đề cương Công pháp

Start from the beginning
                                    

13. Trình tự ký kết điều ước quốc tế: là 1 quá trình gồm nhiều giai đoạn để các chủ thể tham gia ký kết điều ước quốc tế làm cho các thoả thuận cuả mình có giá trị pháp lý. Trải qua các giai đoạn: đàm phán, soạn thảo, thông qua văn bản , ký điều ước quốc tế, phê cuẩn hoặc phê duyệt( điều ước quốc tế quan trọng: 4 bước, bình thường: 3 bước).
Đàm phán: 
_ Thư uỷ nhiệm là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho đại diện của mình đi ký kết các điều ước quốc tế. Thẩm quyền cấp thư uỷ nhiệm do luật quốc gia quy định. ở Việt nam, theo điều 22 luật ký kết, gia nhập thực hiện điều ước quốc tế 2005 những người không thư uỷ nhiệm khi ký kết điều ước quốc tế( đại diện đương nhiên) bao gồm: chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng bộ ngoại giao.
_ Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết điều ước quốc tế, có vai trò quyết định trong việc ký kết& thực hiện điều ước quốc tế. Là quá trình đấu tranh, thương lượng, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia điều ước quốc tế. Có thể tiến hành đàm phán theo nhiều cách thức như đàm phán trên cơ sở của dự thảo văn bản điều ước đã chuẩn bị trước của mỗi bên, của 1 bên hoặc cùng đàm phán để trực tiếp xây dựng văn bản điều ước.Bao gồm các hình thức:
+ Thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. 
+ Tại hội nghị quốc tế của 1 tổ chức quốc tế.
+Tổ chức 1 hội nghị riêng để đàm phán giữa các bên hữu quan.
Soạn thảo: Nếu đàm phán thành công các bên sẽ soạn thảo văn bản điều ước:
_ Đối với điều ước quốc tế song phương bình thường 2 bên cùng cử đại diện để tiến hành soạn thảo văn bản.
_ Đối với điều ước quốc tế đa phương bình thường các bên sẽ thành lập uỷ ban soạn thảo có đại diện tất cả các bên tham gia soạn thảo, điều ước quốc tế của LHQ do uỷ ban quốc tế của LHQ chủ trì& soạn thảo.
Sau khi soạn thảo văn bản dự thảo điều ước các bên tiến hành thông qua văn bản. Văn bản được các bên nhất trí thông qua là văn bản cuối cùng, các chủ thể kết ước không thể đơn phương sửa đổi, chỉnh lý, bổ sung mới.
_Đối với điều ước quốc tế song phương việc thông qua do 2 bên thoả thuận.
_Đối với điều ước quốc tế đa phương:
+Bỏ phiếu kín.
+Biểu quyết.
+consesus( đồng thuận tuyệt đối) chỉ được thông quakhi tất cả các chủ thể tham gia đồng ý, chấp nhận. Consesus được áp dụng khi việc thực hiện áp dụng điều ước quốc tế chỉcó ý nghĩa, giá trị khi được tất cảcác quốc gia cùng đồng thuận
_ Phương pháp thông qua: trọn gói( package deal), từng phần( partie).
Ký điều ước quốc tế: là hành vi của vị đại diện của các bên tham gia ký kết ký vào văn bản điều ước quốc tế nhằm để xác định văn bản điều ước quốc tế chính là văn bản do mình đã đàm phán, soạn thảo hoặc làm cho điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực( theo quy định của điều ước quốc tế).
_ Các hình thức ký điều ước quốc tế: ký tắt, ký tượng trưng( adreferendum), ký đầy đủ.
+Ký tắt là ký của vị đại diện các bên tham gia đàm phán, xây dựng văn bản điều ước nhằm xác nhận văn bản dự thảo điều ước. Ký tắt không làm phát sinh hiệu lực điều ước quốc tế.
+Ký adreferendum: ký của vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý tiếp sau đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia. Hình thức ký này có thể làm phát sinh hiệu lực cho điều ước quốc tế nếu các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp nhận sau khi ký adreferendum.
+Ký chính thức( ký đầy đủ): ký của vị đại diện của các bên vào văn bản dự thảo điều ước. Sau khi ký đầy đủ điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực. Đây là hình thức ký phổ biến nhất& được áp dụng cho cả điều ước quố tế song phương & đa phương.
Phê chuẩn hoặc phê duyệt: là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế( chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình).
_Theo đ 31 luật ký kế, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế 2005 cần phê chuẩn:
+Điều ước quốc tế quy định phải phê chuẩn .
+Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước: do chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu nhà nước khác, điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, điều ước quốc tế về quyền& nghĩa vụ của công dân, về tương trợ tư pháp, về tổ chức quốc tế phổ cập& tổ chức quốc tế khu vực.
+Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước theo sự thoả thuận với bên ký kết nước ngoài.
+Điều ước quốc tế nhân danh chính phủ có quy định trái với quy định trong các văn bản QPPL của QH, UBTVQH hoặc liên quan đến ngân sách nhà nước.
_Thẩm quyền phê chuẩn:
+QH phê chuẩn các điều ước quốc tế do CTN trực tiếp ký với người đứng đầu NN khác, các điều ước quốc tế theo đề nghị của CTN.
+CTN phê chuẩn các điều ước quốc tế không thuộc nhóm trên( đ 32 luật ký kết, gia nhập& thực hiện điều ước quốc tế).
_Ttheo đ 43 luật ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, các điều ước quốc tế cần phê duyệt:
+Điều ước quốc tế nhân danh CP có quy định phải phê duyệt.
+ Điều ước quốc tế nhân danh CP có quy định trái với quy định trong văn bản pháp luật của CP.
_Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế: chính phủ (đ 44 luật kí kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế).
*Điểm giống và khác nhau của phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế:
_ Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế ( chấp nhận sự ràng buộc của điều ước QT đối với quốc gia)
_Khác nhau:
+Phê duyệt điều ước quốc tế liên quan đến kinh tế, thương mại, KHKT_XH, môi trường …, sự ảnh hưởng, tác động của điều ước quốc tế cần phê duyệt thấp hơn so với điều ước quốc tế cần phê chuẩn. Điều ước quốc tế cần phê chuẩn chủ yếu là những điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về các lĩnh vực: hoà bình, an ninh, lãnh thổ, biên giới, chủ quyền quốc gia, gia nhập các tổ chức quốc tế toàn cầu (WTO), khu vực( ASEAN), lĩnh vực tương trợ tư pháp, tài chính quốc gia.
+Thẩm quyền phê chuẩn theo luật quốc gia quy định cho cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hoặc nguyên thủ quốc gia.
+Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế là thuộc cơ quan hành pháp.
14. Gia nhập điều ước quốc tế:
_Là hành vi đơn phương của 1 quốc gia chấp nhận ràng buộc với điều ước quốc tế mà quốc gia chưa phải là thành viên.
_Điều ước quốc tế nào được gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định.
_Thủ tục gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định.
_Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế phải tuân thủ toàn bộ nội dung điều ước quốc tế.
_ Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế có quyền bảo lưu nếu điều ước quốc tế đó cho phép bảo lưu.
_ Chủ thể ra quyết định gia nhập điều ước quốc tế do luật quốc gia quy định.
_Quốc gia có thể gia nhập điều ước quốc tế khi: đã hết thời hạn ký trực tiếp vào điều ước hoặc khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực.
_Gia nhập điều ước quốc tế chỉ cần 1 bước duy nhất là nộp văn kiện gia nhập. Việc gia nhập có thể được thực hiện bằng nhiều cách: gửi công hàm xin gia nhập, ký trực tiếp vào văn bản, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước.

Công pháp quốc tếWhere stories live. Discover now