Hai mươi luật của Van Dine

109 5 4
                                    

Hai mươi luật của Van Dine (Hai mươi nguyên tắc khi viết tiểu thuyết trinh thám)

1) Luật Van Dine thứ nhất:

Độc giả và thám tử có cơ hội ngang nhau trong việc giải quyết các bí ẩn trong câu chuyện. Tất cả các manh mối phải được tuyên bố và miêu tả một cách rõ ràng.

2) Luật Van Dine thứ hai:

Tác giả không được phép sử dụng những mưu mẹo và mánh khóe để cố ý đánh lừa người đọc giống như cách nhân vật thủ phạm thực hiện với nhân vật thám tử trong câu chuyện.

3) Luật Van Dine thứ ba:

Không có chỗ cho những chi tiết lãng mạn xuất hiện trong câu chuyện. Đưa những câu chuyện tình vào một tác phẩm trinh thám cũng đồng nghĩa với việc làm xáo trộn những trải nghiệm cũng như khả năng suy luận của độc giả bằng những thứ tình cảm không liên quan. Việc một tác giả truyện trinh thám lẫn nhân vật thám tử trong câu chuyện cần thực hiện là đưa hung thủ bước ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt của pháp luật chứ không phải đưa một cặp tình nhân đi đăng ký kết hôn.

4) Luật Van Dine thứ tư:

Bản thân thám tử, hoặc một trong số những nhân viên điều tra, không được phép trở thành thủ phạm. Đây chả khác gì một trò đùa lộ liễu rẻ tiền, giống với việc đổi lấy một đồng xu lẻ lấy năm đồng đô la bằng vàng. Một trò giả vờ vô giá trị.

5) Luật Van Dine thứ năm:

Muốn xác định được chính xác ai là thủ phạm thì cần phải thông qua hàng loạt những suy luận hợp lý chứ không phải thông qua sự tình cờ, sự trùng hợp hoặc qua lời thú tội tự phát. Giải quyết vấn đề theo lối mòn như vậy giống như cố ý gửi cho người đọc một chi tiết viển vông, không có thật và bắt độc giả phải đi tìm nó. Sau khi không thể nào hiểu ra được, thì lại bảo mình đã có cái mà độc giả tìm kiếm từ nãy giờ và đang giấu kín ở ngay trong lòng bàn tay này. Những tác giả kiểu như thế không khác gì một gã hề.

6) Luật Van Dine thứ sáu:

Tiểu thuyết trinh thám bắt buộc phải có một thám tử xuất hiện trong câu chuyện, và một thám tử sẽ không phải là một thám tử nếu anh ta không phá án. Nhiệm vụ của anh ta là tập hợp các manh mối để cuối cùng tìm ra người làm điều ám muội trong chương đầu tiên của cuốn sách; và nếu nhân vật thám tử không đưa ra được những kết luận của mình sau khi phân tích qua những manh mối của vụ án thì chả khác gì một cậu học trò không thể giải được bài tập toán và phải lật lời giải ở phía sau.

7) Luật Van Dine thứ bảy:

Phải xuất hiện một thi thể trong câu chuyện và thi thể đó càng có nhiều dấu hiệu bị xâm hại thì càng tốt. Như thế là quá đủ cho một vụ án. Phải đọc đến ba trăm trang để lần mò và tìm ra lời giải đáp cho vụ án là một đòi hỏi quá đáng đối với độc giả. Dẫu sao thì phải có cái gì đền đáp xứng với thời gian mà độc giả bỏ ra để đọc tác phẩm của mình.

8) Luật Van Dine thứ tám:

Những tình tiết trong vụ án phải được giải quyết theo một cách tự nhiên nhất. Những phương cách để biết được sự thật thông qua những thư văn trên đá, chơi cầu cơ, đọc được suy nghĩ của người khác, triệu tập nghi lễ gọi hồn, nhìn thấu mọi chuyện thông qua một quả cầu tiên tri, và một số phương thức tương tự như vậy là những điều cấm kỵ không được phép xuất hiện trong truyện trinh thám. Độc giả có thể đưa ra những suy luận trùng khớp với nhân vật thám tử trong câu chuyện nhưng nếu phải lý giải về sự tồn tại của thế giới linh hồn và bị cuốn theo lý thuyết siêu hình học không gian bốn chiều thì ngay từ đầu họ đã bị đánh bại hoàn toàn.

Hai mươi luật của Van DineNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ