Đề cương chi tiết môn Đường lối Cách Mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Start from the beginning
                                    

c) Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.   

Chương I

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM  

1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 

a)  Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó 

- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa. 

          - Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

b)  Chủ nghĩa Mác-Lênin

         - Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản. 

         - Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 

         c)  Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản 

         - Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. 

- Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam 

- Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ đạo về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. 

2. Hoàn cảnh trong nước 

         a)  Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

-    Chính sách cai trị của thực dân Pháp:

o Về chính trị, thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

o Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường bộ, đường thủy, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Jan 02, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Đề cương chi tiết môn Đường lối Cách Mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamWhere stories live. Discover now