Du luan xa hoi

11K 6 3
                                    

1.Dư luận xã hội là gì? Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn?

a. Khái niệm:

Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc thù thuộc ý thức xã hội. Nó biểu hiện sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ của các nhóm xã hội đối với vấn đề đang diễn ra trong xã hội mà họ quan tâm có liên quan tới lợi ích của các nhóm. Dư luận xã hội được hình thành thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận công khai.

b. Phân biệt Dư luận xã hội và Tin đồn:

Giống nhau Tiêu chí so sánh Dư luận xã hội Tin đồn

Xuất phát từ sự kiện và vấn đề xã hội Về nguồn gốc Xuất phát từ sự kiện có thật Từ sự kiện có thật hoặc không có thật

Thông tin chính xác --> lan truyền nhanh Rút gọn chi tiết, cường điệu hóa--> lan truyền nhanh

Thông qua giao tiếp tranh luận, va đập ý kiến Ý kiến cá nhân

Về cơ chế hình thành Con đường không chính thức và chính thức Con đường bí mật không chính thức

Kênh truyền tải Phương tiện thông tin đại chúng, lời và chữ Truyền miệng

Cường độ Cường độ = va đập ý kiến + phát triển ý kiến cá nhân hoặc nhóm Cường độ = tính hấp dẫn + tính không xác định

Mục đích Vì lợi ích chung Mục đích cá nhân

2.Quá trình hình thành dư luận xã hội?

Dư luận xã hội không phải là ý kiến của một người mà là ý kiến của số đông người. Nhưng dư luận xã hội không phải là tổng cộng các ý kiến phán xét đánh giá của các cá nhân mà là sự phán xét đánh giá chung của đại đa số trong cộng đồng người. Dư luận xã hội không tự xuất hiện một cách hoàn chỉnh mà luôn phải trải qua các bước hình thành và phát triển. Do đó sự hình thành dư luận xã hội có tình quá trình:

Trong những điều kiện bình thường, sự hình thành dư luận xã hội trải qua bốn giai đoạn sau:

- Giai đoạn hình thành ý kiến cá nhân

- Các ý kiến cá nhân được trao đổi bàn bạc trong nhóm

- Các nhóm có sự tương tác ý kiến

- Các nhóm đi đến ý kiến phán xét đánh giá chung được đa số thừa nhận và ủng hộ.

Sự phân chia quá trình hình thành dư luận xã hội thành bốn giai đoạn nêu trên không có nghĩa là mọi dư luận xã hội đều phải trải qua đủ cả 4 giai đoạn ấy. Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, dư luận xã hội có thể hình thành ngay lập tức, có thể đưa ra sự phán xét đánh giá thống nhất ngay đối với sự vật, hiện tượng nhờ kinh nghiệm xã hội, nhờ cơ chế hoạt động của các tâm thế xã hội, hay các khuôn mẫu tư duy xã hội.

Thông thường việc tuân thủ cả 4 bước như trên chỉ diễn ra khi đối tượng của dư luận xã hội là các sự kiện, hiện tượng, quá trình mới, phức tạp. Đa số người dân chưa có hoặc chưa chuẩn bị được thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với thực tế cuộc sống. Trong trường hợp này, dư luận xã hội chỉ có thể hình thành sau thời gian dài.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 08, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Du luan xa hoiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ