Câu 21: Tư tưởng HCM về một nhà nước pháp lý mạnh mẽ?

22.4K 23 2
                                    

Câu 4: Tư tưởng HCM về một nhà nước pháp lý mạnh mẽ?

a) Xây dựng nhà nước hợp pháp hợp hiến?

- NN do nhân dân lập ra và đại diện cho lợi ích của nhân dân.

Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến.

+Tuyên ngôn độc lậpdo Hồ Chí Minh viết và tuyên đọc trong cuộc mít tinh lớn tại thủ đô Hà Nội ngày 2-9-1945 đã khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới, đồng thời đảm bảo địa vị hợp pháp của Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là “Cúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộcTổng tuyển cửvới chế độ phổ thông đầu phiếu” để sớm có một nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra.

+6/1/1946 tiến hành tổng tuyển cử trên cả nước.

+ Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên và bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề nội trị và ngoại giao của Nhà nước Việt Nam mới.

b) Quản lý nhà nước bằng pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống?

-HCM đề cao quản lý bằng hệ thống pháp luật

-Chú trọng xây dựng pháp luật

-Quan tâm đưa pháp luật vào cuộc sống

+ Hình thành ý thức tuân thủ pháp luật

+ Tuyên truyền pháp luật

+ Nâng cao trình độ dân trí và ý thức chính trị của nhân dân.

+ Thực thi nghiêm minh pháp luật

Thể hiện cụ thể:

- HCM đề cao: Một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế.

+ Nhà nước dân chủ, thì dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Hồ Chí Minh viết:“Trăm đều phải có thần linh pháp quyền.

+ Hồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân. Theo Người, công bố luật chưa phải là mọi việc đã xong, phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt.

+ Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức.

c) Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài.

Trả lời:

-Quan tâm đến vấn đề cán bộ

-Yêu cầu cụ thể:

+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng

+ Hăng hái thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ

+ Có mối liên hệ mật thiết với dân

+ Dám phụ trách, dám quyết, và dám chịu trách nhiệm.

Cụ thể:

+ Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải lo“Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.“Lúc dân biết và dám phê bình người lãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền của dân, tức là đã đến mức dân chủ hóa khá cao”.

+ Hồ Chí Minhluôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ, đồng thời nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp. Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương“Phụng công, thủ pháp chí công, vô tư”, cho nhân dân noi theo”.

- Để tiến tới một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ có hiệu lực, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

+ Hồ Chí Minh khẳng định: cán bộ Nhà nước phải biết quản lý nhà nước. Người ký Sắc lệnh số 197 thành lậpKhoa pháp lý học tại Trường đại học Việt Nam.

+ Hồ Chí Minh mạnh dạn sử dụng những viên chức, quan lại đã được đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính....

+ Hồ Chí Minh đăng báo“Tìm người tài đức”, Người viết:công việc kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục..., rất cần nhân tài. “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều. Hồ Chí Minh quan tâm tới công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ.

+ Trong việc dùng cán bộ, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải tẩy sạch óc bè phái.

+ Trong vấn đề cán bộ, đặc biệt là với cán bộ quản lý nhà nước, điều quan tâm thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, bởi thiếu điều này thì dù giỏi mấy cũng không dùng được.

Phát biểu trước cử tri Hà Nội (ngày 5-01-1946), Hồ Chí Minh nói:“Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”. Sau khi trúng cử Quốc hội, Hồ Chí Minh hứa với đồng bào: Trước sự nguy hiểm khó khăn của nước nhà, chúng tôi đi trước. Với việc giữ vững nền độc lập, chúng tôi xin đi trước.

+ Xuất phát từ nhận thức chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ và sáng suốt, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải“thân dân, gần dân, trọng dân, không được lên mặt“quan cách mạng”với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân”.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 25, 2012 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Câu 21: Tư tưởng HCM về một nhà nước pháp lý mạnh mẽ?Where stories live. Discover now