tác động của chính sách Lộc đ...

By bolobala_311289

8.8K 3 4

More

tác động của chính sách Lộc điền và Quân điền Thời Lê Sơ (1427-1527

8.8K 3 4
By bolobala_311289

Có thể nói trong suốt thời kỳ lịch sử từ (1427-1527) là thời kỳ mà nhà Lê sơ đạt được những thành tựu rực rỡ nhất trên mọi lĩnh vực, trong đó có cải cách ruộng đất . Cải cách ruộng đất đã góp phần tích cực để giúp nhà Lê sơ đứng vững trên ngai vàng trong hơn 100 năm từ 1427 đến 1527:

Ruộng đất thời Lê sơ bao gồm ruộng đất Nhà nước, ruộng công làng xã và ruộng tư.

Ruộng Nhà nước thường được gọi là quan điền. Có ruộng quốc khố là những ruộng do Nhà nước trực tiếp quản lý và sản xuất, thu hoạch đưa vào kho công.

Có thể nói Chế độ Lộc điền và chế độ Quân điền là 2 chế độ tiêu biểu trong chính sách cải cách ruộng đất của nhà Lê sơ , trong đó mỗi chế độ lại có 1 vai trò trong việc bình ổn đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong nước , nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Lê Sơ đạt được những thành tựu rực rỡ

 I .Chế độ Quân Điền và Lộc Điền, những tác động của chính sách này dưới  thời Lê Sơ:

1. Nội dung chính của 2 chính sách Lộc Điền và Quân Điền

1.1.Nội dung chính của chế độ quân điền là:

Chế độ quân điền nghĩa là: thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân.

- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.

- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc

- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối

Chế độ quân điền' là một chính sách về ruộng đất ban hành trong thời đại nhà Lê, và có nội dung theo hướng 'người cày được quyền và phải được có ruộng'.

1.2. Nội dung chính của chế độ Lộc Điền là :

Lộc điền là loại ruộng của Nhà nước ban cấp cho những quan liêu cao cấp (từ tứ phẩm trở lên), gồm có ruộng ban cấp được phép thừa kế (ruộng thê' nghiệp) và ruộng ban cấp tạm thời, có thể thu hồi lại sau khi chết (ruộng ân tứ). Diện tích lộc điền có thể thay đổi từ 40 mẫu (quan tứ phẩm) đến trên 2000 mẫu (các thân vương). Người được cấp chỉ được hưởng hoa lợi, tô thuế, có một số hộ người hầu nhưng không có nông nô và nô tì.

2 . Tác động của chính sách Lộc Điền và Quân Điền dưới triều Lê Sơ (1427-1527)

2.1.Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân:

Lịch sử ghi lại rằng: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1427) thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phương Bắc bị đánh bại hoàn toàn.

Tình hình đó đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để củng cố nền chính trị và đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Nhân dân Đại Việt tích cực sản xuất trong không khí hồ hởi của một nền hoà bình vừa được giành lại. Nền nông nghiệp lâu đời tiếp tục được coi trọng, trong đó ruộng đất được nhà nước phong kiến quan tâm hàng đầu. Nhà Lê thời kỳ này rất chăm lo đến sự phát triển kinh tế, thi hành một số biện pháp tích cực thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đó là chính sách khẩn hoang, lập đồn điền, xây dựng đê điều và các công trình thuỷ lợi; nhưng quan trọng nhất là chính sách ruộng đất với chế độ 'lộc điền' và 'quân điền'. Nhà Lê tịch thu ruộng đất trong tay quân Minh và bọn tay sai, tịch thu điền trang thái ấp của quý tộc trước đây, cộng với ruộng hoang hoá; tất cả sung làm ruộng đất công. Với quỹ đất công lớn, nhà Lê đã sử dụng một phần ban cho quý tộc tôn thất và quan lại cao cấp (lộc điền), phần lớn bổ sung cho công xã để chia cho dân cày cấy (quân điền). Phép quân điền được Lê Lợi ban hành năm 1429 và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông; bộ 'luật quân điền' được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Như vậy, ruộng đất phong thì được thu hẹp lại còn ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân thì được mở rộng thêm.

Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân. Trong thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), nông nghiệp được rất mực chú trọng. Vua đích thân đi cày đầu năm (lễ Tịch điền) để cổ vũ cho mùa vụ mới. Một năm sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông ra sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn rằng: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội".

2.1.  Chế độ Lộc Điền ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc , tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó:

Chế độ lộc điền xuất hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, tông thất và những quan lại cao cấp, đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp địa chủ - tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó. Còn 'chế độ quân điền' thì lại có tác dụng tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực và vật lực cho quốc phòng.

2.2. Chế độ quân điền có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội:

Chế độ quân điền' thời Lê Sơ còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: "Người đi đánh giặc thì nghèo, người đi rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều... Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên"

Như vậy sự chuyển đổi cải cách về chế độ ruộng đất mà tiêu biểu là chế độ Lộc điền và Quân điền đã góp phần cùng với việc kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung mang tính chất chuyên chế cao độ để đưa bộ máy nhà nước Lê sơ đạt tới đỉnh cao trở thành 1 nhà nước toàn trị , cực quyền đây là một bước ngoặt lịch sử , 1 sự chuyển đổi mô hình từ nền quân chủ quý tộc thời Lý Trần mang đậm tính phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu nho giáo Đông Nam Á

Continue Reading

You'll Also Like

796 44 5
[ LHMS+BĐVN+TSBĐ+VTSN ] Mùa Hoa Anh Đào. Đây là bộ truyện đầu tay của tớ, mong mọi người ủng hộ ạ!! Tớ nhận các đơn/req về các couple/otp/hardship...
231K 8.6K 100
Nàng chính là chưa từng oán cũng không hối lại chẳng cầu, cớ sao lại còn trùng sinh? Lý Phu Dung nàng là một trong tam phi của Lạc Quân đế, cả cuộc đ...
3.6K 509 35
Thể loại: trùng sinh (chết đi sống lại), fantasy, magic, giả tưởng, BL. Tình trạng: Đang tiến hành (1 chương/1 tuần) Bắt đầu: 24/9/2023 Kết thúc: Sốn...
157K 15.6K 200
Tác giả: Thiếp Tại Sơn Dương 妾在山阳 Tên gốc: 失忆后多了的前男友 Thể loại: Nguyên sang, Đam mỹ, Cận đại, Hiện đại, HE, Tình cảm, Huyền huyễn, Dị năng, Hào môn th...