SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔ VIẾT

12.3K 7 2
                                    

SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔ VIẾT. NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ

1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết

Ra đời và tồn tại trong điều kiện bao vây của chủ nghĩa đế quốc, để tồn tại và phát triển, V.I.Lênin đã từng thể nghiệm hai phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội: Cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới. Sau khi V.I.Lênin mất, Stalin đã thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình a) Công nghiệp hoá và tập thể hoá nông nghiệp với tốc độ tập trung cao trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. b) Nhanh chóng xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Xoá bỏ thị trường tự do, thiết lập nền kinh tế hiện vật. c) Nhà nước trực tiếp điều hành nền kinh tế theo kế hoạch tập trung thống nhất, Đảng giữ vai trò lãnh đạo nhưng thực chất Đảng trực tiếp điều hành nhà nước.

Với mô hình tổ chức kinh tế xã hội như vậy, chủ nghĩa xã hội đã biến tất cả mọi thành viên trong xã hội trở thành người làm công ăn lương cùng với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, làm hạn chế khả năng, sức sáng tạo của người lao động.

Song sự ra đời, tồn tại của chủ nghĩa xã hội kiểu Xôviết không phải là sản phẩm thuần tuý mà bắt nguồn từ hoàn cảnh và nhu cầu lịch sử cụ thể. Khi chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mặt xấu xa của nó thì chủ nghĩa xã hội ra đời như là nhân tố chống lại những mặt xấu đó và nó được tổ chức mang những đặc trưng đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chính vì thế nó đã phát huy sức mạnh giúp cho Liênxô trước đây và Việt Nam sau này tập trung được sức mạnh trong cuộc chiến tranh giải phóng.

Tuy nhiên, mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết được xây dựng trên cơ sở chưa đủ chín muồi về cơ sở vật chất, nên trong thực tế đã vi phạm quy luật kinh tế khách quan quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển và còn ở nhiều trình độ khác nhau, nhưng đã vội vã xác lập quan hệ sản xuất công hữu và phương thức phân phối mang tính bình quân, bao cấp, từ đó hạn chế tính sáng tạo của cơ sở, của người lao động. Những mâu thuẫn trong việc tổ chức xã hội theo mô hình Xôviết trong những điều kiện lịch sử nhất định lại bị che khuất bởi phải phục vụ cho những mục tiêu chính trị cao hơn. Khi mục tiêu chính trị đã được giải quyết thì những mâu thuẫn đó bắt đầu bộc lộ, nhưng do chưa kịp thời tổng kết những bài học từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội để bổ sung phát triển, làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào tình trạng khó khăn khủng hoảng vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX.

Để thoát khỏi khó khăn khủng hoảng các nước xã hội chủ nghĩa đều nhận thấy sự cần thiết là phải tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới. Trong quá trình thực hiện một số nước đã thành công từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng. tiếp tục kiên định đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một số nước khác do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chế độ xã hội chủ nghĩa sau nhiều năm xây dựng, nhưng chỉ trong 2 năm chủ nghĩa xã hội ở Liênxô (tháng 12/1991) và Đông Âu (tháng 9/1989) đã sụp đổ.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 11, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔ VIẾTNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ