thu hộ, chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh năm trước đã được đối chiếu khi quyết toán liên kho bạc và quyết toán vốn KBNN.

b) Nội dung và kết cấu tài khoản

* Tại KBNN trung ương:

Bên Nợ:

Phản ánh số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

Bên Có:

Phản ánh số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

Số dư Nợ:

Phản ánh số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

Số dư Có:

Phản ánh số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

Sau khi quyết toán vốn tài khoản này không còn số dư.

* Tại KBNN tỉnh:

Bên Nợ:

- Phục hồi số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

- Kết chuyển số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh tại KBNN tỉnh.

- Thanh toán số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh toàn địa bàn tỉnh với KBNN.

Bên Có:

- Phục hồi số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh của các KBNN huyện trực thuộc.

- Kết chuyển số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh tại KBNN tỉnh.

- Thanh toán số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh với KBNN.

- Tài khoản này chỉ có 1 số dư (hoặc dư Nợ, hoặc dư Có).

Số dư Nợ:

Phản ánh số chênh lệch chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh lớn hơn số thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

Số dư Có:

Phản ánh số chênh lệch thu hộ liên kho bạc ngoại tỉnh lớn hơn số chi hộ liên kho bạc ngoại tỉnh.

VII. NHÓM 39 - PHẢI TRẢ VÀ THANH TOÁN KHÁC

1. Tài khoản 3910 - Điều chỉnh tiền gửi ngân hàng

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền thanh toán đã được kiểm soát chi, hạch toán vào tài khoản liên quan nhưng chưa chuyển chứng từ đi ngân hàng trước khi khoá sổ cuối ngày.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán điều chỉnh tiền gửi ngân hàng kết hợp với các đoạn mã sau:

- Mã quỹ.

- Mã KBNN: Kết hợp với giá trị tương ứng của KBNN nơi gửi lệnh thanh toán đi ngân hàng trong mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền đã thanh toán.

Bên Có:

Phản ánh số tiền đã hạch toán ghi Nợ TK liên quan tại KBNN nhưng chứng từ chưa gửi đi ngân hàng.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền còn lại của các chứng từ phải gửi đi ngân hàng.

Tài khoản 3910 - Điều chỉnh tiền gửi ngân hàng có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3911 - Điều chỉnh tiền gửi ngân hàng

2. Tài khoản 3920 - Thanh toán bù trừ

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các nghiệp vụ thanh toán bù trừ (TTBT) với các ngân hàng thành viên khác.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán thanh toán bù trừ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA như sau:

- Mã quỹ.

- Mã KBNN: Kết hợp với mã Kho bạc Nhà nước nơi thực hiện giao dịch.

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản phải thu từ các ngân hàng khác.

- Kết chuyển số chênh lệch phải trả lớn hơn phải thu trong TTBT.

- Tất toán khoản tiền Nợ khi nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ của ngân hàng thành viên liên quan.

- Số tiền phải thu khi phát thông báo từ chối lệnh chuyển Nợ.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản phải trả cho các ngân hàng khác.

- Kết chuyển số chênh lệch phải thu lớn hơn phải trả trong TTBT.

- Các khoản phải thu trên lệnh chuyển Nợ đi các ngân hàng khác.

- Số tiền phải thu đã được lập lệnh chuyển Nợ để trả lại ngân hàng thành viên liên quan.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản tiền Nợ đã phát lệnh chuyển Nợ nhưng chưa nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử.

Số dư Nợ:

Số tiền phải thu chờ lập lệnh chuyển Nợ trả lại ngân hàng thành viên liên quan.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 sau đây:

(1) Tài khoản 3921 - Thanh toán bù trừ

Tài khoản này phản ánh toàn bộ các khoản thanh toán bù trừ ngoài hệ thống đã hoàn chỉnh thủ tục với các ngân hàng thành viên và ngân hàng chủ trì.

Bên Nợ:

- Các khoản phải thu từ các ngân hàng khác.

- Kết chuyển số chênh lệch phải trả lớn hơn phải thu trong TTBT.

Bên Có:

- Các khoản phải trả cho các ngân hàng khác.

- Kết chuyển số chênh lệch phải thu lớn hơn phải trả trong TTBT.

Cuối ngày tài khoản này không còn số dư.

(2) TK 3922 - Chờ lệnh chuyển Nợ được chấp nhận

Tài khoản này phản ánh tình hình xử lý các khoản tiền Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng thành viên khác.

Bên Nợ:

Tất toán khoản tiền Nợ khi nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ của ngân hàng thành viên liên quan.

Bên Có:

Các khoản phải thu trên lệnh chuyển Nợ đi các ngân hàng khác.

Số dư Có:

Các khoản phải thu chưa nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ của ngân hàng thành viên.

(3) TK 3923 - Phải thu trong thanh toán bù trừ điện tử

Tài khoản này phản ánh các khoản phải thu phát sinh trong nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử trong trường hợp KBNN ra thông báo từ chối lệnh chuyển Nợ của các ngân hàng thành viên khác do tài khoản của khách hàng tại KBNN không đảm bảo đủ số dư để thực hiện lệnh chuyển Nợ.

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu khi phát thông báo từ chối lệnh chuyển Nợ.

Bên Có:

Phản ánh số tiền phải thu đã được lập lệnh chuyển Nợ để trả lại ngân hàng thành viên liên quan.

Số dư Nợ:

Số tiền phải thu chờ lập lệnh chuyển Nợ trả lại ngân hàng thành viên liên quan.

3. Tài khoản 3940 - Phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý.

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý của các cơ quan thu như tài chính, thuế, hải quan và các cơ quan khác.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Việc phản ánh trên tài khoản này phải thực hiện đúng các quy định về Chế độ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại KBNN hiện hành.

- Chỉ được trích nộp vào thu NSNN hoặc trích chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, chuyển trả đối tượng nộp khoản thu trong phạm vi số dư tài khoản hiện còn.

- Việc xử lý các khoản tạm giữ chờ xử lý phải căn cứ vào Quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Kế toán chi tiết các khoản tạm giữ chờ xử lý được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã địa bàn hành chính: Mã địa bàn hành chính tương ứng với các cơ quan thu.

+ Mã KBNN.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản tạm giữ được xử lý theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Phản ánh các khoản tạm giữ điều chỉnh giảm hoặc điều chỉnh sai lầm về các khoản tạm giữ.

Bên Có:

Phản ánh các khoản tạm giữ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chờ xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản đang tạm giữ chưa xử lý.

Tài khoản 3940 - Phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý, có 4 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3941 - Cơ quan tài chính.

(2) Tài khoản 3942 - Cơ quan hải quan.

(3) Tài khoản 3943 - Cơ quan thuế.

(4) Tài khoản 3949 - Các cơ quan khác.

4. Tài khoản 3950 – Thanh toán vãng lai

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu hộ, chi hộ giữa các đơn vị KBNN trong hoạt động nghiệp vụ như thanh toán tín phiếu trái phiếu, công trái vãng lai, thanh toán với các điểm giao dịch,...

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Mọi khoản thanh toán vãng lai phải theo dõi chi tiết từng khoản thu hộ, chi hộ

- Kế toán thanh toán các khoản vãng lai giữa các đơn vị KBNN phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị sử dụng ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính: Mã địa bàn tương ứng với KBNN có quan hệ thanh toán.

+ Mã KBNN

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản đã tạm ứng cho các điểm giao dịch, chi hộ KBNN khác, đã thanh toán hoặc báo Có đến KBNN liên quan.

Bên Có:

Phản ánh số thu hộ hoặc số thanh toán đã báo Nợ đến KBNN liên quan.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu hồi, thanh toán hoặc phải báo Nợ đến KBNN liên quan.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền phải hoàn trả, thanh toán hoặc báo Có đến KBNN liên quan.

Tài khoản 3950 – Thanh toán vãng lai có 5 tài khoản cấp 2:

(1) Tài khoản 3951: Thanh toán vãng lai về tín phiếu trái phiếu năm 1988 giữa các Kho bạc.

(2) Tài khoản 3952: Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch.

(3) Tài khoản 3953: Thanh toán vãng lai về kinh phí công đoàn.

(4) Tài khoản 3954: Thanh toán vãng lai về tín phiếu, trái phiếu năm 1999 giữa các Kho bạc.

(5) Tài khoản 3959: Thanh toán vãng lai khác.

4.3.1. Tài khoản 3951 - Thanh toán vãng lai về tín phiếu, trái phiếu năm 1988 giữa các Kho bạc

a) Mục đích

Tài khoản được dùng để phản ánh các quan hệ liên quan đến việc ứng vốn, nhận nguồn, phát hành, thanh toán gốc, lãi...tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ năm 1988 giữa một đơn vị KBNN đối với các đơn vị KBNN khác.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản đã thanh toán hộ, chuyển nguồn thanh toán về KBNN khác.

Bên Có:

Phản ánh số kết chuyển thanh toán hộ về KBNN liên quan, số nhận nguồn liên quan đến tín phiếu, trái phiếu vãng lai, số phát hành trái phiếu.

Số dư Nợ:

Số tiền thanh toán tín phiếu, trái phiếu vãng lai chưa được tất toán.

Số dư Có:

Số nguồn thanh toán tín phiếu, trái phiếu vãng lai chưa xử lý, số thu về phát hành trái phiếu chưa xử lý.

4.3.2. Tài khoản 3952 - Thanh toán vãng lai với các điểm giao dịch

a) Mục đích

Tài khoản được dùng để phản ánh các quan hệ thanh toán liên quan giữa KBNN với các điểm giao dịch.

Các điểm giao dịch sẽ được cấp mã trong đoạn mã Đơn vị có quan hệ với ngân sách.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản đã thanh toán hộ, chuyển nguồn thanh toán về các điểm giao dịch.

Bên Có:

Phản ánh số kết chuyển thanh toán hộ với các điểm giao dịch có liên quan.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu về thanh toán hộ chưa được tất toán.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền phải trả về thanh toán hộ chưa được tất toán.

4.3.3. Tài khoản 3953 - Thanh toán vãng lai về kinh phí công đoàn

a) Mục đích

Tài khoản được dùng để phản ánh các quan hệ liên quan đến kinh phí công đoàn với các đơn vị.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản đã thanh toán hộ về kịnh phí công đoàn.

Bên Có:

Phản ánh số kết chuyển thanh toán hộ về kinh phí công đoàn.

Số dư Nợ:

Phản ánh số tiền phải thu về thanh toán kinh phí công đoàn chưa được tất toán.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền phải trả về thanh toán kinh phí công đoàn chưa được tất toán.

4.3.4. Tài khoản 3954 - Thanh toán vãng lai về tín phiếu, trái phiếu năm 1999 giữa các Kho bạc

a) Mục đích

Tài khoản được dùng để phản ánh các quan hệ liên quan đến việc ứng vốn, nhận nguồn, phát hành, thanh toán gốc, lãi...tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ năm 1999 giữa một đơn vị KBNN đối với các đơn vị KBNN khác.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản đã thanh toán hộ, chuyển nguồn thanh toán về KBNN khác.

Bên Có:

Phản ánh số kết chuyển thanh toán hộ về KBNN liên quan, số nhận nguồn liên quan đến tín phiếu, trái phiếu vãng lai, số phát hành trái phiếu.

Số dư Nợ:

Số tiền thanh toán tín phiếu, trái phiếu vãng lai chưa được tất toán.

Số dư Có:

Số nguồn thanh toán tín phiếu, trái phiếu vãng lai chưa xử lý, số thu về phát hành trái phiếu chưa xử lý.

4.3.5. Tài khoản 3959 – Thanh toán vãng lai khác

a) Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi hộ, phải trả các KBNN khác trong hệ thống trong quá trình hoạt động nghiệp vụ.

b) Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản đã thanh toán, tất toán số phải trả.

Bên Có:

Phản ánh số thanh toán đã được đối chiếu và chuyển về KBNN liên quan hoặc số tiền phải trả.

Số dư Nợ:

Số tiền phải thu về thanh toán chưa được kết chuyển, thanh toán với KBNN liên quan.

Số dư Có:

Số tiền phải trả chưa được kết chuyển, thanh toán với KBNN liên quan.

5. Tài khoản 3960 – Khấu trừ phải thu, phải trả

5.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh việc theo dõi và thanh toán bù trừ các khoản phải thu, phải trả của Kho bạc Nhà nước với các đối tượng liên quan.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu phải trả

- Kế toán chi tiết tài khoản Khấu trừ phải thu, phải trả được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã KBNN

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản phải thu về thuế theo Lệnh thu của cơ quan thu hoặc cơ quan có thẩm quyền; số thuế phải khấu trừ hoặc số thuế đã trả cho đối tượng nộp.

Bên Có:

Phản ánh các khoản thuế được hoàn trả theo Quyết định thoái thu của cơ quan thu hoặc cơ quan có thẩm quyền, Quyết định hoàn thuế Giá trị gia tăng của cơ quan thu.

Số dư Có:

Phản ánh số tiền còn phải trả cho đối tượng nộp.

Tài khoản 3960 - Khấu trừ phải thu, phải trả, có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3961 - Khấu trừ phải thu, phải trả về thuế.

(2) Tài khoản 3969 - Khấu trừ phải thu, phải trả khác.

6. Tài khoản 3970 - Sai lầm trong thanh toán khác

6.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản sai lầm trong quan hệ thanh toán với ngân hàng tại các đơn vị Kho bạc.

6.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản hạch toán chi tiết các khoản sai lầm phải thu, phải trả cho từng đối tượng có quan hệ thanh toán.

- Kế toán các khoản sai lầm trong thanh toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

+ Mã KBNN

6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán chờ xử lý.

- Xử lý các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán.

Bên Có:

- Phản ánh các khoản sai lầm phải trả trong thanh toán chờ xử lý.

- Xử lý các khoản sai lầm phải thu trong thanh toán.

Số dư Nợ:

Phản ánh các khoản sai lầm phải thu chờ xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản sai lầm phải trả chờ xử lý.

Tài khoản 3970 – Sai lầm trong thanh toán khác, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 3971 – Sai lầm Nợ trong thanh toán khác

(2) Tài khoản 3972 – Sai lầm Có trong thanh toán khác

7. Tài khoản 3980 – Ghi thu, ghi chi ngân sách

7.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách thực hiện theo Lệnh thu, Lệnh chi, Lệnh thanh toán do cơ quan tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước, Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại,...) phát hành; hoặc Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi ngân sách từ nguồn thu quỹ ngoại tệ tạm giữ tại nước ngoài do Bộ Ngoại giao phát hành.

7.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này phải hạch toán chi tiết theo từng cấp ngân sách, niên độ ngân sách, niên độ kế hoạch vốn đầu tư.

- Số phát sinh bên Nợ (số tiền ghi thu NSNN) và bên Có (số tiền ghi chi NSNN) phải bằng nhau.

- Kế toán chi tiết tài khoản Ghi thu, ghi chi ngân sách được kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN

7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền đã ghi thu NSNN.

Bên Có:

Phản ánh số tiền đã ghi chi NSNN.

Tài khoản 3980 - Ghi thu, ghi chi ngân sách, có5 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 3981 - Ghi thu, ghi chi các khoản phí, lệ phí

(2) Tài khoản 3982 - Ghi thu, ghi chi các khoản vay nước ngoài

(3) Tài khoản 3983 - Ghi thu, ghi chi các khoản nhận viện trợ nước ngoài

(4) Tài khoản 3984 - Ghi thu, ghi chi đầu tư từ tài khoản tiền gửi

(5) Tài khoản 3989 - Ghi thu, ghi chi các khoản khác

Tài khoản này không có số dư.

8. Tài khoản 3990 – Tài khoản phải trả khác.

8.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản phải trả khác.

8.2. Nguyên tắc hạch toán

- Việc phản ánh trên tài khoản này phải thực hiện đối với các trường hợp chưa được hạch toán vào các tài khoản nêu trên.

- Kế toán chi tiết các khoản phải trả khác được chi tiết theo các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã KBNN

8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản phải trả khác được xử lý

Bên Có:

Phản ánh các khoản phải trả phát sinh chờ xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh các khoản phải trả chưa xử lý.

Tài khoản 3990 – tài khoản phải trả khác, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 3991 – Tài khoản phải trả khác.

D. LOẠI V - nguỒN VỐN, QUỸ

I. NHÓM 54 – CHÊNH LỆCH GIÁ, CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

1. Tài khoản 5410 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản và tình hình xử lý số chênh lệch đó tại đơn vị.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ được đánh giá lại tài sản khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm kê đánh giá lại tài sản. Số chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo đúng các qui định trong chế độ tài chính hiện hành.

- Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản

- Xử lý số chênh lệch tăng khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Bên Có:

- Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản

- Xử lý chênh lệch giảm khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tài khoản này có số dư bên Nợ và số dư bên Có.

Số dư Nợ:

Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

Tài khoản 5410 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 5411 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

2. Tài khoản 5420 – Chênh lệch tỷ giá

2.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh số chênh lệch tăng hoặc giảm do sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ do KBNN quản lý. Tài khoản này dùng để điều chỉnh số dư các tài khoản bằng ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế,...nhằm phản ánh giá trị các khoản tiền ngoại tệ được qui đổi sang Đồng Việt Nam được chính xác theo từng thời điểm hạch toán.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phải hạch toán vào tài khoản này các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại số dư các khoản mục có tính tiền tệ và công nợ bằng ngoại tệ vào thời điểm cuối tháng.

- Số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ từ các giao dịch thực tế được hạch toán vào tài khoản này và được kết chuyển sang thu, chi ngân sách định kỳ theo quy định của cơ chế tài chính.

- Hệ thống phải theo dõi theo từng loại nguyên tệ, kế toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ.

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

+ Phản ánh số chênh lệch tỷ giá tăng do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải trả.

+ Phản ánh số chênh lệch tỷ giá giảm do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải thu.

+ Phản ánh số lãi chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào thu ngân sách khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Bên Có:

+ Phản ánh số chênh lệch tỷ giá giảm do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải trả.

+ Phản ánh số chênh lệch tỷ giá tăng do phát sinh thực tế và đánh giá lại đối với các khoản phải thu.

+ Phản ánh số lỗ chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào chi NSNN khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Số dư Nợ:

Phản ánh số lỗ chênh lệch tỷ giá chưa kết chuyển.

Số dư Có:

Phản ánh số lãi chênh lệch tỷ giá chưa kết chuyển.

Tài khoản 5420 – Chênh lệch tỷ giá, có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 5421: Chêch lệch tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ

(2) Tài khoản 5422: Chêch lệch tỷ giá đánh giá lại khoản nợ bằng ngoại tệ

(3) Tài khoản 5423: Chêch lệch tỷ giá thực tế

3. Tài khoản 5430 – Chênh lệch giá phát hành trái phiếu

3.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh số chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá trái phiếu trong trường hợp phát hành trái phiếu có phụ trội hoặc trái phiếu có chiết khấu.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ sử dụng trong trường hợp ngân sách đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu có phụ trội hoặc chiết khấu tại thời điểm phát hành có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa và được các nhà đầu tư mua trái phiếu chấp nhận.

- Kế toán chênh lệch giá phát hành trái phiếu phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã KBNN

3.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Khoản chiết khấu trái phiếu phát sinh trong kỳ.

- Kết chuyển khoản phụ trội trái phiếu phát sinh vào thu ngân sách trong kỳ

Bên Có:

- Khoản phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ.

- Kết chuyển khoản chiết khấu trái phiếu phát sinh vào chi ngân sách trong kỳ

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 5430 – Chênh lệch giá phát hành trái phiếu, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 5431 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu

4. Tài khoản 5440 – Chênh lệch giá khác

4.1. Mục đích

Tài khoản này sử dụng để phản ánh chênh lệch giá khác trong hoạt động của KBNN (như: Chênh lệch giá mua với giá trên hợp đồng,...) và xử lý các khoản chênh lệch giá này.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán chênh lệch giá phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã KBNN.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch giá giảm;

- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch giá tăng vào thu ngân sách.

Bên Có:

- Phản ánh số chênh lệch giá tăng;

- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch giá giảm vào số chi ngân sách.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 5440 – Chênh lệch giá khác, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 5441 - Chênh lệch giá khác

II. NHÓM 55 - CÂN ĐỐI THU, CHI

1. Tài khoản 5510 – Cân đối thu, chi

1.1. Mục đích

Tài khoản này sử dụng để kết chuyển kết quả hoạt động của quỹ NSNN tại KBNN khi hết thời gian chỉnh lý và phản ánh tình hình xử lý kết dư ngân sách hàng năm.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hệ thống sẽ hạch toán vào tài khoản này tại thời điểm 31/12 hàng năm khi chạy chương trình cân đối thu chi, khi đó, hệ thống sẽ tự thực hiện cân đối thu chi và kết chuyển phần chênh lệch vào TK 5510 đối ứng với Tài khoản 9799 – Chênh lệch thu chi.

- Trong thời gian chỉnh lý, khi có các bút toán thực hiện các khoản chi ngân sách cho năm trước hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lại số dư trên tài khoản cân đối thu chi và chênh lệch thu chi tương ứng với số điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý. Đến hết thời gian chỉnh lý, hệ thống xác định số cân đối thu chi tại thời điểm chuyển dự toán sang năm sau.

- Sau khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê duyệt số dư trên tài khoản cân đối thu chi là số liệu kết dư ngân sách chính thức của năm tương ứng.

- Số dư của tài khoản này sẽ được kết chuyển sang các tài khoản khác có liên quan tùy theo quy định của cơ chế tài chính.

- Kế toán cân đối thu chi phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã KBNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số chênh lệch chi lớn hơn thu do hệ thống xác định;

- Xử lý số chênh lệch thu lớn hơn chi ngân sách vào các quỹ.

Bên Có:

- Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi do hệ thống xác định;

- Xử lý số chênh lệch chi lớn hơn thu.

Tài khoản này có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.

Số dư Nợ:

Phản ánh số chênh lệch chi lớn hơn thu chưa được xử lý.

Số dư Có:

Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa được xử lý.

Tài khoản 5510 – Cân đối thu chi, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 5511 - Cân đối thu chi

III. NHÓM 56 – NGUỒN QUỸ

1. Tài khoản 5610 - Quỹ dự trữ tài chính.

1.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh tình hình biến động tăng, giảm các quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước do KBNN các cấp quản lý.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Trong thời điểm hiện tại, quỹ dự trữ tài chính được hạch toán như một khoản tiền gửi của NSNN tại KBNN. Kế toán sử dụng tài khoản 3710 kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách để hach toán tình hình biến động của quỹ dự trữ tài chính.

- Chỉ hạch toán tài khoản này khi cơ chế tài chính yêu cầu hạch toán quỹ riêng biệt, theo nguyên tắc:

+ Chỉ hạch toán vào tài khoản này số kết dư ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển vào quỹ dự trữ tài chính do KBNN quản lý.

+ Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền số dư của tài khoản này được kết chuyển sang tài khoản thu ngân sách theo năm ngân sách và cấp ngân sách tương ứng.

- Trường hợp quỹ tích lũy được tách riêng thành quỹ độc lập, hạch toán theo mã quỹ tương ứng, tài khoản này sẽ được hủy bỏ. Số liệu thu chi và biến động của của quỹ dự trữ tài chính sẽ được hạch toán theo mã quỹ tương ứng tại đoạn Mã quỹ.

Kế toán quỹ dự trữ tài chính phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã KBNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số tiền quỹ dự trữ tài chính được sử dụng cho ngân sách hoặc mục đích khác theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền.

Bên Có:

Phản ánh số được kết chuyển từ kết dư ngân sách hàng năm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phản ánh số được chuyển từ các nguồn khác (nếu có).

Số dư Có:

Phản ánh số dư của Quỹ dư trữ tài chính chưa sử dụng.

Tài khoản 5610 – Quỹ dự trữ tài chính, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 5611 – Quỹ dự trữ tài chính bằng đồng Việt Nam

(2) Tài khoản 5612 – Quỹ dự trữ tài chính bằng ngoại tệ.

(3) Tài khoản 5613 – Quỹ dự trữ tài chính bằng hiện vật khác

Đ. LOẠI VII – THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I. NHÓM 71 – THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Tài khoản 7110 – Thu ngân sách nhà nước

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số thực thu của NSNN theo mục lục ngân sách nhà nước tương ứng cho ngân sách các cấp.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Việc phản ánh trên tài khoản thu NSNN phải tuyệt đối chấp hành chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.

- Kế toán thu NSNN phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp NS

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

- Chỉ phản ánh vào tài khoản này số thực thu ngân sách, bao gồm đã xác định tỷ lệ điều tiết và chưa xác định được tỷ lệ điều tiết.

- Để phục vụ quản lý, kế toán thu ngân sách còn phải theo dõi chi tiết theo:

+ Mã nguồn ngân sách nhà nước (nếu có);

+ Chi tiết thu ngân sách bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam;

+ Theo tính chất khoản thu: trong cân đối, tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách;

- Các khoản thu NSNN phát sinh năm nào được hạch toán vào thu NSNN năm đó; các khoản thu thuộc ngân sách năm trước, nếu nộp trong năm sau thì hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau.

- Hàng năm, Kế toán trưởng Sở Giao dịch và KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cập nhật Mã tỷ lệ phân chia căn cứ vào Quyết định về việc ban hành quy định chi tiết tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách của Quốc hội (đối với việc phân chia ngân sách giữa trung ương và các tỉnh, thành phố) hoặc của UBND tỉnh, thành phố (đối với việc phân chia ngân sách giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh, thành phố).

(Tham số để mặc định tỷ lệ phân chia là: Cơ quan thu, tài khoản tự nhiên, Mã ngành kinh tế, Mã địa bàn hành chính, Mã chương, Mã nội dung kinh tế).

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm tiếp sau liền kề số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản thoái thu NSNN.

- Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu NSNN.

Bên Có:

Phản ánh các khoản thu NSNN.

Số dư Có:

Số dư Có của tài khoản này phản ánh số thu ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 7110 – Thu ngân sách nhà nước, có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 7111 - Thu NSNN.

Tài khoản này không có số dư đầu năm.

II. NHÓM 73 - THU CHUYỂN GIAO NGÂN SÁCH

1. Tài khoản 7310 – Thu chuyển giao các cấp ngân sách

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu chuyển giao các cấp ngân sách, gồm:

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu khác bằng vốn trong nước, bổ sung có mục tiêu bằng vốn vay nợ ngoài nước, bổ sung có mục tiêu bằng vốn viện trợ không hoàn lại, bổ sung các chương trình, mục tiêu quốc gia và dự án bằng nguồn vốn trong nước, bổ sung khác,...

- Thu ngân sách cấp dưới nộp lên theo mục lục NSNN.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Việc phản ánh trên tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN; đảm bảo mục Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên phải bằng mục Chi bổ sung cho NS cấp dưới (kết hợp chéo).

- Các khoản thu NSNN phát sinh năm nào được hạch toán vào thu NSNN năm đó; các khoản thu thuộc ngân sách năm trước, nếu nộp trong năm sau thì hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau.

- Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp ứng trước bổ sung cân đối năm sau cho ngân sách cấp dưới.

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết thu NSNN phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp NS

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản thoái thu NSNN.

- Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu chuyển giao NSNN.

- Kết chuyển vào tài khoản chêch lệch thu, chi ngân sách.

Bên Có:

Phản ánh các khoản thu chuyển giao NSNN.

Số dư Có:

Số dư Có của tài khoản này phản ánh số thu ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 7310 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách này có tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 7311 - Thu chuyển giao các cấp ngân sách.

III. NHÓM 74 - THU CHUYỂN NGUỒN

1. Tài khoản 7410 – Thu chuyển giao giữa các năm ngân sách

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản kinh phí đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung trong thời gian chỉnh lý, nhưng đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Số thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách trong năm hiện hành phải bằng số chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách của năm trước (kết hợp chéo).

- Kế toán thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp NS

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm tiếp sau liền kề số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

1.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm thu chuyển nguồn.

Bên Có:

Phản ánh các khoản thu chuyển nguồn.

Số dư Có:

Số dư Có của tài khoản này phản ánh số thu ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 7410 - Thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách này có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 7411 - Thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.

Tài khoản này không có số dư đầu năm.

IV. NHÓM 79 - THU KHÁC

Nhóm tài khoản này phản ánh các khoản thu khác, bao gồm thu kết dư ngân sách năm trước, thu từ quỹ dự trữ tài chính

1. Tài khoản 7910 – Thu kết dư ngân sách năm trước

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh số chênh lệch giữa Tổng Thu ngân sách (và vay bù đắp bội chi, đối với NSTW) lớn hơn tổng Chi ngân sách năm trước được chuyển vào thu NSNN theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

Khoản kết dư ngân sách được xử lý như sau:

- Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh: chuyển 50% vào thu NSNN năm sau, trường hợp Quỹ dự trữ tài chính đủ mức quy định thì chuyển 100% vào thu NSNN năm sau.

- Kết dư ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã: chuyển 100% vào thu NSNN năm sau.

- Kế toán thu kết dư ngân sách phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp NS

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Các khoản điều chỉnh giảm thu khoản thu kết dư ngân sách năm trước.

Bên Có:

Các khoản thu NSNN từ kết dư ngân sách năm trước.

Số dư Có:

Số dư Có của tài khoản này phản ánh số thu ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 7910 - Thu kết dư ngân sách năm trước, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 7911 - Thu kết dư ngân sách năm trước.

2. Tài khoản 7920 – Thu từ quỹ dự trữ tài chính

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu NSNN được trích từ Quỹ dự trữ tài chính.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Thẩm quyền ra QĐ là Thủ tướng Chính phủ (đối với NSTW), UBND cấp tỉnh (đối với NSĐP).

- Tổng mức chi từ Quỹ dự trữ tài chính (không kể tạm ứng) cả năm không vượt quá 30% số dư của Quỹ tại thời điểm bắt đầu năm ngân sách.

- Tương tự như tài khoản 7111 - Thu NSNN.

- Kế toán các khoản thu từ Quỹ dự trữ tài chính được chi tiết theo các đoạn mã tương tự như tài khoản 7111 - Thu NSNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Các khoản thu NSNN từ quỹ dự trữ tài chính.

Bên Có:

Các khoản điều chỉnh giảm thu NSNN từ quỹ dự trữ tài chính.

Số dư Có:

Số dư Có của tài khoản này phản ánh số thu ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 7921 - Thu từ Quỹ dự trữ tài chính, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

- Tài khoản 7921 - Thu từ Quỹ dự trữ tài chính

E. LOẠI VIII – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I. NHÓM 81 - CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN

1. Tài khoản 8110 – Chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi về kinh phí thường xuyên của ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định, bao gồm: Chi kinh phí thường xuyên bằng dự toán theo hình thức giao dự toán, chi kinh phí thường xuyên bằng dự toán theo hình thức lệnh chi tiền, chi kinh phí thường xuyên thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước..

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định.

- Theo dõi và kiểm soát chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí.

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chay bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách.

Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết chi thường xuyên phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết mã tính chất nguồn kinh phí)

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản thực chi ngân sách khi đã có đủ các điều kiện thanh toán.

- Phục hồi số chi ngân sách năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN và KBNN tỉnh)

Bên Có:

- Phản ánh số giảm chi, thu hồi các khoản thực chi ngân sách.

- Kết chuyển chi ngân sách về KBNN cấp trên (phát sinh KBNN tỉnh, huyện)

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8110 – Chi thường xuyên có các tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 8111 - Chi thường xuyên kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Phản ánh các khoản chi thường xuyên kinh phí giao tự chủ, giao khoán.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 8113 - Chi thường xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số chi kinh phí thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên và dự toán thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với khoản chi tương ứng với dự toán thường xuyên tài khoản này không kết hợp với mã chương trình mục tiêu; Đối với dự toán thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với mã chương trinh mục tiêu

+ Tài khoản 8116 - Chi thường xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số chi kinh phí thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán được giao bằng dự toán lệnh chi.

Khi hạch toán, tài khoản này không kết hợp với mã chương trình mục tiêu.

(2) Tài khoản 8121 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Phản ánh các khoản thực chi kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, giao khoán.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3, như sau:

+ Tài khoản 8123 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để hạch toán số chi kinh phí thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được giao bằng dự toán thường xuyên và dự toán thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với khoản chi tương ứng với dự toán thường xuyên tài khoản này không kết hợp với mã chương trình mục tiêu; Đối với dự toán thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với mã chương trinh mục tiêu

+ Tài khoản 8126 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để hạch toán số chi kinh phí thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đối với số kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán được giao bằng dự toán lệnh chi.

Khi hạch toán, tài khoản này không kết hợp với mã chương trình mục tiêu

II. NHÓM 82 - CHI NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Tài khoản 8210 – Chi đầu tư xây dựng cơ bản

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư XDCB và chi chương trình mục tiêu (có tính chất đầu tư) của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư XDCB trong năm.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư;

- Mọi khoản chi về ngân sách và thanh toán vốn đầu tư phải nằm trong dự toán kinh phí đầu tư được duyệt

- Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán hệ thống tự động tính cân đối thu, chi ngân sách và đưa vào tài khoản cân đối thu, chi.

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về đầu tư XDCB phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương và cấp quản lý

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi ngân sách về đầu tư XDCB đã có đủ điều kiện thanh toán và trong dự toán được giao.

Bên Có:

Phản ánh số giảm chi ngân sách do thu hồi vốn đầu tư.

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8210 – Chi đầu tư xây dựng cơ bản, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 8211- Chi đầu tư XDCB bằng dự toán: Phản ánh các khoản chi ngân sách bằng dự toán về kinh phí đầu tư XDCB và chi chương trình mục tiêu (có tính chất đầu tư) của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư XDCB trong năm.

(2) Tài khoản 8221- Chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền: Phản ánh các khoản chi ngân sách bằng lệnh chi về kinh phí đầu tư XDCB và chi chương trình mục tiêu (có tính chất đầu tư) của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư XDCB trong năm.

2. Tài khoản 8250 – Chi đầu tư phát triển khác

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư phát triển khác của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư XDCB trong năm.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư;

- Mọi khoản chi ngân sách về thanh toán vốn đầu tư phải nằm trong dự toán kinh phí đầu tư được duyệt;

- Đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán hệ thống tự động tính cân đối thu, chi ngân sách và đưa vào tài khoản cân đối thu, chi.

- Đối với các khoản chi do cơ quan tài chính cấp, KBNN không thực hiện kiểm soát nội dung khoản chi nhưng phải theo dõi phần dự toán.

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về đầu tư phát triển phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

2.3. Kết cấu, nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi ngân sách về đầu tư phát triển khác.

Bên Có:

Phản ánh số giảm chi ngân sách do thu hồi vốn đầu tư phát triển khác.

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8250 – Chi đầu tư phát triển khác, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 8251- Chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư phát triển khác bằng dự toán của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư XDCB trong năm.

(2) Tài khoản 8261- Chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền: Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền của NSNN các cấp đã có đủ điều kiện thanh toán và đã được bố trí dự toán chi đầu tư XDCB trong năm.

III. NHÓM 83 – CHI CHUYỂN GIAO NGÂN SÁCH

1. Tài khoản 8310 – Chi chuyển giao các cấp ngân sách

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách đã được giao dự toán trong năm.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN;

- Hạch toán khoản kinh phí chi chuyển giao phải căn cứ vào dự toán được duyệt.

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chay bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Giá trị của mã tổ chức ngân sách được bố trí trong đoạn mã quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi chuyển giao trong năm.

Bên Có:

Phản ánh số giảm chi do thu hồi kinh phí chi chuyển giao.

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8310 – Chi chuyển giao các cấp ngân sách, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 8311 – Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng dự toán:

Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách đã được giao dự toán trong năm.

(2) Tài khoản 8312 – Chi chuyển giao các cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền:

Phản ánh các khoản chi ngân sách về kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách bằng lệnh chi tiền trong năm.

IV. NHÓM 84 – CHI CHUYỂN NGUỒN

1. Tài khoản 8410 – Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thuộc nhiệm vụ chi năm nay nhưng chưa chi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển sang năm sau để chi tiếp.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu tương ứng với dự toán được chuyển sang năm sau, gồm: Dự toán đương nhiên được chuyển và dự toán được cơ quan tài chính đồng ý cho chuyển.

- Các khoản chi chuyển nguồn thực chất là các khoản chi chưa được thực hiện, được hạch toán đồng thời với số thu chuyển nguồn sang năm sau;

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về kinh phí chi chuyển nguồn phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi chuyển nguồn được chuyển sang năm sau.

Bên Có:

Phản ánh giảm trong trường hợp điều chỉnh các khoản chi chuyển nguồn.

Số dư Nợ:

Cho đến thời điểm quyết toán thu chi ngân sách được phê duyệt, số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8410 – Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 8411 – Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách:

Phản ánh các khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp.

V. NHÓM 89 – CHI NGÂN SÁCH KHÁC

1. Tài khoản 8910 – Chi kinh phí uỷ quyền

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thực chi kinh phí ủy quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN;

- Mọi khoản chi về ngân sách thuộc kinh phí ủy quyền phải nằm trong dự toán được duyệt;

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết chi ngân sách về kinh phí ủy quyền phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi kinh phí ủy quyền đã đủ điều kiện thanh toán.

Bên Có:

Phản ánh số giảm chi do thu hồi các khoản thực chi kinh phí ủy quyền.

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8910 – Chi kinh phí ủy quyền, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 8913 - Chi kinh phí ủy quyền thường xuyên: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thực chi kinh phí ủy quyền thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

(2) Tài khoản 8916 - Chi kinh phí ủy quyền đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thực chi kinh phí ủy quyền đầu tư cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

(3) Tài khoản 8919 - Chi kinh phí ủy quyền khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thực chi kinh phí ủy quyền khác cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

2. Tài khoản 8930 – Chi viện trợ

2.1. Mục đích

Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN cho nước ngoài dưới hình thức viện trợ theo các mục tiêu được ký kết tại Hiệp ước giữa Chính phủ các nước.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN;

- Mọi khoản chi về ngân sách về viện trợ phải nằm trong dự toán được duyệt;

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi viện trợ phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với NS

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi của NSNN viện trợ cho nước ngoài đã đủ điều kiện thanh toán.

Bên Có:

Phản ánh các khoản giảm chi do thu hồi;

Số dư Nợ:

Cho đến thời điểm quyết toán thu chi ngân sách được phê duyệt, số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8930 – Chi viện trợ, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 8933 - Chi viện trợ bằng dự toán: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN bằng dự toán cho nước ngoài dưới hình thức viện trợ theo các mục tiêu được ký kết tại Hiệp ước.

(2) Tài khoản 8936 - Chi viện trợ bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN bằng lệnh chi tiền cho nước ngoài dưới hình thức viện trợ theo các mục tiêu được ký kết tại Hiệp ước.

3. Tài khoản 8940 – Chi trả lãi, phí đi vay

3.1. Mục đích

Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN đối với các khoản phí phát sinh khi đi vay và các khoản lãi vay mà ngân sách phải thanh toán cho các đối tượng cho vay.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN;

- Các khoản chi này không được kiểm soát dự toán, trường hợp dự toán thiếu sẽ được giao bổ sung. Hệ thống không thực hiện kiểm soát dự toán đối với các khoản chi này;

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi trả lãi, phí đi vay phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với NS

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế;

+ Mã KBNN;

+ Mã nguồn NSNN.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi của NSNN về lãi, phí từ hoạt động vay nợ.

Bên Có:

Phản ánh các khoản giảm chi do thu hồi.

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8940 có 1 tài khoản cấp 2, như sau :

Tài khoản 8941- Chi trả lãi, phí đi vay: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN đối với các khoản phí phát sinh khi đi vay và các khoản lãi vay mà ngân sách phải thanh toán cho các đối tượng cho vay.

4. Tài khoản 8950 – Chi ngân sách không kiểm soát dự toán

4.1. Mục đích

Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN ngoài các khoản phí phát sinh khi đi vay và các khoản lãi vay được hạch toán tại tài khoản 8940 mà hệ thống không kiểm soát dự khoản khi thực hiện chi.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán trên các tài khoản này phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN;

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán các khoản chi ngân sách không kiểm soát dự toán phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với NS

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh các khoản chi của NSNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chi từ nguồn vốn nước ngoài theo hình thức ghi thu ghi chi.

Bên Có:

Phản ánh các khoản giảm chi do thu hồi đã được hạch toán ở bên Nợ;

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8950 – Chi ngân sách không kiểm soát dự toán,có 3 tài khoản cấp 2, như sau :

(1) Tài khoản 8951- Chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN theo quyết định của cấp có thẩm quyền cho các nhiệm vụ đột xuất chưa được bố trí dự toán.

(2) Tài khoản 8952- Chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi ngân sách theo hình thức ghi thu ghi chi, trong đó các khoản chi không bị kiểm soát dự toán.

Tài khoản 8952 có 6 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 8953 – Chi các khoản phí lệ phí để lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị. Tài khoản này để phản ánh các khoản chi ngân sách từ nguồn phí, lệ phí để lại theo hình thức ghi thu ghi chi, trong đó các khoản chi không bị kiểm soát dự toán. Hệ thống phải đảm bảo cung cấp số liệu ghi thu, ghi chi từ tài khoản kiểm soát dự toán và tài khoản này.

+ Tài khoản 8954 – Chi thường xuyên từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này để phản ánh các khoản chi thường xuyên từ nguồn vốn vay nước ngoài theo hình thức ghi thu ghi chi, trong đó các khoản chi không bị kiểm soát dự toán.

+ Tài khoản 8955 – Chi thường xuyên từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này để phản ánh các khoản chi thường xuyên từ nguồn vốn viện trợ theo hình thức ghi thu ghi chi, trong đó các khoản chi không bị kiểm soát dự toán.

+ Tài khoản 8956 – Chi đầu tư từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này để phản ánh các khoản chi đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài theo hình thức ghi thu ghi chi, trong đó các khoản chi không bị kiểm soát dự toán.

+ Tài khoản 8957 – Chi đầu tư từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này để phản ánh các khoản chi đầu tư từ nguồn vốn viện trợ theo hình thức ghi thu ghi chi, trong đó các khoản chi không bị kiểm soát dự toán.

+ Tài khoản 8958 – Chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu, ghi chi. Tài khoản này để phản ánh các khoản chi ngân sách khác theo hình thức ghi thu ghi chi, trong đó các khoản chi không bị kiểm soát dự toán.

(3) TK 8959 - Chi ngân sách khác không kiểm soát dự toán: Tài khoản này để phản ánh các khoản chi của NSNN khác không được hệ thống kiểm soát dự toán.

5. Tài khoản 8990 – Chi ngân sách khác

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách khác của các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số liệu chi ngân sách trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng.

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định.

- Khi thực hiện chương trình xử lý cuối năm, chạy bút toán “Khấu trừ thu nhập”, hệ thống tự động tính và xác định số chênh lệch thu chi để hạch toán vào tài khoản Cân đối thu chi và tài khoản chênh lệch thu chi ngân sách. Khi chạy chương trình xác định cân đối thu chi, số dư của tài khoản này sẽ không được kết chuyển sang tài khoản cân đối thu chi mà được giữ lại tại thời điểm 31/12. Sang đầu năm sau, tại bộ sổ năm sau số dư của tài khoản này được tự động bằng không (= 0).

- Kế toán chi tiết chi ngân sách khác phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã nội dung kinh tế

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản chi ngân sách khác.

- Phục hồi số chi ngân sách khác năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN và KBNN tỉnh)

Bên Có:

- Số giảm chi, thu hồi các khoản chi ngân sách khác.

- Kết chuyển chi ngân sách khác về KBNN cấp trên (phát sinh KBNN tỉnh, huyện)

Số dư Nợ:

Số dư Nợ của tài khoản này phản ánh số chi ngân sách chưa quyết toán trong bộ sổ của năm ngân sách tương ứng. Sang đầu năm tiếp theo số dư của tài khoản này bằng không (=0).

Tài khoản 8990 – Chi ngân sách khác có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 8991- Chi ngân sách khác bằng dự toán: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách khác bằng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định.

(2) Tài khoản 8992 - Chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền của các đơn vị sử dụng ngân sách khi có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định

F. LOẠI IX – DỰ TOÁN, TÀI KHOẢN KHÔNG ĐƯA VÀO CÂN ĐỐI

I. NHÓM 91 - NGUỒN DỰ TOÁN

1. Tài khoản 9110 - Nguồn dự toán giao trong năm

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán ở mức tổng hợp (gọi là dự toán cấp 0) chi tiết theo nhiệm vụ chi bao gồm: Dự toán chi thường xuyên, dự toán chi ĐTXDCB, dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi viện trợ, dự toán chi trả nợ được Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân các cấp (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) phê duyệt.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được giao của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản kế toán

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Điều chỉnh nguồn dự toán cấp 0 do ĐVDT cấp dưới gửi yêu cầu điều chỉnh

Bên Có:

Nguồn dự toán cấp 0 được phê duyệt

Số dư Có:

Nguồn dự toán cấp 0 được phê duyệt.

Tài khoản 9110 - TK nguồn dự toán giao trong năm có 1 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán ở mức tổng hợp (gọi là dự toán cấp 0) chi tiết theo nhiệm vụ chi bao gồm: Dự toán chi thường xuyên, dự toán chi ĐTXDCB, dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi viện trợ, dự toán chi trả nợ, được Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân các cấp (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) phê duyệt.

2. Tài khoản 9120 - Nguồn dự toán tạm cấp

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán do cơ quan tài chính và KBNN tạm cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách trong trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật NSNN.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán do cơ quan Kho bạc Nhà nước tạm cấp bằng dự toán, cơ quan Tài chính tạm cấp bằng lệnh chi tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Xóa nguồn dự toán tạm cấp khi có dự toán chính thức được phê duyệt.

Bên Có:

Nguồn dự toán tạm cấp

Số dư Có:

Nguồn dự toán tạm cấp còn lại khi chưa có dự toán chính thức được phê duyệt.

Tài khoản 9120 – Nguồn dự toán tạm cấp, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp:

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán do cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (tạm cấp bằng dự toán), hoặc cơ quan Tài chính (tạm cấp bằng lệnh chi tiền) cho đơn vị sử dụng ngân sách tạm cấp cho các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN, trong trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

3. Tài khoản 9130 - Nguồn dự toán ứng trước

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán ứng trước được cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 đối với các trường hợp được ứng trước dự toán theo quy định luật NSNN.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán ứng trước được giao của cấp có thẩm quyền.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Xóa nguồn dự toán ứng trước tương ứng với số dự toán chính thức được phê duyệt.

Bên có:

Nguồn dự toán ứng trước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Số dư Có:

Nguồn dự toán ứng trước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tài khoản 9130 - TK nguồn dự toán ứng trước có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 9131- Nguồn dự toán ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán ứng trước được cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1đối với các trường hợp được chi ứng trước dự toán theo quy định luật NSNN.

4. Tài khoản 9150 - Nguồn dự toán tăng thu

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán từ nguồn tăng thu được cơ quan tài chính các cấp xác định.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ hạch toán đối ứng với tài khoản 9240 – Dự toán tăng thu.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số dự toán tăng thu sẽ giao đã giao và số nguồn tăng thu tại thời điểm cuối năm ngân sách khi cơ quan tài chính xác định.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Nguồn dự toán tăng thu đã rút.

Bên có:

Nguồn dự toán được giao từ nguồn tăng thu.

Số dư Có:

Nguồn dự toán tăng thu còn lại chuyển năm sau.

Tài khoản 9150 – Nguồn dự toán tăng thu, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 9151: Nguồn dự toán tăng thu

II. NHÓM 92 - DỰ TOÁN CHI ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

1. Tài khoản 9210 - Dự toán NSNN được duyệt

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán NSNN được duyệt ở mức tổng hợp (gọi là dự toán cấp 0) chi tiết theo nhiệm vụ chi bao gồm: Dự toán chi thường xuyên, dự toán chi ĐTXDCB, dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi viện trợ, dự toán chi trả nợ, được Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) phê duyệt.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt tại mức tổng hợp (cấp 0) của cấp có thẩm quyền

- Khi xuất dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau :

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Dự toán kinh phí cấp 0 được giao.

- Điều chỉnh hủy, giảm dự toán cấp 0.

Bên Có:

Dự toán kinh phí cấp 0 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán cấp 0 còn lại.

Tài khoản 9210 – Dự toán NSNN được duyệt cấp 0 có 8 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(2) Tài khoản 9216 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(3) Tài khoản 9219 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(4) Tài khoản 9223 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(5) Tài khoản 9226 - Dự toán chi trả nợ phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi trả nợ phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(6) Tài khoản 9229 - Dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi chuyển giao phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện).

(7) Tài khoản 9233 - Dự toán dự phòng phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán dự phòng phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(8) Tài khoản 9239 - Dự toán khác phân bổ cấp 0:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán khác phân bổ cấp 0 được phê duyệt của Quốc hội (với dự toán TW) và Hội đồng nhân dân (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

2. Tài khoản 9240 - Dự toán tăng thu

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán dự kiến sẽ giao, dự toán đã giao từ nguồn tăng thu được cơ quan tài chính các cấp xác định.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Tài khoản này chỉ hạch toán đối ứng với tài khoản 9150 – Nguồn Dự toán tăng thu.

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này số dự toán tăng thu đã giao và số tăng thu tại thời điểm cuối năm ngân sách khi cơ quan tài chính xác định.

- Tài khoản này được kết hợp các đoạn mã COA, như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán được giao từ nguồn tăng thu

Bên có:

Rút dự toán tăng thu để chi

Số dư Nợ:

Dự toán tăng thu còn lại được chuyển năm sau.

Tài khoản 9240 – Dự toán tăng thu, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 9241 - Dự toán tăng thu

3. Tài khoản 9250 - Dự toan phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được phân bổ từ dự toán cấp 0 (bao gồm dự toán giao trong năm và dự toán ứng trước, chi tiết theo nhiệm vụ chi (dự toán chi thường xuyên, dự toán chi ĐTXDCB, dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi viện trợ), chi tiết theo mã lĩnh vực, mã CTMT, mã chương, mã ĐVDT cấp 1, mã nguồn; được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã) cho đơn vị dự toán cấp I

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp I của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán kinh phí cấp 1 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán dự toán cấp 1.

- Dự toán kinh phí đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán cấp 1 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9250 – Dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 có 8 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9253 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(2) Tài khoản 9256 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(3) Tài khoản 9259 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(4) Tài khoản 9263 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1: Dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(5) Tài khoản 9273 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

 (6) Tài khoản 9276 - Dự toán chi đầu tư XDCB phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(7) Tài khoản 9279 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

(8) Tài khoản 9283 - Dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 1 ứng trước được Thủ tướng chính phủ giao (với dự toán TW) và Ủy ban nhân dân giao (với dự toán cấp tỉnh, huyện, xã).

III. NHÓM 93 - DỰ TOÁN CHI ĐƠN VỊ CẤP 2

1. Tài khoản 9310 - Dự toán chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2 (bao gồm dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền), chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán; kinh phí tự chủ, giao khoán),

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 2 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toán cấp 2 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí thường xuyên dự toán cấp 2

- Dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toán cấp 2 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán kinh phí thường xuyên cấp 2 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9310 – Dự toán chi thường xuyên, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9321 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán và kinh phí tự chủ, giao khoán).

Tài khoản 9321 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9322 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9323 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9324 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9325 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán khác trong trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 chưa phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2. Khi đã phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2 thì không hạch toán vào tài khoản này.

+ Tài khoản 9326 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản 9326 có 3 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9327 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9328 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9329 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán khác trong trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 chưa phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2. Khi đã phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2 thì không hạch toán vào tài khoản này.

+ Tài khoản 9330 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm khác do đơn vị dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2, trong trường hợp chưa xác định được đơn vị dự toán cấp 2 rõ là đơn vị tự chủ, không tự chủ.

(2) Tài khoản 9331 - Dự toán chi thường xuyên ứng:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán và kinh phí tự chủ, giao khoán).

Tài khoản 9331 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9332 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản 9332 có 3 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9333 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9334 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9335 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán khác trong trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 chưa phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2. Khi đã phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2 thì không hạch toán vào tài khoản này.

+ Tài khoản 9336 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản 9336 có 3 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9337 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9338 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

• Tài khoản 9339 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán khác trong trường hợp đơn vị dự toán cấp 1 chưa phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2. Khi đã phân bổ chi tiết bằng dự toán hay bằng lệnh chi tiền cho đơn vị dự toán cấp 2 thì không hạch toán vào tài khoản này.

+ Tài khoản 9340 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước khác do đơn vị dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2, trong trường hợp chưa xác định được đơn vị dự toán cấp 2 rõ là đơn vị tự chủ, không tự chủ.

2. Tài khoản 9350 - Dự toán chi ĐTXDCB

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2 (bao gồm dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, khác; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, khác.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi ĐTXDCB được phê duyệt cấp 2 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán kinh phí chi ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 2 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán chi ĐTXDCB dự toán cấp 2

- Dự toán kinh phí chi ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 2 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán chi ĐTXDCB cấp 2 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9350 – Dự toán chi ĐTXDCB, có 2 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9351 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9352 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán do đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9353: Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9355 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm khác đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2.

(2) Tài khoản 9356: Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi chi ĐTXDCB ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9357 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi chi ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9358 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi chi ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9359 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước khác: Tài khoản này dùng để theo dõi chi ĐTXDCB ứng trước khác đơn vị dự toán cấp 1 phân bổ cho đơn vị dự toán cấp 2.

3. Tài khoản 9360 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2 (bao gồm dự toán chi chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, khác; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền, khác.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi đầu tư phát triển khác được phê duyệt cấp 2 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí).

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Dự toán kinh phí chi đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 2 được giao.

- Điều chỉnh giảm dự toán chi đầu tư phát triển khác dự toán cấp 2.

Bên Có:

Dự toán kinh phí chi đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 2 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán chi đầu tư phát triển khác cấp 2 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9360 – Dự toán chi đầu tư phát triển khác, có 2 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9361 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9362 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán.

+ Tài khoản 9363 - Dự toán chi đầu tư PT khác giao trong năm bằng lệnh chi tiền.

+ Tài khoản 9365 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm khác

(2) Tài khoản 9366 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước phân bổ từ dự toán.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9367 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán.

+ Tài khoản 9368 - Dự toán chi ĐTPT khác ứng trước bằng lệnh chi tiền.

+ Tài khoản 9369 - Dự toán chi phát triển khác ứng trước khác.

4. Tài khoản 9370 - Dự toán chi kinh phí uỷ quyền

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước; dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán kinh phí ủy quyền được phê duyệt của đơn vị dự toán cấp 2 được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 của cấp có thẩm quyền.

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã TK kế toán

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

+ Mã dự phòng

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán kinh phí ủy quyền của đơn vị dự toán cấp 2 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí ủy quyền dự toán cấp 2.

- Dự toán kinh phí kinh phí ủy quyền của đơn vị dự toán cấp 2 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán kinh phí ủy quyền cấp 2 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9370 – Dự toán chi kinh phí ủy quyền, có 2 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9371 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên, dự toán chi kinh phí ủy quyền)

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9372 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2

+ Tài khoản 9373 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9375 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

(2) Tài khoản 9376 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên, dự toán chi kinh phí ủy quyền)

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9377 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9378 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9379 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước khác:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

5. Tài khoản 9380 - Dự toán chi viện trợ

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ của đơn vị dự toán cấp 2 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi viên trợ ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ:

+ Dự toán chi viện trợ được phê duyệt của đơn vị dự toán cấp 2 được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 của cấp có thẩm quyền.

+ Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã TK kế toán

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành KT

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

+ Mã dự phòng.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán chi viện trợ được phân bổ.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán chi viện trợ

- Dự toán chi viện trợ đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán chi viện trợ còn lại chưa phân bổ.

Tài khoản 9380 – Dự toán chi viện trợ, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9381 - Dự toán chi viện trợ giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ giao trong năm của đơn vị dự toán cấp 2 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền và dự toán giao trong năm khác..

Tài khoản 9381 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9382 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9383 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm : Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9385 - Dự toán chi viện trợ giao trong năm khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ giao trong năm khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

(2) Tài khoản 9386 - Dự toán chi viện trợ ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ ứng trước của đơn vị dự toán cấp 2 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền và dự toán giao trong năm khác.

Tài khoản 9386 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9387 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9388 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9389 - Dự toán chi viện trợ ứng trước khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 2.

IV. NHÓM 94 - DỰ TOÁN CHI ĐƠN VỊ CẤP 3

1. Tài khoản 9410 - Dự toán chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền), chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán; kinh phí tự chủ, giao khoán).

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 3 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toán cấp 3 được giao.

Bên Có:

+ Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí thường xuyên dự toán cấp 3

+ Dự toán kinh phí thường xuyêncủa đơn vị dự toán cấp 3 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán kinh phí thường xuyên cấp 3 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9410 – Dự toán chi thường xuyên, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9421 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9421 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9422 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

Tài khoản 9422 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9423 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

• Tài khoản 9424 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9426 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

Tài khoản 9426 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9427 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

• Tài khoản 9428 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

(2) Tài khoản 9431- Dự toán chi thường xuyên ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9431 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9432 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

Tài khoản 9432 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9433: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

• Tài khoản 9434 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9436 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

Tài khoản 9436 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9437 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

• Tài khoản 9438 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

2. Tài khoản 9450 - Dự toán chi ĐTXDCB

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi ĐTXDCB được phê duyệt cấp 3 cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 3 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm kinh phí ĐTXDCB cấp 3.

- Dự toán kinh phí kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 3 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán kinh phí ĐTXDCB còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9450 – Dự toán chi đầu tư XDCB, có 2 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9451 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9451 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9452 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9453 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

(2) Tài khoản 9456 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

 Tài khoản 9456 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9457 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9458 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

3. Tài khoản 9460 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi đầu tư phát triển khác được phê duyệt cấp 3 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Dự toán kinh phí đầu tưphát triển khác của đơn vị dự toán cấp 3 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm kinh phí đầu tư phát triển khác cấp 3

- Dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 3 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9460 – Dự toán chi đầu tư phát triển khác, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9461 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9461 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9462 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí phát triển khác giao trong năm bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9463 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tưphát triển khác giao trong năm bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

(2) Tài khoản 9466 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9466 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9467 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tưphát triển khác bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9468 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí phát triển khác ứng trước bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

4. Tài khoản 9470 - Dự toán chi kinh phí uỷ quyền

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước; dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước dự toán; dự toán chi kinh phí ủy quyền khác giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền khác ứng trước.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán kinh phí ủy quyền được phê duyệt của đơn vị dự toán cấp 3 được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 của cấp có thẩm quyền.

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã TK kế toán

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành KT

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

+ Mã dự phòng

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ủy quyền của đơn vị dự toán cấp 3 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí ủy quyền dự toán cấp 3.

- Phản ánh dự toán kinh phí kinh phí ủy quyền của đơn vị dự toán cấp 3 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ủy quyền cấp 3 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9470 – Dự toán chi kinh phí ủy quyền, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9471 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên, dự toán chi kinh phí ủy quyền)

Tài khoản 9471 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9472 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9473 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9474 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền khác giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

(2) Tài khoản 9476 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên, dự toán chi kinh phí ủy quyền).

Tài khoản 9476 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9477 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9478 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9479 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

5. Tài khoản 9480 - Dự toán chi viện trợ

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ của đơn vị dự toán cấp 3 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 2 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi viên trợ ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ:

+ Dự toán chi viện trợ được phê duyệt của đơn vị dự toán cấp 3 được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 của cấp có thẩm quyền.

+ Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã TK kế toán

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính

+ Mã chương

+ Mã ngành KT

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

+ Mã dự phòng.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán chi viện trợ cấp 3 được phân bổ.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán chi viện trợ.

- Phản ánh dự toán chi viện trợ cấp 3 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán chi viện trợ cấp 3 còn lại chưa phân bổ.

Tài khoản 9480 – Dự toán chi viện trợ, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9481 - Dự toán chi viện trợ giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ giao trong năm của đơn vị dự toán cấp 3 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 2 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền và dự toán giao trong năm khác.

Tài khoản 9481 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9482 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9483 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

(2) Tài khoản 9486 - Dự toán chi viện trợ ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ ứng trước của đơn vị dự toán cấp 3 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 1 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi tiền và dự toán giao trong năm khác.

Tài khoản 9486 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9487 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9488 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền ứng trước: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 2 cho đơn vị dự toán cấp 3.

V. NHÓM 95 - DỰ TOÁN CHI ĐƠN VỊ CẤP 4

1. Tài khoản 9510 - Dự toán chi thường xuyên

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền), chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán; kinh phí tự chủ, giao khoán).

1.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán được phê duyệt cấp 4 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

Bên Có:

Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí thường xuyên của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9510 – Dự toán chi thường xuyên, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9511 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN hoặc cơ quan tài chính tạm cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách trong trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9511 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9512 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN hoặc cơ quan tài chính tạm cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán theo quy định của Luật Ngân sách.

Tài khoản 9512 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9513 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

• Tài khoản 9514 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do cơ quan tài chính tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Tài khoản 9516 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN và cơ quan tài chính tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Tài khoản 9516 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9517 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do KBNN tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách.

• Tài khoản 9518 - Dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên do cơ quan tài chính tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách.

(2) Tài khoản 9521 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9521 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9522 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9522 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9523 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán 4.

• Tài khoản 9524 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9526 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9526 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9527 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

• Tài khoản 9528 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

(3) Tài khoản 9531- Dự toán chi thường xuyên ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4, chi tiết theo loại hình đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (bao gồm kinh phí không tự chủ, không giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; kinh phí tự chủ, giao khoán bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

Tài khoản 9531 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9532 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9532 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9533 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

• Tài khoản 9534 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9536 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9536 có 2 tài khoản cấp 4 chi tiết như sau:

• Tài khoản 9537 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

• Tài khoản 9538 - Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng lệnh chi tiền, phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

2. Tài khoản 9550 - Dự toán chi ĐTXDCB

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi ĐTXDCB được phê duyệt cấp 3 của cấp có thẩm quyền

 - Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án).

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

Bên Có:

Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9550 – Dự toán chi ĐTXDCB, có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9551 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán, và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9551 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9552 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9553 - Dự toán chi ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí ĐTXDCB giao trong năm bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

(2) Tài khoản 9556 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9556 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9557 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9458 - Dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi ĐTXDCB ứng trước bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

3. Tài khoản 9560 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi chi đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán chi đầu tư phát triển khác được phê duyệt cấp 4 của cấp có thẩm quyền

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã Tài khoản tự nhiên

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ ngân sách

+ Mã chương

+ Mã ngành kinh tế

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN (chi tiết theo tính chất nguồn kinh phí)

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

Bên Có:

Điều chỉnh giảm kinh phí đầu tưphát triển khác của đơn vị dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác của đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9560 – Dự toán chi đầu tư phát triển khác, có 2 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9561 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác XDCB giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9561 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9562 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí phát triển khác giao trong năm bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9563 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác giao trong năm bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

(2) Tài khoản 9566 - Dự toán chi đầu tư phát triển khác ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền.

Tài khoản 9566 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9567 - Dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác ứng trước bằng dự toán: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí đầu tư phát triển khác bằng dự toán phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9568 - Dự toán chi đầu tưphát triển khác ứng trước bằng lệnh chi tiền: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí phát triển khác ứng trước bằng lệnh chi tiền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán trung gian cho đơn vị dự toán cấp 4.

4. Tài khoản 9570 - Dự toán chi kinh phí uỷ quyền

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước; dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước dự toán; dự toán chi kinh phí ủy quyền khác giao trong năm, dự toán chi kinh phí ủy quyền khác ứng trước.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ: Dự toán kinh phí ủy quyền được phê duyệt của đơn vị dự toán cấp 3 được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 4 của cấp có thẩm quyền.

- Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã TK kế toán

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính.

+ Mã chương

+ Mã ngành KT

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

+ Mã dự phòng

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ủy quyền của đơn vị dự toán cấp 4 được giao.

Bên Có:

Điều chỉnh giảm dự toán kinh phí ủy quyền đơn vị dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ủy quyền đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9570 – Dự toán chi kinh phí ủy quyền, có 3 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9571 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên, dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư và khác)

Tài khoản 9571 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9572 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9573 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9574 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm khác: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền giao trong năm khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

(2) Tài khoản 9575 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền tạm cấp: Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền do KBNN hoặc cơ quan tài chính tạm cấp cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng kinh phí ủy quyền theo quy định của Luật Ngân sách.

(3) Tài khoản 9576 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên, dự toán chi kinh phí ủy quyền)

Tài khoản 9576 có 3 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9577 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền thường xuyên ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9578 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền đầu tư ứng trước phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9579 - Dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước khác:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi kinh phí ủy quyền ứng trước khác phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

5. Tài khoản 9580 - Dự toán chi viện trợ

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 3 của cấp có thẩm quyền cho đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền; dự toán chi viên trợ ứng trước bằng dự toán và bằng lệnh chi tiền).

5.2. Nguyên tắc hạch toán

- Hạch toán tài khoản này phải căn cứ:

+ Dự toán chi viện trợ được phê duyệt của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 của cấp có thẩm quyền.

+ Khi phân bổ dự toán trong phạm vi tổng mức được giao.

- Kết hợp các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã TK kế toán

+ Mã cấp ngân sách

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

+ Mã địa bàn hành chính.

+ Mã chương

+ Mã ngành KT

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án (đối với các khoản chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu, dự án)

+ Mã KBNN

+ Mã nguồn NSNN

+ Mã dự phòng.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán chi viện trợ của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ.

Bên Có:

Điều chỉnh giảm dự toán chi viện trợ của đơn vị dự toán cấp 4.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán chi viện trợ đơn vị dự toán cấp 4 được sử dụng.

Tài khoản 9580 – Dự toán chi viện trợ, có 3 tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:

(1) Tài khoản 9581 - Dự toán chi viện trợ tạm cấp:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ tạm cấp trong năm của đơn vị dự toán cấp 4 (bao gồm dự toán chi viên trợ tạm cấp trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi.

Tài khoản 9581 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9582 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán tạm cấp:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán tạm cấp trong của đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9583 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền tạm cấp:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền tạm cấp trong của đơn vị dự toán cấp 4.

(2) Tài khoản 9586 - Dự toán chi viện trợ giao trong năm:

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ giao trong năm của đơn vị dự toán cấp 4 được phân bổ từ đơn vị dự toán cấp 3 của cấp có thẩm quyền (bao gồm dự toán chi viên trợ giao trong năm bằng dự toán, bằng lệnh chi.

Tài khoản 9586 có 2 tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

+ Tài khoản 9587 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm: 

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng dự toán giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9588 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm :

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền giao trong năm phân bổ từ dự toán đơn vị dự toán cấp 3 cho đơn vị dự toán cấp 4.

(3) Tài khoản 9591 - Dự toán chi viện trợ ứng trước: Tài khoản nàydùng để phản ánh dự toán chi viện trợ ứng trước ngân sách năm sau trong phạm vi cho phép của quỹ ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau nhưng phải thực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được.

Tài khoản 9591 có 2 Tài khoản cấp 3 chi tiết như sau:

- Tài khoản 9592 - Dự toán chi viện trợ bằng dự toán ứng trước: Tài khoản nàydùng để phản ánh dự toán chi viện trợ ứng trước ngân sách năm sau trong phạm vi cho phép của quỹ ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng dự toán.

- Tài khoản 9593 - Dự toán chi viện trợ bằng lệnh chi tiền ứng trước: Tài khoản nàydùng để phản ánh dự toán chi viện trợ ứng trước ngân sách năm sau trong phạm vi cho phép của quỹ ngân sách theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng lệnh chi tiền.

VI. NHÓM 96 – DỰ TOÁN KHÁC

1. Tài khoản 9610 – Điều chuyển dự toán

1.1 Mục đích

Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

1.2. Nguyên tắc hạch toán

Chỉ sử dụng tài khoản này trong các trường hợp điều chỉnh dự toán, không sử dụng tài khoản này để phân bổ dự toán.

Việc thực hiện các bút toán điều chỉnh liên quan thực hiện theo quy trình của hệ thống.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh số dự toán được kết chuyển từ các tài khoản dự toán cần điều chỉnh đi.

Bên Có:

Phản ánh số dự toán được kết chuyển đến các tài khoản dự toán cần được điều chỉnh đến.

Số dư Nợ:

Tài khoản này không có số dư.

Tài khoản 9610 – Điều chuyển dự toán, có 9 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9611 - Điều chuyển dự toán chi thường xuyên: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán chi thường xuyên trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(2) Tài khoản 9612 – Điều chuyển dự toán chi đầu tư XDCB: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán chi đầu tư XDCB trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(3) Tài khoản 9613 – Điều chuyển dự toán chi đầu tư phát triển khác: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán chi đầu tư phát triển khác trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(4) Tài khoản 9614 – Điều chuyển dự toán chi kinh phí ủy quyền: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán chi kinh phí ủy quyền trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(5) Tài khoản 9615 – Điều chuyển dự toán chi viện trợ: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán chi viện trợ trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(6) Tài khoản 9616 – Điều chuyển dự toán chi chuyển giao: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán chi chuyển giao trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(7) Tài khoản 9617 – Điều chuyển dự toán dự phòng: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán dự phòng trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(8) Tài khoản 9618 – Điều chuyển dự toán tăng thu: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán từ nguồn tăng thu trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

(9) Tài khoản 9619 – Điều chuyển dự toán khác: Tài khoản này dùng để điều chỉnh dự toán khác trong trường hợp cần thiết do thực hiện sai phương án phân bổ dự toán hoặc cần phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

2. Tài khoản 9620 – Dự toán chi chuyển giao

2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách, gồm: Giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; giữa ngân sách huyện và ngân sách xã.

2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Kế toán cần căn cứ vào nội dung của văn bản giao dự toán để hạch toán vào tài khoản chi tiết và nhiệm vụ chi phù hợp.

- Tài khoản này được chi tiết để kiểm soát số dư tài khoản 1974 – Tạm ứng dự toán chi chuyển giao. Tài khoản này kết hợp với mã tổ chức ngân sách tương ứng.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Dự toán chi chuyển giao được phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.

- Dự toán chi chuyển giao được điều chỉnh tăng

Bên Có:

- Dự toán chi chuyển giao đã phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng được điều chỉnh giảm.

Số dư Nợ:

- Dự toán chi chuyển giao được phân bổ cho tổ chức ngân sách tương ứng.

Tài khoản 9620 – Dự toán chi chuyển giao, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9621 – Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm. Tài khoản này phản ánh số dự toán chi chuyển giao được giao trong năm.

Tài khoản 9621 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9622 – Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán giao trong năm.

+ Tài khoản 9623 – Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng lệnh chi tiền giao trong năm.

(2) Tài khoản 9626 – Dự toán chi chuyển giao ngân sách ứng trước. Tài khoản này phản ánh số dự toán chi chuyển giao ứng trước cho các năm sau.

Tài khoản 9626 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9627 – Dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước.

+ Tài khoản 9628 – Dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm.

(3) Tài khoản 9629 – Dự toán tạm ứng chi chuyển giao.

+ Tài khoản này phản ánh số dự toán tạm ứng theo văn bản điều hành của cơ quan tài chính.

+ Trường hợp không được giao dự toán nhưng cơ quan tài chính vẫn có văn bản điều hành về việc tạm ứng chi bổ sung có mục tiêu và thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước, kế toán hạch toán số tiền ghi trong văn bản này để kiểm soát số tiền đơn vị rút tại KBNN.

3. Tài khoản 9630 – Dự toán bị huỷ.

3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh dự toán bị hủy theo quy định của cơ chế tài chính.

3.2. Nguyên tắc hạch toán

Tài khoản này sử dụng trong trường hợp hủy dự toán đã được phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

Trường hợp số dự toán giao cho đơn vị sử dụng ngân sách đã được KBNN nhập vào TK dự toán tương ứng của đơn vị, kế toán kết chuyển số dự toán tương ứng từ tài khoản dự toán cấp trên vào tài khoản này.

3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Số dự toán bị hủy được kết chuyển từ các tài khoản dự toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào Bên Nợ của Tài khoản này. Trong quá trình vận hành, đội xử lý trung tâm sẽ thực hiện quy trình xử lý số dư của tài khoản này.

Tài khoản 9630 – dự toán bị hủy, có 1 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 9631 – Dự toán bị hủy

4. Tài khoản 9660 – Dự toán khác đơn vị dự toán cấp 1

4.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 1 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

4.2. Nguyên tắc hạch toán

Đơn vị chỉ được phản ánh vào tài khoản này các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 1 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 1 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 1.

- Phản ánh dự toán kinh phí khác của đơn vị dự toán cấp 1 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB cấp 1 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9660 – Dự toán khác đơn vị dự toán cấp 1, có 3 tài khoản cấp 2, như sau:

(1) Tài khoản 9661 – Dự toán khác tạm cấp đơn vị dự toán cấp 1.

Tài khoản 9661 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9662 – Dự toán khác bằng dự toán tạm cấp đơn vị dự toán cấp 1.

+ Tài khoản 9663 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền tạm cấp đơn vị dự toán cấp 1.

(2) Tài khoản 9664 – Dự toán khác giao trong năm đơn vị dự toán cấp 1.

Tài khoản 9664 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9665 – Dự toán khác bằng dự toán giao trong năm đơn vị dự toán cấp 1.

+ Tài khoản 9666 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền giao trong năm đơn vị dự toán cấp 1.

(3) Tài khoản 9667 – Dự toán khác ứng trước đơn vị dự toán cấp 1.

Tài khoản 9667 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9668 - Dự toán khác bằng dự toán ứng trước đơn vị dự toán cấp 1.

+ Tài khoản 9669 - Dự toán khác bằng lệnh chi tiền ứng trước đơn vị dự toán cấp

5. Tài khoản 9670 – Dự toán khác đơn vị dự toán cấp 2

5.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 2 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

5.2. Nguyên tắc hạch toán

Đơn vị chỉ được phản ánh vào tài khoản này các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 2 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

5.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản anh dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 2 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 2.

- Phản ánh dự toán kinh phí khác của đơn vị dự toán cấp 2 đã phân bổ.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB cấp 2 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9670 – Dự toán khác đơn vị dự toán cấp 2, có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9671 – Dự toán khác tạm cấp đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản 9671 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9672 – Dự toán khác bằng dự toán tạm cấp đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9673 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền tạm cấp đơn vị dự toán cấp 2.

(2) Tài khoản 9674 – Dự toán khác giao trong năm đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản 9674 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9675 – Dự toán khác bằng dự toán giao trong năm đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9676 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền giao trong năm đơn vị dự toán cấp 2.

(3) Tài khoản 9677 – Dự toán khác ứng trước đơn vị dự toán cấp 2.

Tài khoản 9677 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9678 – Dự toán khác bằng dự toán ứng trước đơn vị dự toán cấp 2.

+ Tài khoản 9679 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền ứng trước đơn vị dự toán cấp 2.

6. Tài khoản 9680 – Dự toán khác đơn vị dự toán cấp 3

6.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 3 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

6.2. Nguyên tắc hạch toán

Đơn vị chỉ được phản ánh vào tài khoản này các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 3 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

6.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 3 được giao.

Bên Có:

- Phản ánh dự toán kinh phí khác của đơn vị dự toán cấp 3 đã phân bổ.

- Điều chỉnh giảm dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 3.

Số dư Nợ:

Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB cấp 3 còn lại chưa được phân bổ.

Tài khoản 9680 – dự toán khác đơn vị dự toán cấp 3, có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9681 – Dự toán khác tạm cấp đơn vị dự toán cấp 3: Tài khoản này phản ánh…

Tài khoản 9681 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9682 – Dự toán khác bằng dự toán tạm cấp đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9683 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền tạm cấp đơn vị dự toán cấp 3.

(2) Tài khoản 9684 – Dự toán khác giao trong năm đơn vị dự toán cấp 3.

Tài khoản 9684 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9685 – Dự toán khác bằng dự toán giao trong năm đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9686 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền giao trong năm đơn vị dự toán cấp 3.

(3) Tài khoản 9687 – Dự toán khác ứng trước đơn vị dự toán cấp 3. Tài khoản này phản ánh…

Tài khoản 9687 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9688 – Dự toán khác bằng dự toán ứng trước đơn vị dự toán cấp 3.

+ Tài khoản 9689 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền ứng trước đơn vị dự toán cấp 3.

7. Tài khoản 9690 – Dự toán khác đơn vị dự toán cấp 4

7.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 1 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

7.2. Nguyên tắc hạch toán

Đơn vị chỉ được phản ánh vào tài khoản này các loại dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 1 chưa được theo dõi ở các tài khoản nêu trên.

7.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 4 được giao.

Bên Có:

- Điều chỉnh giảm dự toán khác của đơn vị dự toán cấp 4.

- Phản ánh dự toán kinh phí khác của đơn vị dự toán cấp 1 đã phân bổ được điều chỉnh giảm.

Số dư Nợ

Phản ánh dự toán kinh phí ĐTXDCB cấp 4 đã được phân bổ.

Tài khoản 9690 – Dự toán khác đơn vị dự toán cấp 4, có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 9691 – Dự toán khác tạm cấp đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9691 có 2 tài khoản cấp 3 như sau;

+ Tài khoản 9692 – Dự toán khác bằng dự toán tạm cấp đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9693 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền tạm cấp đơn vị dự toán cấp 4.

(2) Tài khoản 9694 – Dự toán khác giao trong năm đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9694 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9695 – Đự toán khác bằng dự toán giao trong năm đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9696 - Dự toán khác bằng lệnh chi tiền giao trong năm đơn vị dự toán cấp 4.

(3) Tài khoản 9697 – Dự toán khác ứng trước đơn vị dự toán cấp 4.

Tài khoản 9697 có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 9698 – Dự toán khác bằng dự toán ứng trước đơn vị dự toán cấp 4.

+ Tài khoản 9699 – Dự toán khác bằng lệnh chi tiền ứng trước đơn vị dự toán cấp 4.

Continue Reading

You'll Also Like

403K 8K 33
Tác giả: MeiGui Học tỷ ngon ngọt mềm mại, muốn một ngụm ăn hết. ONLY ON WATTPAD
68.6K 3.4K 54
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...
430K 15.7K 152
📔 Doujinshi Super Sentai & Kamen Rider & Garo 🔍 Translator kiêm editor: Hg_Hang 🔍 Nguồn: Hầu hết đều từ Pixiv và Twitter. ✏ Vì chỉ có một người dị...
298K 20.8K 98
WATTPAD: @_AnsBly_ _____ [Trọng Sinh] Tên cũ: Rời Xa Cố Chấp Giáo Thảo Tác giả: Sở chấp Editor: Bly Thể loại: Trọng sinh, trưởng thành, hoa quý vũ qu...