PLDC quang do

353 0 0
                                    

 LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, tầm quan trọng của pháp luật hầu như được tất cả mọi người thừa nhận. Về lý thuyết, theo quan điểm Mác – Lênin, pháp luật là một hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra trong một xã hội có giai cấp, tức là một hiện tượng bắt buộc phải có. Mặt khác, một công dân sống trong một xã hội, không ai thoát ra khỏi những qui định của pháp luật. Trong cuộc sống, có thể người ta đôi khi cảm thấy bị gò bó bởi những qui định của luật pháp nhưng chắc ai cũng hình dung được tình trạng hổn loạn nếu trong xã hội không tồn tại một hệ thống pháp luật hữu hiệu. Do đó, hiểu biết những qui định của pháp luật là hết sức cần thiết và hữu ích. Biết được pháp luật, người ta sẽ tránh được những hành vi vi phạm pháp luật, không bị những chế tài của pháp luật. Hơn nữa, biết được pháp luật, người ta sẽ hiểu được những gì mình làm, có thể thực hiện nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của mình.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng là nhiệm vụ của mọi Nhà nước. Ở Việt Nam, trong các Nghị quyết Đảng và cả trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ 8 của Đảng vừa qua cũng nêu quyết tâm “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa”.Vì thế, việc học tập, tìm hiểu cũng như tăng cường công tác phổ biến pháp luật là một yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa thiết thực đối với mọi công dân trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Tập bài giảng môn học Pháp luật đại cương được biên soạn với nội dung đúng chương trình khung giáo dục đào tạo dành cho các lớp cao đẳng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2002, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học.

Tập bài giảng Pháp luật đại cương gồm 6 chương với thời lượng 45 tiết là tương đối phù hợp với đào tạo cao đẳng, đại học hiện nay; đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu cơ bản sau:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương theo chương trình làm cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu môn học pháp luật kinh tế và những môn chuyên ngành.

- Xây dựng tình cảm, niềm tin và thái độ giác độ, ý thức công dân của sinh viên đối với pháp luật. Trên cơ sở đó, giúp cho sinh viên tạo lập thói quen ứng xử phù hợp và theo chuẩn mực pháp luật.Tác giả cố gắng lựa chọn vấn đề, thuật ngữ pháp lý phù hợp, tránh dùng từ ngữ trừu tượng về nhà nước và pháp luật; tuy nhiên trong công tác biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung.

Rất mong bạn đọc góp nhiều ý kiến quý báu để tập bài giảng này ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập về pháp luật của sinh viên trong các trường cao đẳng.

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

I. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước:

1/. Nguồn gốc của Nhà nước:

Về sự xuất hiện của Nhà nước, từ trước tới nay có nhiều quan niệm khác nhau, song có thể xếp làm hai loại: quan niệm phi mácxit và quan niệm mácxit.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Nov 25, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

PLDC quang doWhere stories live. Discover now