Tính cách con người

Bắt đầu từ đầu
                                    

III. HÀM Ý TÍNH CÁCH THỂ TẠNG NGƯỜI ĐỜI

1. Hàm Ý Tâm Lý Của Ánh Mắt:
Đôi mắt không những là cơ quan quan trọng của cơ thể con người, mà còn là “cửa sổ tâm hồn”, phản ánh nguyên vẹn thế giới nội tâm của một người. Dù trong cuộc sống thực hoặc trong tác phẩm văn học nghệ thuật, người ta đều rất quan tâm và miêu tả kỹ lưỡng về nó. Đó là vì “đôi mắt có lời nói thật thà hơn cái miệng”.
Ánh mắt là nguồn thông tin quan trọng cho sự giao tiếp giữa người và người. Aùnh mắt chẳng những biểu lộ tình bạn và ý đối địch, hạnh phúc và khổ đau, sợ sệt và hãi hùng… các tình cảm con người nói chung, mà trong quá trình giao tiếp tìm hiểu, có thể thông qua ánh mắt mà đi sâu khai thác thế giới nội tâm của đối phương, đạt tới mục đích xem mặt bắt hình dong.
Đôi mắt không thể che đậy sự tốt xấu trong nội tâm. Khi nghe lời nói, xem cử chỉ của đối phương, cần nhìn lỹ đôi mắt, sẽ dễ dàng phân biệt thực hư.
Mạnh Tử thường bảo: “Người có lòng ngay thẳng thì đôi mắt trong sáng; người có lòng xấu xa thì đôi mắt vẩn đục”. Nếu ta áp dụng nguyên tắc đó vào việc giao tiếp với người khác, thì dù trong lòng đối phương có gì giấu giếm, ánh mắt đều phản ánh nguyên vẹn. Người nói dối thao thao bất tuyệt, nhưng ánh mắt luôn u ám đảo điên. Nếu không chú ý quan sát, sẽ khó tìm hiểu nội tâm của đối phương.
Người xưa có 10 cách để quan sát và phân tích ánh mắt:
1. Tàng: thông thường tinh thần ẩn sau trong mắt, không để lộ ra ngoài. Chỉ khi ngồi yên tĩnh một mình, đôi mắt sáng long lanh, như độ sáng của mỹ ngọc linh châu, cho người nhìn có cảm giác yên tĩnh, đầy sự tin tưởng. Đó là ánh mắt ngoại hạng. Con người có ánh mắt như vậy sẽ làm nên nghiệp lớn.
2. Lộ: lộ có nghĩa là ánh mắt để lộ. Thường là mắt lồi, mở to trừng trừng như đang nổi giận, dù không có thần sắc mấy, kể cả vẻ mặt và cử chỉ cũng như vậy. Con người có ánh mắt như vậy, tuy giàu có, nhưng là kẻ gian xảo và tham lam.
3. Tĩnh: ánh mắt êm dịu, trong trẻo. Nhìn qua có cảm giác điềm đạm; quan sát thật kỹ và lâu, sự yên tĩnh vẫn như xưa. Người xưa cho rằng đây là ánh mắt hiền từ, an tường và thanh quý.
4. Cấp: ánh mắt cứ đảo quanh như khỉ con. Người xưa cho rằng, một người nếu có bộ dạng, lời nói, dáng đi, ăn uống, vui buồn đều tỏ ra vội vã, có thể sớm lập gia đình, nhưng dễ chết sớm, là ánh mắt hung.
5. Oai: tỏ ra oai nghiêm dù không nổi giận. Mắt dài và to, dù mở hay nhắm, đều có khí thế. Gặp chuyện vui hay chuyện buồn đều không tỏ ra quá kích động. Aùnh mắt này cho người khác cảm giác uy nghi mà nể sợ. Người có ánh mắt này, hoặc là kẻ xấu, hoặc là người tốt nổi bật.
6. Hôn: đôi mắt to nhưng không sáng, thiếu phân minh, đờ đẫn. Aùnh mắt đó dự báo sự nghèo nàn, đê tiện, làm việc gì đều không xong, không có kết quả tốt.
7. Hòa: ánh mặ tự nhiên, tươi sáng, là con người điềm đạm hiền hòa, không vui mà cứ như vui. Dù khí sắc giận hờn, vẫn có sắc tươi, nhìn từ xa vẫn cảm thấy hòa nhã. Người có ánh mắt như vậy là loại người có tấm lòng rộng rãi, không ganh tị, không thiên vị.

8. Kinh: thần sắc sợ sệt như gặp chuyện hãi hùng. Thần khí luôn biến đổi, mắt thiếu sáng, thiếu ổn định. Miệng mấp máy, đi đứng ăn ngủ luôn như sợ sệt bất an. Loại người này làm việc gì đều thiếu kiên trì, khó thành công.
9. Túy: ánh mắt của người say rượu. Tròng mắt lay chuyển chậm chạp, như bệnh lâu không khỏi, ngủ mê chưa thức, thần khí mê muội. Loại người này ngu dốt, dễ ngộ độc mà chết.
10. Thoát: như người gỗ, dù ngồi ăn uống vẫn thiếu thần khí. Đang nói chuyện này, tâm trí lại chuyển sang việc khác, như một cái xác không hồn. Chết vì bệnh điên cuồng.
Ở đây ta không cần phân tích cách nói mê tín của người xưa, nhưng chí ít ta biết được ánh mắt trong tác dụng xử thế ở đời, đã được con người lưu ý từ thuở xa xưa.
Vậy thì từng ánh mắt cụ thể sẽ có những hàm ý tâm lý khi giao tiếp, làm quen hoặc đàm phán đấu tranh? Bạn làm sao nhìn qua ánh mắt, mà thấu hiểu được thế giới nội tâm của đối phương?
Các phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu một cách khái quát.
- NHÌN CHĂM CHÚ:
Thông thường, trong quá trình giao tiếp, nhìn nhau hơn 5 phút thì gọi là nhìn chăm chú. Nó chứa ý nghĩa đối địch thầm kín. Cho nên đa số người tránh nhìn nhau như vậy để tỏ vẻ khiêm nhường. Nhìn chăm chú đôi khi còn tỏ ra yêu cầu giúp đỡ. Trong trường hợp như vậy, chỉ nhằm quan sát tầm nhìn của đối phương.
Khi đàm phán, người ta thường không nhìn nhau chăm chú. Nếu đối phương chọn cách này, hàm ý tâm lý như sau:
a) Tự khép kín:
Ánh mắt chăm chú nhìn trên một điểm nào đó, gần như cố định, bắp thịt gương mặt cứng đờ, không tình cảm, như đeo mặt nạ, không có phản ứng với sự việc xung quanh.
b) Tự thể hiện:
Nếu như bạn và đối thủ gặp nhau lần đầu, mà đối phương thích nhìn chăm chú vào mắt bạn rồi nói cười vui vẻ, nói lên anh ta đang đề phòng cành giác với bạn. Đối phương tỏ vẻ ưu việt hơn bạn, nhằm suy đoán trạng thái tâm lý của bạn.
c) Tự phòng vệ:
Nếu đối phương nhìn bạn hồi lâu, không né tránh ánh mắt của bạn, y có ý đồ tạo sự đề phòng để đối phó với sự tấn công của bạn. Anh ta luôn sợ bị bạn làm hại, dù bạn đã cố gắng tỏ ra có thành ý. Khi giao tiếp với loại người như vậy, phải chú ý cử chỉ của mình, đừng dễ dàng để lộ nhược điểm, tránh bị đối phương xem thường. Đừng mong có được cảm giác quen thân với loại người này.
d) Nỗi lòng kín đáo:
Nếu đối phương nhìn bạn khi nói, có nghĩa là anh ta đã có thiện cảm với bạn và có ý muốn giao lưu tiếp tục. Khi nhìn chằm chằm không muốn rời xa, có lẽ muốn thổ lộ tâm sự với bạn. Chú ý: nếu hai người đều là nữ, thì rất có thể là cô ta không muốn cho bạn biết tâm sự của cô ấy.
e) Đầy ác ý:
Đôi lúc, cái nhìn chăm chú đầy ác ý, cũng là nguyên nhân mà đa số người không muốn đối diện với ánh mắt như vậy. Bạn kết hợp với các biểu hiện khác của đối phương, sẽ dễ dàng nhận biết hàm ý thực sự là gì.
f) Tìm ra nhược điểm:
Nhìn chăm chú còn đóng vai trò “trinh sát” trong quá trình giao tiếp. Trong thương trường, với cái nhìn chăm chú của đối phương, một là đoán bắt tâm lý bạn, hai là nhằm tìm ra nhược điểm của bạn để tấn công. Ví dụ: người cảnh sát khi thẩm vấn kẻ tình nghi thường nhìn vào đôi mắt kẻ ấy, nhằm tạo ra áp lực phá vỡ tâm lý đề phòng của hắn. Đây là lý do tại sao ta cảm thấy khó chịu khi bị người khác nhìn chằm chằm.

- NHÌN LƠ LÀ
Chỉ ánh mắt lay động bất định, khiến người khác khó chịu, nảy sinh tâm lý đề phòng. Nhưng đôi lúc, cái nhìn đó do sức ép của đối phương gây nên.
a) Không có ý tốt:
Khi đối phương nhìn bạn với ánh mắt khi lơ là, lúc lay động, có thể khẳng định hắn đang có mưu đồ gì đó. Những người tiếp thị hàng hóa, vừa đảo mắt nhìn bạn, vừa thao thao khoe khoang, bạn phải cẩn thận và chú ý chất lượng, giá cả hàng cho kỹ.
b) Nói trái với lòng:
Aùnh mắt lơ là, lời nói ấp úng, cho thấy đối phương đang nói dối, không muốn bạn đoán được tâm lý của hắn. Nếu đối phương là người hợp tác hoặc khách hàng của bạn, hãy chú ý nhanh chóng chấm dứt quan hệ làm ăn, nếu không dễ sinh nguy cơ bị gạt.
c) Nóng ruột:
Đôi lúc, ánh mắt lơ là biểu hiện sốt ruột, bất an về nội tâm. Bộ dạng của họ có vẻ như người đứng ngồi không yên.
d) Thay lòng đổi dạ:
Khi bàn luận một số vấn đề nghiêm túc (như đám cưới… ) giữa hai người yêu nhau, đối phương có ánh mắt lơ là, chắc chắn người đó đang mang một bầu tâm sự bất lợi với người yêu. Nếu bỏ qua ánh mắt đó, để tiếp tục phát triển, khó tránh bị tổn thương.
- NHÌN MƠ MÀNG
Là ánh mắt phức tạp, không có tình cảm, khiến người có cảm giác trống rỗng, khó dò.
Hàm ý như sau:
a) Mặc kệ sự tồn tại của đối phương.
b) Bất mãn trong lòng:
Sự bất mãn và bực tức đối với bạn, cũng khiến đối phương có ánh mắt tương tự. Ví dụ: khi đôi bạn trai gái vốn không có mâu thuẫn, đột nhiên có xích mích, tuy vẻ mặt họ vẫn giữ yên, nhưng ánh mắt mơ màng thất thần, bộc lộ rõ tâm trạng bất mãn và không yên.
c) Tính tình nhu nhược:
Dù bất cứ trong tâm trạng nào, họ đều có ánh mắt mơ màng, vì họ không muốn bị người khác nhận biết điểm yếu của mình, đành phải làm ra vẻ như vẫn tồn tại.
d) Sự nhẫn nại đã tới cực hạn:
Khi hai người xảy ra xung đột, một bên tỏ vẻ hùng hổ hăm dọa, bên kia thường có ánh mắt mơ màng, bạn đừng lầm tưởng bên kia mềm yếu dễ ăn hiếp. Trái lại, hắn đang ở trạng thái nhẫn nại cực điểm, sắp sửa bùng nổ cơn giận hoặc đang chờ thời cơ để tấn công. Nếu bên kia cứ tiếp tục tiến tới, đối phương chắc chắn tìm cách chống trả. Người có ánh mắt mơ màng đôi khi cũng nguy hiểm.
e) Trầm tư:
Khi trầm tư, mọi người có dáng vẻ khác nhau, có người nhắm mắt, có người lờ đờ, có người có cái nhìn mơ màng. Khi ấy, bộ óc đang hoạt động hết sức, chỉ không muốn để lộ ra ngoài mà thôi. Chờ khi suy nghĩ chín mùi, ánh mắt sẽ có thần sắc.
- NÉ TRÁNH CÁI NHÌN
Chúng ta biết rằng, tiếp xúc cái nhìn là nguồn thông tin quan trọng khi tìm hiểu với nhau thông qua lời nói. Nó cho biết mức độ thích thú với câu nói giữa đôi bên. Người ta có thể thông qua cái nhìn mà cảm nhận được yêu thích, ghét bỏ của đối phương. Nhưng ở một số trường hợp, có số người chủ động né tránh cái nhìn như vậy. Sự lay chuyển ánh mắt phản ánh hoạt động nội tâm của con người, chỉ cần lưu ý, có thể tìm thấy nhiều điều chân thật mà bạn cần biết. Lay chuyển ánh mắt cũng thường gặp như khi đưa tin xấu hoặc kể lại chuyện đau khổ; có khi vì mắc cỡ, sợ hãi, thậm chí nói dối, hàm ý tâm lý như sau:

a) Tự khép kín:
Nếu đối phương né tránh ánh mắt bạn một cách khéo léo, cho thấy hắn có trở ngại về tâm lý. Hắn không nhìn thẳng bạn, chẳng những vì hắn không muốn nhìn thấy bạn, hơn nữa hắn cũng không muốn để bạn nhìn thấy. Đó là loại người khép kín.
b) Bảo vệ riêng tư:
Ta thường phát hiện hiện tượng vui như sau: 2 người không quen, khi ngẫu nhiên trao nhau ánh mắt, lập tức rời xa, chứ không nhìn thẳng. Đó là vì 2 bên không muốn cho đối phương biết về nội tâm, cố tìm cách bảo vệ chuyện riêng tư.
c) Tỏ ra thích thú:
Trong giao tiếp, đôi khi vì muốn làm quen với đối phương, nhưng lại không muốn để đối phương hiểu được sở thích của mình, thường chọn cách trao đổi cho nhau ánh mắt .
Trong giây lát rồi lập tức né tránh. Như một cô gái xinh đẹp xuất hiện trước đám đông mọi người đều nhìn tập trung vào cô ấy, nhưng có số đàn ông thích chọn cách nhìn một lần thật kỹ, rồi quay sang nơi khác. Chẳng lẽ số đàn ông đó không thích thú cô gái đó ư? Không phải. Thật là họ rất thích thú, nhưng chỉ cố đè nén mà thôi. Khi xung quanh bạn xuất hiện hiện tượng tương tự, xin hãy quan sát kỹ cách biểu hiện của đàn ông, bạn sẽ hiểu ra, hóa ra hắn đang nhìn “trộm” lia lịa vào cô gái ấy.
d) Gây chú ý:
Nếu tránh ánh mắt đối phương, tỏ vẻ như bình thản trong trường hợp xã giao, chỉ là mẹo muốn gây chú ý mà thôi.
e) Tính tình chủ động:
Khi trò chuyện xã giao, người lay chuển cái nhìn trước tiên, tính tình tương đối chủ động. Có người muốn mình ở vào vị trí vượt trội, cũng có hành động tương tự. Thông thường, người lay chuyển ánh mắt trước khi trò chuyện, là kẻ thắng lợi về tâm lý, vì họ đã tạo áp lực tâm lý với đối phương (đối phương xem thường mình ư, hoặc không hợp với nhau ư?). Trường hợp cần phải đón tiếp những kẻ không tập trung cái nhìn ngay lần đầu gặp mặt, phải rất cẩn thận, tránh phạm sai lầm và tạo áp lực tâm lý không cần thiết. Ví dụ: khi hai người xem mặt lần đầu, nếu phía nữ né tránch ái nhìn phía nam, dù với lý do e lệ, vẫn khiến phía nam cảm thấy khó chịu, nếu anh là kẻ sống nội tâm, chắc chắn sẽ nghĩ rằng: cô ta không thèm nhìn mình, mình làm sao lấy được lòng cô…, cứ thế khiến cử chỉ cũng mất tự nhiên, hai người khó lòng làm bạn.
f) Hổ thẹn trong lòng:
Lúc xã giao, nếu né tránh cái nhìn trong tình huống được chú ý, rất có thể đương sự hổ thẹn trong lòng, sợ bị lật tẩy – vì ánh mắt làm bộc lộ nội tâm. Cho nên, đứa trẻ phạm sai lầm thường né tránh ánh mắt phụ huynh, cúi nhìn im lặng.
g) Mặc cảm:
Nếu đối phương “mặc kệ” thông tin đưa ra từ ánh mắt bạn, cho thấy anh ta hoặc là kẻ tự cao tự đại, hoặc là kẻ cẩn thận kỹ lưỡng. Loại người này thường có mặc cảm nặng nề, cần nhiều thời gian tìm hiểu, đừng nên vội phán xét họ.
h) Bất mãn với hiện tượng:
Trước khi bạn dứt lời, ánh mắt đối phương đã né tránh đi nơi khác, điều này hàm ý: “ tôi không tán thành câu nói của bạn”. Nếu là phái nữ có quan hệ quen thân, nhìn bạn một lúc rồi né sang chỗ khác, bạn đừng hiểu lầm cô ấy mặc kệ sự tồn tại của bạn, mà chính vì cô muốn bạn hiểu được phẩm chất của cô. Phái nữ có biểu hiện như vậy thường bất mãn với hiện trạng.
- ÁNH MẮT LẤP LÁNH
Ánh mắt lay động bất định, lúc sáng lúc tối là ánh mắt nguy hiểm. Đó là lúc đối phương đối địch hoặc nghi ngờ bạn. Nhìn từ góc độ sinh lý, đó là do mi mắt sụp xuống. Hàm ý như sau:

a) Nghi ngờ, hiểu lầm:
Gặp người có ánh mắt lấp lánh, lời nói và việc làm của bạn phải cụ thể, rõ ràng, may ra mới tránh được sự hiểu lầm và nghi ngờ của y.
b) Đang cảnh giác:
Người lần đầu tiên gặp mặt có ánh mắt như vậy đối với bạn, cho thấy đang hết sức cảnh giác, hoặc đã nảy sinh cách nhìn sai về bạn. Lúc này bạn nên tìm cách điều chỉnh cử chỉ, hành vi, chú ý vẻ mặt đối phương tiến triển ra sao.
c) Tâm trạng đối địch:
Nếu ánh mắt lấp lánh dữ dội, có thể khẳng định sự hiểu lầm, nghi ngờ của hắn đã tới lúc phát giận.
Bạn phải hết sức chú ý, hóa giải cơn giận của đối phương bằng cử chỉ lời nói thích hợp, tránh gây phiền toái không cần thiết.
- LƯỚT NHÌN
Ánh mắt lướt nhanh xung quanh, ít nhiều làm người khác khó chịu. Hàm ý như sau:
a) Ỷ thế nạt người:
Đây là ánh mắt thường thấy ở những người có địa vị cao trong xã hội. Họ lướt nhìn như vậy, một là ra vẻ tư cách, học thức, tiền tài hơn người. Đích của cái nhìn là tạo uy thế bao trùm lên đối phương.
b) Tìm sự bảo vệ:
Đối với những kẻ sống nội tâm hoặc nhu nhược, khi sử dụng cái nhìn lướt qua, có ý cầu cứu sự bảo vệ. Họ không muốn tâm sự bị đối phương hiểu được, lại không biết chọn cách bảo vệ khác, nên không muốn cố định cái ăn; cứ như đứa trẻ phạm lỗi, lúc nhìn cha, lúc nhìn mẹ.
c) Suy đoán đối phương:
Khi đối phương giao tiếp với bạn, mà ánh mắt cứ lướt qua lướt lại, chắc hắn đang suy đoán bạn có cách nhìn, cách nghĩ về hắn ra sao. Hoặc mong tìm được cái gì đó để chọn hành động tương ứng.
- LIẾC NHÌN
Đôi tròng liếc về một bên mặt để nhìn. Aùnh mắt liếc nhìn tỏ tâm lý từ chối, khinh khi, bất mãn hoặc thích thú. Đa số tình huống cho thấy, liếc nhìn là ánh mắt thiếu tôn trọng. Người có cái nhìn như vậy thường là kẻ tự cao hoặc mang tâm lý sợ hãi – đa số là phụ nữ.
Hàm ý như sau:
a) Chối từ và khinh khi:
Nếu đối phương có cái nhìn như vậy khi giao tiếp, chắc chắn đã nảy sinh tâm lý từ chối và khinh khi đối với bạn vì một nguyên nhân nào đó. Nếu bạn cứ mặc kệ, thì khó duy trì hữu nghị, thậm chí gây khó khăn cho việc tìm hiểu về sau. Tóm lại, không thể bỏ qua cái nhìn ấy.
b) Bất mãn:
Đôi khi đối phương tỏ vẻ bất mãn, khinh khi. Nếu bạn trả đũa bằng ánh mắt tương tự, dễ dẫn tới xung đột trực diện, làm to chuyện.
c) Thích thú:
Giữa người khác phái, nếu có ánh mắt như vậy, cộng thêm nụ cười, cho biết đối phương thích bạn. Thường là phái nữ nhìn phái nam. Cho nên, liếc mắt cũng là cách nói lên “tình ý” không lời.
- NHÁY MẮT
Nháy mắt là động tác liên tục nhắm mở của mắt, tâm lý học gọi đó là “hiện tượng co giật”, là hành vi không lời, nói lên nội tâm. Nếu nháy mắt với số lần quá dày, thì là biểu hiện về thần kinh.
Hàm ý như sau:
a)Trong lòng bất an:

Người thường nháy mắt, nhất là nữ, cho biết nội tâm đang thiếu cảm giác an toàn – Nhất là phụ nữ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình không tốt, cử chỉ thiếu tự chủ đó càng thêm rõ nét.
b) Xem mình là chính:
Người phụ nữ thường nháy mắt, là người thích đặt mình ở vị trí tâm lý, ý thức tự thân rất mạnh. Đối với đàn ông, thì phái nữ như vậy rất khó ứng phó.
2. Hàm Ý Tâm Lý Qua Nét Mày:
Có thể khẳng định rằng, mọi cử động của lông mày, đều đại diện cho một thứ tìnch ảm nhất định. Dáng vẻ của lông mày sẽ thay đổi tùy theo tâm trạng. Theo các nhà tâm lý, lông mày gồm hơn 20 trạng thái, với những hàm ý khác nhau:
- NHÍU MÀY
2 lông mày co lại gần với nhau, điểm giữa 2 đầu lông mày xuất hiện những nếp nhăn ngắn và thẳng.
Hàm ý như sau:
a) Âu sầu:
Là loại người có tâm lý lo âu và ưu sầu, rất mong thoát khỏi hoàn cảnh trước mắt, nhưng lại không như ý.
b) Phòng ngự:
Thông thường người ta còn cho nhíu mày tiêu biểu cho toan tính bất công. Thực ra chỉ đúng một nửa. Tư thế này còn tiêu biểu việc lo toan bảo vệ mắt khi trực diện với sự phản công và tìm cách phòng ngự cần thiết.
- GIƯƠNG MÀY
2 lông mày giương lên, hơi chếch về 2 bên, khiến làn da trước trán di động lên trên, tạo ra nếp nhăn dài song song.
Hàm ý như sau:
a) Đang có ưu thế:
Khi một người đang nắm ưu thế, muốn dựa vào đó tạo sức ép cho đối phương, thường có tư thế giương mày.
b) Tâm trạng vui vẻ:
Người ta giương mày khi trong lòng vui tươi, còn gọi là “nở mày, nở mặt”.
c) Chờ thời cơ:
Người mang tính xâm lược, lại lo lắng sự tấn công của mình không được hiệu quả, hoặc nhìn không rõ điều đối phương uy hiếp, muốn tìm hiểu và nhìn rõ hoàn cảnh hơn, chờ đợi thời cơ thích hợp.
- NHĂN MÀY
Đôi mày co lại và giương cao, tạo nên nếp nhăn giữa mày.
Hàm ý như sau:
a) Buồn phiền ưu uất:
Nếu không phải do đau đớn bệnh tật, thì chắc chắn là có ưu tư buồn bực trong lòng.
- MẶT MÀY HỚN HỞ
Đôi mày lay động, giương lên hạ xuống. Là động tác diễn ra nhanh chóng, nếu không quan sát kỹ sẽ khó phát hiện.
Hàm ý như sau:
a) Tâm trạng phấn chấn:
Khi nhận được tin phấn khởi, sẽ có tư thế như vậy, còn gọi là rạng rỡ nét mày.
3. Hàm Ý Tâm Lý Và Tích Cách Của Mũi:
Mũi có ít động tác, nhưng dáng vẻ lại đa dạng nhất trong các cơ quan trên khuôn mặt. Như vậy, mũi có tác dụng như thế nào trong tìm hiểu giao tiếp với mọi người? Làm thế nào thông qua sự thay đổi nhỏ nhoi của mũi và quan sát được tâm trạng đối phương?
Mũi phản ánh tâm trạng con người ra sao? Theo phân tích khoa học, thì có các biểu hiện như sau:
- MÀU SẮC
Màu sắc của mũi ít biến đổi. Ngoài chịu tác động bởi nhiệt độ bên ngoài (như nóng lạnh kích thích khiến mũi bị đọc), khi mũi có màu trắng bệch, có hàm ý ra sao?
a) Tâm trạng căng thẳng:
Một số người khi có tâm trạng căng thẳng, hoặc chuẩn bị ra một quyết định quan trọng gì đó, có thay đổi về màu mũi, mũi trở nên trắng bệch. Điều ấy nói lên tâm trạng lo sợ ngập ngừng.
b) Do dự:
Nếu đối phương là khách hàng của bạn, sự thay đổi đó cho thấy anh ấy đang trong tâm trạng do dự thiếu khoát.
c) Lòng tự trọng bị tổn thương:
Đôi lúc vì lòng tự trọng bị tổn thương, trong lòng đầy ngờ vực, pha chút cảm giác tội lổi và bất an, màu mũi cũng trở nên trắng bệch.
- NỞ MŨI
Thật ra là mở cánh mũi, do hơi thở phập phồng tạo nên:
Hàm ý như sau:
a) Nóng giận và sợ hãi:
Khi trò chuyện, cánh mũi của đối phương nở ra, cho thấy tâm trạng bất mãn và giận dữ của hắn đối với bạn.
b) Dương dương tự đắc:
Có khi nở mũi biểu hiện tâm trạng đắc ý của một người. Do tâm trạng phấn khởi và căng thẳng, hô hấp và nhịp tim tăng lên., tim đập mạnh, cánh mũi nở ra khép lại. Sự thay đổi đó là đắc ý hay bất mãn, giận dữ thì phải căn cứ nội dung câu chuyện và các phản ứng khác mà phán đoán.
- RA MỒ HÔI NƠI MŨI
Đây là một hiện tượng sinh lý khá thông thường. Ngày thường, nếu đầu mũi dễ ra mồ hôi, thì chẳng nói lên gì cả. Trái lại, chỉ ra mồ hôi vào trường hợp nào đó, có hàm ý như sau:
a) Lo lắng và căng thẳng:
Khi đối phương là đối thủ buôn bán của bạn, thì rõ ràng là đặc trưng của tâm trạng lo âu, căng thẳng.vì hắn lo sợ đánh mất cơ hội hoặc bị thiệt hại không cần thiết.
b) Nỗi lòng thầm kín:
Nếu đối phương không có quan hệ lợi ích quan hệ với bạn, mà có trạng thái trên, hàm ý anh ta đang bị lương tâm cắn rứt, hoặc có nỗi lòng riêng nên tỏ ra căng thẳng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 27, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Tính cách con ngườiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ