đề cương Công pháp

Start from the beginning
                                    

15. Bảo lưu điều ước quốc tế_ Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương bất kể cách viết hay tên gọi như thế nào của 1 quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó( Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế).
_Bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế nhưng quyền này cũng không phải là quyền tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong những trường hợp nhất định: quốc gia không bảo lưu những điều ước quốc tế song phương, những điều ước quốc tế cấm bảo lưu, những điều khoản không cho phép bảo lưu, những bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước (điều 19 công ước Vienna về luật điều ước quốc tế) 
_Mục đích của bảo lưu: các quốc gia tham gia& thực hiện tốt nhất điều ước quốc tế trong khả năng có thể, là điều kiện để giúp quốc gia khắc phục khó khăn, vướng mắc về kinh tế, chính trị, pháp luật trước khi thực hiện trọn vẹn điều ước.
_Bảo lưu điều ước quốc tế được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước, kể cả giai đoạn gia nhập điều ước.
_Quốc gia có quyền bảo lưu& có quyền huỷ bảo lưu trong bất kỳ thời điểm nào nếu thấy cần thiết.
_Việc tuyên bố bảo lưu, chấp nhận bảo lưu, rút bảo lưu, phản đối bảo lưu phải được thực hiện bằng văn bản, gửi cho quốc gia bảo quản điều ước và thông báo cho các bên liên quan.
_Việc bảo lưu bằng văn bản& phải thông báo cho các bên liên quan biết, các bên liên quan bày tỏ quan điểm của mình về việc bảo lưu trong vòng 12 tháng. Sau 12 tháng mà không có phản đối bảo lưu thì bảo lưu sẽ có hiệu lực.
_Nếu điều ước là văn kiện thành lập tổ chức quốc tế thì 1 bảo lưu cần được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó.
(Các bên liên quan chấp thuận công khai hoặc im lặng không phản đối thì với quốc gia đưa ra bảo lưu sẽ không thực hiện điều khoản bị bảo lưu. Nếu phản đối thì những quy định của điều ước không có gì thay đổi, vẫn phải thực hiện mọi điều khoản trừ trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu điều khoản đó thì sự phản đối không có giá trị pháp lý).
16. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế ( chính là điều kiện trở thành nguồn luật quốc tế của điều ước quốc tế):
_Được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
_Phù hợp hình thức, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật các bên tham gia ký kết. 
_Nội dung điều ước quốc tế phù hợp các nguyên tắc cơ bản của LQT.
17. Hiệu lực theo không gian và theo thời gian của điều ước quốc tế
* Hiệu lực theo không gian: là phạm vi lãnh thổ chịu sự tác động của điều ước quốc tế. Về nguyên tắc điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ các quốc gia thành viên, trong trường hợp đặc biệt điều ước quốc tế có thể có hiệu lực trên lãnh thổ quốc tế như vùng trời, vùng biển quốc tế,Nam cực, đáy đại dương hoặc các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển: vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế& thềm lục địa.
* Hiệu lực theo thời gian bao gồm:
_Điều ước quốc tế vô thời hạn: là điều ước quố tế chỉ xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực mà không quy định thời điểm điều ước quốc tế hết hiệu lực. Điều ước vô thời hạn sẽ trở thành có thời hạn hay chấm dứt nếu có thoả thuận của các bên bằng 1 điều ước quốc tế mới.
_ Điều ước quốc tế có thời hạn là điều ước quốc tế quy định rõ thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực& thời điểm chấm dứt hiệu lực của điều ước ( thường là những điều ước quốc tế song phương về thương mại, hoà bình, hữu nghị, sở hữu trí tuệ)
_Thời điểm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế:
+ Đối với những điều ước quốc tế không cần phê chuẩn hay phê duyệt thì điều ước sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký chính thức.
+Đối với điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt: nếu là điều ước quốc tế song phương thì bắt đầu có hiệu lực sau khi trao đổi thư phê chuẩn cho nhau; nếu là điều ước quốc tế đa phương thì sẽ có hiệu lực khi các quốc gia thoả thuận đạt được số lượng chủ thể tham gia + thời gian nhất định.
18. Điều ước quốc tế hết hiệu lực 
*Hết hiêu lực theo ý muốn của các bên:
_Bãi bỏ điều ước quốc tế: luôn được quy định trong điều ước.
_Huỷ bỏ điều ước quốc tế khi:
+Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng điều ước thì bên kia có quyền huỷ bỏ điều ước.
+Khi 1 bên chủ thể chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ tương ứng.
(Tuyên bố huỷ bỏ điều ước không được quy định trong điều ước mà nó chỉ căn cứ vào thực tế quốc gia thực hiện điều ước quốc tế)
_Tạm đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế do các quốc gia thoả thuận.
*Điều ước quốc tế tự động hết hiệu lực: khi đến ngày_ tháng_ năm hết hiệu lực mà các bên đã thoả thuận trong điều ước, khi các bên đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong điều ước.
19.Chiến tranh và hiệu lực của điều ước qốc tế:
_Thông thường khi chiến tranh xảy ra, các điều ước quốc tế về chính trị, kinh tế, thương mại, ngoại giao, lãnh sự sẽ chấm dứt hiệu lực đối với các bên tham chiến.
_Chiến tranh không làm chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về các lĩnh vực: lãnh thổ& biên giới quốc gia, những điều ước quốc tế liên quan đến nhân đạo, quy chế tù binh, vũ khí, mục tiêu bắn phá trong chiến tranh.
20. Điều ước quốc tế& quốc gia thứ 3:
_Quốc gia thứ 3 được hiểu là “1 quốc gia không phải là 1 thành viên của điều ước” cho nên về nguyên tắc, quốc gia thứ 3 không chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế trừ trường hợp:
+Điều ước quốc tế có quy định nghĩa vụ cho tất cả các quốc gia về hoà bình, chống chiến tranh, sức khoẻ, y tế, bảo vệ môi trường.
+Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc.
+Điều ước quốc tế tạo ra 1 hoàn cảnh khách quan thì quốc gia thứ 3 ẽ được hưởng các quyền do điều ước quốc tế quy định.
+Điều ước quốc tế được quốc gia thứ 3 viện dẫn áp dụng với tính chất của tập quan quốc tế.

21. Thực hiện điều ước quốc tế:
_Điều ước quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi điều ước quốc tế trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí, không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế.
_ Giải thích điều ước quốc tế là việc làm nhằm làm sáng tỏ nội dung thật của những điều, khoản trong điều ước quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực hiện điều ước quốc tế 1 cách chính xác hơn, tránh sự hiểu lầm& gây xung đột giữa các bên tham gia điều ước. Bao gồm:
+Giải thích chính thức: do các quốc gia uỷ quyền cho 1 quốc gia khác hoặc 1 tổ chức quốc tế được các bên tranh chấp uỷ quyền giải thích điều ước quốc tế. Kết quả cuả việc giải thích này có giá trị pháp lý như chính điều ước quốc tế, bắt buộc các bên phải thi hành.
+Giải thích không chính thức: là giải thích bằng những lời tuyên đơn phương của 1 quốc gia hoặc giải thích của những cơ quan nghiên cứu pháp luật hoặc là sự giải thích của những luật gia nổi tiếng. Kết quả của việc giải thích này không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia tham gia điều ước quốc tế.
• Yêu cầu của việc giải thích điều ước quốc tế:
- Điều ước quốc tế phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong điều ước& trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích của điều ước.
- Việc giải thích điều ước phải có căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thoả thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp nhận trongky1 kết điều ước, các thoả thuận sau này của các bên về giải thích điều ước, thực tiễn tực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước& các quy định thích hợp của pháp luật quốc tế.
_ Theo đ 102 Hiến chương LHQ: mọi hiệp ước& công ước do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương có hiệu lực phải được đăng ký tại Ban thư ký& do ban này công bố càng sớm càng tốt. Nếu không đăng ký thì không 1 bên nào của điều ước được quyền viện dẫn điều ước hoặc công ước đó trước các co quan của LHQ ( Đăng ký không phải là giai đoạn của quá trình ký kết, về nguyên tắc điều ước có đăng ký hay không đăng ký không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước )
_Thực hiện điều ước quốc tế: khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực, các quốc gia tham gia phải tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda ( tân tâm, thiện ý, đ 16 công ước Vienna 1969). Gồm thực hiện trực tiếp và thực hiện gián tiếp:
+ Thực hiện trực tiếp: áp dụng trực tiếp vào lãnh thổ quốc gia. Áp dụng trong trường hợp khi toàn bộ hoặc 1 phần điều ước quốc tế đã quy định 1 cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết.
+Áp dụng gián tiếp: phải nội luật hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia để thực hiện bằng cách: ban hành văn bản pháp luật mới; sửa đổi, bổ sung những văn bản hiện hành; huỷ bỏ, bãi bỏ VBPL cũ không còn phù hợp.
( Việc thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia thành viên do chính quốc gia đó tự quyết định)
22. Khái niệm_ Điều kiện tập quán trở thành nguồn của luật quốc tế
_Khái niệm tập quán quốc tế: là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được các quốc gia & các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi như những QPPLQT có tính chất bắt buộc. Các yếu tố tạo thành tập quán:
+Yếu tố vật chất: là sự lặp đi lặp lại những sự kiện & hành vi pháp lý tạo ra quy tắc xử sự thống nhất; hành vi này có thể phát sinh từ hành vi lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia.
+Yếu tố tâm lý: niềm tin các chủ thể LQT khi áp dụng tập quán quốc tế.
_Điều kiện trở thành nguồn của LQT:
+Tập quán quốc tế phải được áp dụng qua 1 thời gian dài trong thực tiễn pháp lý quốc tế.
+TQQT phải được thừa nhận rộng rãi như những QPPL có tính chất bắt buộc
+Nội dung TQQT phải phù hợp các nguyên tắc cơ bản của LQT.
23. Hiệu lực của tập quán quốc tế_TQQT là nguồn cơ bản, chủ yếu của LQT có giá trị pháp lý ngang bằng điều ước quốc tế.
_TQQT được sử dụng để điều chỉnh quan hệ quốc tế khi không có điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc khi được các chủ thể LQT thoả thuận lựa chọn.
_Khi có sự xung đột với điều ước quốc tế thì lựa chọn TQQT hay điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ đó là do các quốc gia thoả thuận( nhưng thông thường các quốc gia lựa chọn điều ước quốc tế vì điều ước quốc tế có những ưu điểm vượt trội hơn TQQT: điều ước quốc tế là văn bản, quyền và nghĩa vụ rõ ràng, chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ áp dụng trên thực tế. Khi có tranh chấp phát sinh, điều ước quốc tế là 1 chứng cứ pháp lý đặc biệt quan trọng để các cơ quan tài phán quốc tế giả quyết các tranh chấp có liên quan giữa các các quốc gia 1 cách chính xác).
24. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế:
_Tập quán quốc tế & điều ước quốc tế có mối quan hệ biện chứng & tác động qua lại lẫn nhau.
_Sự tồn tại của 1 điều ước quốc tế không có ý nghiã loại bỏ giá trị áp dụng của TQQT tương đương về nội dung. 
_TQQT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.
_Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, huỷ bỏ bằng con đường điều ước quốc tế& cũng có thể có trường hợp điều ước bị thay đổi hay huỷ bỏ bằng con đường tập quán pháp lý quốc tế.
_TQQT có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế.
25. Các phương tiện hỗ trợ nguồn của LQT:
* Các nguyên tắc pháp luật chung: chỉ được xem là bộ phận hỗ trợ nguồn của LQT, là cơ sở để tạo ra điều ước quốc tế& TQQT, khi không có loại nguồn chính nào giải quyết người ta có thể căn cứ vào nguyên tắc này để xem xét sự việc.
* Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
_Nghị quyết có tính quy phạm: là nghị quyết quy định mức độ đóng góp của các quốc gia thành viên, thường được ghi nhận trong Hiến chương, điều ước quốc tế về việc thành lập các tổ chức. Nghị quyết này có giá trị pháp lý bắt buộc đối với những nước là thành viên của tổ chúc đó.
_Nghị quyết khuyến nghị: tự bản thân nghị quyết này chỉ mang tính chất khuyến nghị mà không sinh ra quy phạm pháp lý, không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của tổ chức đó.
* Phán quyết của Toà án quốc tế:
_ Bản án: có giá trị phá lý ràng buộc& mang tính chất chung thẩm đối với các bên tranh chấp trong từng vụ việc nhất định.
_Bản kết luận tư vấn: không có giá trị ràng buộc đối với cơ quan, tổ chức yêu cầuToà án ra bản kết luận tư vấn đó.
* Học thuyết về LQT:là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm& kết luận của các học giả, luật gia về những vấn đề lý luận cơ bản của LQT.Học thuyết về LQT chỉ là phương tiện bổ trợ để xác định QPPL. Bản thân học thuyết về LQT không thể trở thành nguồn của LQT vì nó không phải là văn bản pháp lý ràng buộc giữa các quốc gia, không thể hiện ý chí của quốc gia được nâng lên thành luật; học thuyết không hàm chứa các QPPL, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quốc tế.
26. Khái niệm, đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của LQT
_Nguyên tắc cơ bản của LQT là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo bao trùm, có giá trị bắt buộc chung( jus cogens) đối với mọi chủ thể LQT, áp dụng trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
_Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, LQT gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
+Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
+ Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
+ Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
+ Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau.
+ Nguyên tắc pacta sunt servanda.
_Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh toàn bộ quá trình hình thành, tồn tại, phát triển cũng như tổng quát hoá toàn bộ tư tưởng chính trị_ pháp lý của hệ thống LQT.
_ Đặc điểm các nguyên tắc cơ bản của LQT:
+Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính phổ cập, được áp dụng trên phạm vi toàn cầu& được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế.
+ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính bao trùm nhất.
+ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính bắt buộc chung. Trong mọi trường hợp, nếu các chủ thể LQT vi phạm các nguyên tắc cơ bản đều được coi là hành vi vi phạm PLQT nghiêm trọng nhất.
+ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có mối quan hệ qua lại trong 1 chỉnh thể thống nhất theo nghĩa ràng buộc qua lại giữa các nguyên tắc về nội dung& yêu cầu thực hiện nội dung đó.

Công pháp quốc tếWhere stories live. Discover now