báo cáo bạo lực gia đình

By msKwon

7.2K 9 3

More

báo cáo bạo lực gia đình

7.2K 9 3
By msKwon

BÁO CÁO

Tổng kết mô hình can thiệp Phòng, Chống bạo lực gia đình

Xã Cam Phước Đông, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa (giai đoạn 2008-2010)

I. Đặc điểm tình hình

Cam Phước Đông là một xã đồng bằng trung du, nằm cách Thị xã Cam Ranh khoảng 7 km về hướng tây, Với diện tích tự nhiên là 7.012,17 ha, dân số 3004 hộ, 12.267 khẩu. Về tôn giáo, có 70 % là đồng bào theo Công giáo, còn lại là đạo phật và tôn giáo khác. Về dân tộc, xã có riêng thôn Giải Phóng đồng bào Răglay chiếm 1/5 dân số trên toàn xã. Về kinh tế, đời sống kinh tế của  nhân  dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thu nhập thấp, hộ nghèo trên toàn xã theo số liệu điều tra năm 2009 là 567 hộ, tỷ lệ 18,9%.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện chương trình phát triển nông thôn mới, tình hình kinh tế văn hóa xã hội của xã  có chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Sự phát triển về kinh tế - văn hóa xã hội cũng đã làm thay đổi quan niệm về xây dựng gia đình trong thời đại mới.

Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đế công tác can thiệp phòng chống bạo lực gia đình. Quốc hội đã ban hành Luật hôn nhân gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới, luật bảo vệ trẻ em... đã tạo nên một hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác Phòng, chống bạo lực gia đình, răng đe những mầm móng gây bạo lực nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh.

Trước những thời cơ thuận lợi và thách thức, Trên tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về việc đầu tư xây dựng mô hình điểm công tác can thiệp phòng chống bạo lực gia đình đối với địa bàn xã Cam Phước Đông.  Trên cơ sở chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ xã, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo xã, Nhóm, CLB can thiệp Phòng chống bạo lực gia đình từng khu dân cư . Với quyết tâm thực hiện hiệu quả công tác can thiệp phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương. Trong những năm qua, địa phương đã tận dụng phát huy  những thuận lợi, không ngại khó khăn để thực hiện xây dựng một mô hình điểm đúng với tầm mục tiêu ban đầu đặc ra, triển khai hoạt động hiệu quả, tạo thuận lợi ban đầu cho công tác Phòng chống bạo lực gia đình trong những năm tiếp theo.

II. Tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn xã từ năm 2008 - 2010

1- Tổng số vụ BLGĐ

Trong 3 năm qua, trên địa bàn xã Cam Phước Đông tình hình BLGĐ xảy ra 32 vụ. Trong đó nạn nhân :

-         Phụ nữ : 30 vụ

-         Trẻ em : 02 vụ

2- Kết quả giải quyết các vụ bạo lực gia đình

Với sự nhạy bén kịp thời của các Nhóm can thiệp phòng chống BLGĐ, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể chính trị - xã hội từ xã đến thôn đã tiến hành can thiệp và áp dụng các biện pháp hành chính với kết quả các số vụ xảy ra như sau :

-         Phụ nữ : 30

-         Trẻ em : 02

3- Nguyên nhân chính của tình trạng BLGĐ

Thứ nhất, bắt nguồn từ đời sống kinh tế khó khăn ở một số cặp vợ chồng trẻ, trong hoàn cảnh khốn khó nảy sinh tư tưởng chán nản dẫn tới xung đột trong quan hệ vợ chồng, hậu quả của các vụ bạo lực này nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, tuy nhiên chưa có vụ nào nghiêm trọng ảnh hưởng đế sức khỏe và dẫn đến ly hôn.

Thứ hai, một số gia đình còn nặng tính gia trưởng, áp đặt các mối quan hệ xã hội đối với vợ con.

Thứ ba, uống rượu say không làm chủ được bản thân, ghen tuông

4- So sánh và đánh giá tình hình BLGĐ những năm trước và từ khi thực hiện mô hình điểm.

Trước khi có chủ trưởng xây dựng mô hình điểm ở địa phương xã Cam Phước Đông (trước năm 2008), tình hình xảy ra BLGĐ trên địa bàn chưa được quan tâm  theo dõi. Các vụ việc bạo lực xảy ra thường được dàn xếp nội bộ gia đình hoặc có sự can thiệp của Ban vận động XD làng văn hóa.

Khi được cấp trên quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hướng dẫn xây dựng mô hình điểm, thì các sự vụ BLGĐ xảy ra được sự quan tâm chính quyền địa phương, BCĐ xã chỉ đạo cho các Nhóm cơ sở có sự vụ xảy ra kịp thời can thiệp phòng chống không để xảy ra bạo lực dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Mặc dù chưa có căn cứ số liệu chính xác để so sánh với những năm trước khi triển khai mô hình. Nhưng với hiệu quả của mô hình cũng đã thể hiện được thông qua chỉ số giảm BLGĐ:

Từ năm 2008 đến nay, các chỉ số BLGĐ giảm rõ rệt

Năm 2008 : 19 vụ

Năm 2009 : 10 vụ

Năm 2010 : 03 vụ

Như vậy, trên cơ sở số liệu thực tế trên đã chứng minh được hiệu quả của mô hình Can thiệp phòng chống BLGĐ trên địa bàn xã.

5- Tình hình triển khai mô hình và các hoạt động can thiệp phòng chống BLGĐ trên địa bàn xã

Sau khi Luật Phòng chống bạo lực gia đình được ban hành; thực hiện Kế hoạch 952/KH-SVHTT&DL, ngày    /8/2008 về việc; Thực hiện Kế hoạch số 3193/KH-UBND ngày 15/10/2008 của UBND thị xã Cam Ranh về triển khai thực hiện mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Cam Ranh gia đoạn 2008-2010;

UBND xã đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 24/11/2008 về triển khai thực hịên mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã Cam Phước Đông giai đoạn 2008-2010.

UBND xã đã thành lập BCĐ triển khai mô hình can thiệp phòng chống BLGĐ với 10 thành viên, trong đó cơ cấu Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND, công chức VH-XH làm phó ban, và các ban ngành chuyên môn có liên quan như công an, tư pháp, y tế, ...và các đoàn thể chính trị như UBMTTQVN xã, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên.

Đồng thời thành lập 5 câu lạc bộ phát triển GĐ bền vững, thành lập 5 Nhóm can thiệp phòng chống BLGĐ (mỗi nhóm 5 người) trên 4 khu dân cư : Thống Nhất, Hòa Bình, Tân Hiệp, Giải Phóng. Trong đó, chọn Thôn Hòa Bình làm điển hình xây dựng 2 CLB và 2 Nhóm. Đến tháng 7 năm 2009, do điều kiện tách thôn Tân Hiệp làm hai thôn Trà Sơn và Tân Hiệp. Vì vậy, UBND xã đã kiện toàn thay đổi nhân sự các nhóm. Xác nhập 2 CLB và Nhóm của thôn Hòa Bình thành một và thành lập mới 1 CLB và 1 Nhóm Phòng chống BLGĐ ở thôn Trà Sơn. Mỗi CLB, Nhóm xây dựng được quy chế hoạt động có sự phân công trách nhiệm, quy định chức năng, quyền hạn rõ ràng.

Thực hiện theo kế hoạch hoạt động hàng năm theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở VHTT-TT&DL, của Phòng VH&TT thị xã Cam Ranh. Trong 3 năm qua, UBND xã đã tổ chức 2 đợt tập huấn với tổng số lượng học viên tham gia 200 người, đồng thời cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do ngành cấp trên tổ chức.

Xác định lĩnh vực Phòng chống BLGĐ là hoạt động còn mới mẻ đối với nhân dân trong địa phương. Vì vậy trong năm đầu tiên thực hiện mô hình, năm 2008 đã tập trung chủ yếu vào công tác tuyên truyền là chính. BCĐ xã đã phân công cho từng thành viên phụ trách từng mảng, cụ thể đối với đoàn thể chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền đối với hội viên cơ sở thôn và lấy đó làm nền tảng để lang tỏa sự ảnh hưởng trong nhân dân; đối với các bộ phận chuyên môn, như tư pháp, VH-XH, Gia đình trẻ em,...thực hiện tuyên truyền trực quan bằng băng rôn, ba nô, đài truyền thanh, tổ chức tuyên truyền theo chương trình trợ giúp pháp lý... Đồng thời chỉ đạo cho các CLB, Nhóm phòng chống BLGĐ các thôn tổ chức sinh hoạt, xây dựng tủ sách pháp luật dành riêng cho công tác PCBLGĐ (Hiện có 5 /5 thôn đã thực hiện xây dựng tủ sách, mỗi tủ sách có hơn 30 đầu sách và tài liệu do cấp trên cung cấp).

UBND xã đã chỉ đạo cho BCĐ Phong trào TD ĐK XDĐSVH xã tổ chức đưa công tác Phòng chống bạo lực gia đình vào các tiêu chí của các quy ước làng văn hóa, đồng thời phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Mặt khác, Phối hợp với UBMTTQVN xã làm việc với các tổ chức tôn giáo thực hiện phổ biến tuyên truyền trong giáo dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước và hoạt động mô hình phòng chống bạo lực gia đình của địa phương.

III. Kết quả hoạt động của mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình

1. Hoạt động của Ban chỉ đạo

Từ khi được thành lập, ban chỉ đạo đã dự thảo và trình UBND xã ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công cụ thể từng thành viên ban chỉ đạo phụ trách theo dõi địa bàn, phụ trách hướng dẫn cho CLB và Nhóm hoạt động tại địa bàn được phân công. Trong 3 năm, Ban chỉ đạo đã thực hiện sơ kết, tổng kết công tác Phòng chống bạo lực gia đình đánh giá quá trình hoạt động của các CLB và Nhóm qua đó rút ra những bài học để làm kinh nghiệm hoạt động cho năm tiếp theo. Tham mưu tổ chức 02 đợt tập huấn nghiệp vụ cho các Ban chủ nhịêm và thành viên nhóm phòng chống bạo lực gia đình.

2. Hoạt động các Câu lạc bộ

Hiện trên địa bàn xã đã thành lập 05 CLB, trong 6 tháng đầu năm 2009 đã thành lập 05 CLB, chọn thôn Hoà Bình làm điểm của xã, thành lập 02 CLB và 02 nhóm phòng chống Bạo lực gia đình. Đến tháng 7/2009 do điều kiện địa phương tách thôn Tân Hiệp làm 2 thôn theo quyết định của UBND Tỉnh, vì vậy, UBND xã đã xát nhập 02 CLB, 02 Nhóm phòng chống Bạo lực gia đình của thôn Hoà Bình thành một, và thành lập mới 01 CLB và 01 Nhóm phòng chống bạo lực gia đình tại thôn Trà Sơn và đồng thời kiện toàn toàn bộ các CLB và Nhóm Phòng chống bạo lực gia đình của các thôn còn lại.

Từ khi thành lập, các CLB đã định hình được mô hình hoạt động, xây dựng cho mình một quy chế hoạt động cụ thể, tổ chức thực hiện tuyên truyền trong thành viên. Đồng thông qua sinh hoạt, Ban chủ nhiệm CLB đã tổ chức trao đổi thông tin với các thành viên nắm bắt các đối tượng có nguy cơ xảy ra BLGĐ ở khu dân cư, từ đó có biện pháp theo dõi phòng ngừa ngăn chặn kịp thời có các vụ BLGĐ có thể xảy ra. Mặc dù trong công tác còn rất nhiều khó khăn, nhưng với sự khởi đầu cũng đã có nhiều hoạt động góp phần rất lớn trong công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Qua 3 năm hoạt động, hiện trên địa bàn xã các CLB đã đi vào hoạt động đồng bộ, việc tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng Phòng chống bạo lực gia đình được triển khai, người dân nhận thức được sự hiện diện của Luật Phòng chống bạo lực gia đình.

Được sự hỗ trợ kinh phí của cấp trên trong chương trình mô hình điểm, mỗi CLB đã xây dựng tủ sách văn bản pháp luật, cập nhật thông tin văn bản cấp trên để phục vụ cho sinh hoạt CLB. Bên cạnh đó còn thu hút được hội viên sinh hoạt đầy đủ, một số hội viên đã phát huy được chức năng nắm bắt, tuyên truyền công tác phòng chống bạo lực gia đình. Trong công tác phát triển CLB có CLB Thôn Hòa Bình là điển hình trong việc tổ chức thực hiện, CLB đã xây dựng hoàn chỉnh tủ sách pháp luật phục vụ cho công tác can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình của thôn, tổ chức nhiều đợt sinh hoạt có nội dung phong phú, thu hút được nhiều thành viên tham gia.

3. Hoạt động các nhóm

Được sự hướng dẫn của cấp trên về việc thành lập và tổ chức hoạt động Nhóm phòng chống bạo lực gia đình. UBND xã đã thành lập 05 Nhóm phòng chống bạo lực gia đình ở 05 khu dân cư, ban hành quy chế hoạt động cụ thể, nhóm được trang bị phù hiệu, trang phục và các tài liệu về luật Phòng chống bạo lực gia đình và tài liệu liên quan phụ vụ cho công tác.

Trong 2 năm 2008-2009, Nhóm đã phát huy được chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện tham gia hoà giải thành 8 vụ có biểu hiện bạo lực gia đình. Nhìn chung trong thời gian những năm qua, Nhóm PCBLGĐ đã đi vào hoạt động, tuy nhiên do đây là lĩnh vực mới, nên các thành viên nhóm còn bở ngỡ hoạt động chủ yếu là công tác hoà giải, tuyên truyền, chưa có hình thức răn đe dứt điểm các hành vi bạo lực. Mặt khác, địa bàn dân cư rộng, nhưng với số lượng thành viên nhóm ít không đủ để giải quyết ngăn chặn kịp thời các biểu hiện Bạo lực gia đình.

Bắt đầu từ năm 2010, được sự hướng dẫn chuyên môn của cấp trên. BCĐ đã tổ chức hướng dẫn cho các nhóm tiến hành thực hiện xử lý các hành vi bạo lực theo Nghị định 110 -CP. Trong năm 2010 đã ngăn chặn 03 vụ BLGĐ, đang tiếp tục theo dõi ngăn ngừa một số đối tượng có dấu hiệu xảy ra BLGĐ. Tiêu biểu có Nhóm Thống Nhất đã hoạt động hiệu quả, trong 3 năm qua đã ngăn chặn 11 vụ BLGĐ, can thiệp và xử lý thời không để xảy ra bạo lực nghiêm trọng, xử lý răn đe các đối tượng có hành vi bạo lực, đảm bảo tính pháp lý, được nhân dân trong thôn hết sức ủng hộ.

4. Kinh phí hoạt động

Trên cơ sở kinh phí cấp hàng năm của cấp trên theo chương trình mô hình điểm do Bộ VHTT&DL. Năm 2009, phân cấp kinh phí cho địa phương 30 triệu đồng (trong đó kinh phí của TW cấp là 20 triệu đồng, của Tỉnh cấp 10 triệu đồng); Năm 2010, TW phân cấp kinh phí cho địa phương 20 triệu đồng. Ngoài ngân sách do cấp trên phân cấp, địa phương thực hiện phân nguồn dự phòng 3 triệu đồng cho hoạt động PCBLGĐ, được dự toán trong nguồn hoạt động của ngành VH-TT.

Các nguồn kinh phí của cấp trên phân cấp được sử dụng chi trả cho hoạt động BCĐ (Tổ chức 2 đợt tập huấn, tài liệu...); cho hoạt động CLB (Nước uống sinh hoạt, thù lao báo cáo viên, ...), chi trả hoạt động nhóm (phụ cấp thành viên nhóm 50.000đ/người/tháng , trang bị phù hiệu)

Đồng thời, trong nguồn ngân sách địa phương đã trang bị đồng phục cho thành viên Nhóm : 6 triệu đồng (cho 25 thành viên nhóm cơ sở)

5. Chuyển biến  về nhận thức của nhân dân đối với công tác Phòng chống BLGĐ

Trên cơ sở chỉ đạo của ngành cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy UBND xã, bằng những phương pháp, cách thực hoạt động của BCĐ, CLB, Nhóm Phòng chống BLGĐ và sự phối hợp của cả hệ thống chính trị, tổ chức tôn giáo cùng tham gia vào công tác phòng chống BLGĐ. Đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của nhân dân về công tác "xây dựng gia đình không bạo lực". Được đông đảo nhân dân tham gia ủng hộ. Vì vậy, đây là một thành công lớn cho công tác xây dựng mô hình điểm trong những năm qua và định hướng cho những năm tiếp theo.

III. Đánh giá chung

1- Nguyên nhân đạt được

Trong những năm vừa qua, được các cấp quan tâm đầu tư về kinh phí hoạt động mô hình điểm, được sự hỗ trợ chuyên môn của Sở VH-TT&DL, của Phòng VH&TT thị xã; Được sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Vì vậy, công tác can thiệp phòng, chống BLGĐ trên địa bàn xã đã bắt đầu chuyển biến tích cực, nhân dân đã nhận thức được công tác phòng chống BLGĐ.

2- Nguyên nhân hạn chế

Trong hoạt động mô hình cũng còn nhiều hạn chế, do đặc thù riêng của địa phương, địa bàn dân cư rộng, dân số đông nên việc tổ chức hoạt động của CLB và Nhóm PCBLGĐ chưa phân bổ đều từng khu vực nên công tác tiếp cận địa bàn chưa thật sự đi vào chiều sâu, tập trung công tác tuyên truyền là chính. Nội dung sinh hoạt CLB chưa thật sự phong phú, chỉ mang tính duy trì, số lượng nhân dân tham gia sinh hoạt ít. Công tác hoạt động Nhóm tuy đã bắt nhịp được phương hướng hoạt động, nhưng với số lượng thành viên 5 người/thôn không đủ để bám sát chặt chẽ địa bàn. vì vậy, còn xảy ra các hiện tượng bạo lực chưa được ngăn chặn kịp thời.

IV. Phương hướng duy trì mô hình trong những năm tiếp theo

1- Chỉ tiêu phân đấu đến năm 2015

-         Tổng số CLB phát triển gia đình bền vững     : 06

-         Nhóm can thiệp phòng, chống BLGĐ             : 06

-         Cơ sở tư vấn, hòa giải cấp xã                                    : 01

-         Cơ sở tư vấn, hòa giải cấp thôn                       : 06

-         Xây dựng tủ sách pháp luật PC BLGĐ           : 06

2- Giải pháp thực hiện

\         Một là, tiếp tục tranh thủ sự quan tâm đầu tư của cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy đối với công tác phòng, chống BLGĐ; tăng cường sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ và thường xuyên của các ban ngành và đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo trong công tác phòng, chống BLGĐ.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống BLGĐ và nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ, CLB, Nhóm can thiệp phòng, chống BLGĐ.

Ba là, tăng cường các biện pháp quản lý và ngăn ngừa các hành vi bạo lực gia đình trên địa bàn xã, kiên quyết xử lý hành chính đối với các hành vi BLGĐ có tính ngoan cố. Hạn chế thấp nhất các vụ xảy ra BLGĐ.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với CLB trợ giúp pháp lý của xã để xây dựng địa chỉ tư vấn tin cậy về phòng chống BLGĐ cho nhân dân.

IV. Kiến nghị

Vì kinh phí hoạt động của địa phương không đủ để phân bổ cho hoạt động đúng theo quy định. Vì vậy, đề xuất cấp trên tiếp tục cấp ngân sách hỗ trợ cho hoạt động mô hình phòng chống BLGĐ ở xã Cam Phước Đông.

Cấp trên cần thống nhất ban hành phù hiệu và trang phục của nhóm PCBLGĐ, tạo nên biểu tượng thống nhất chung, qua đó nâng cao trách nhiệm của người làm công tác PCBLGĐ khi mang phù hiệu và đồng phục.

Trên đây là báo cáo tổng kết 3 năm về hoạt động phòng chống bạo lực gia đình của xã Cam Phước Đông, gia đoan 2008-2010./.

Continue Reading