Hai mươi luật của Van Dine

Începe de la început
                                    

15) Luật Van Dine thứ mười lăm:

Sự thật của vụ án phải luôn rõ ràng để những độc giả có thể nhìn thấy nó. Có nghĩa là nếu độc giả sau khi nắm được toàn cảnh hiện trường thông qua những giải thích về vụ án thì anh ta nên đọc lại câu chuyện một lần nữa, rồi anh ta sẽ nhận ra câu trả lời cho vụ án đã sờ sờ ra trước mặt mình và tất cả các manh mối đều hướng đến hung thủ — và nếu vị độc giả đó thông minh như nhân vật thám tử trong câu chuyện, anh ta có thể tự mình giải quyết mọi bí ẩn của vụ án mà không cần phải đọc chương cuối. Đó là cách mà một độc giả thông minh thường hay làm. Và một trong những nguyên lý cơ bản về viết truyện trinh thám của tôi là nếu câu chuyện đã bắt đầu xuất hiện những tình tiết quan trọng thì vị tác giả đó sẽ không thể nào giấu đi câu trả lời của câu chuyện với độc giả được. Không thể tránh được chuyện chắc chắn sẽ có rất nhiều độc giả có trí thông minh ngang với tác giả; và nếu ngay từ đầu tác giả đã rạch ròi trong những xác nhận và ý định của mình về những manh mối liên quan đến vụ án thì những độc giả thông minh đó, bằng những phân tích, phép loại trừ và suy luận logic của mình, sẽ tìm ra được hung thủ đồng thời với nhân vật thám tử trong câu chuyện. Và ngay cuốn sách cũng sẽ chứa đựng những sự thú vị của vụ án với những lời giải thích sâu sắc về nó đến mức khiến cho một vị độc giả sẵn sàng gạt bỏ một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ra một bên để tập trung hoàn toàn tâm trí vào cuốn tiểu thuyết trinh thám mà anh ta đang cầm trên tay.

16) Luật Van Dine thứ mười sáu:

Trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám, không cần thiết có những đoạn văn dài lê thê, không vẽ vời quanh co vớ vẩn, không phân tích nhân vật một cách quá chi tiết, cũng chẳng cần phải quan tâm đến bối cảnh câu chuyện thế nào vì những chi tiết thừa thải đó không có đóng vai trò quan trọng gì lắm trong lúc nhân vật thám tử đang tiến hành điều tra vụ án và đưa ra kết luận của mình. Nói cách khác, bối cảnh trong câu chuyện cũng như việc phác họa nhân vật phải được truyền tải ở mức vừa phải thì mới tạo nên tính thực tế cho câu chuyện.

17) Luật Van Dine thứ mười bảy:

Một tên tội phạm chuyên nghiệp không bao giờ cảm thấy ray rứt khi gây án trong câu chuyện. Những vụ trộm đột nhập vào nhà hay các vụ ra tay táo tợn của các băng cướp là trách nhiệm thuộc về cảnh sát — không phải chuyện của các tác gia hoặc những thám tử nghiệp dư. Một trong những nhân vật quan trọng của nhà thờ, hoặc một người phụ nữ chưa chồng nổi tiếng nhân đức ra tay thực hiện hành vi giết người sẽ luôn là một vụ án mạng ly kỳ, hấp dẫn.

18) Luật Van Dine thứ mười tám:

Một vụ án mạng trong tiểu thuyết trinh thám không được trở thành một tai nạn tình cờ hay một vụ tự tử được. Kết thúc một cuộc điều tra dài bằng một cảm giác hụt hẫng là một sự lừa phỉnh không thể tha thứ và chấp nhận được với một độc giả trung thành và tốt bụng.

19) Luật Van Dine thứ mười chín:

Động cơ gây án trong tiểu thuyết trinh thám phải luôn thuộc về vấn đề cá nhân. Những âm mưu mang tầm cỡ quốc tế và những thủ đoạn chính trị là thuộc về tiểu thuyết phản gián, còn những câu chuyện trong tiểu thuyết trinh thám phải giữ được sự thoải mái; tức là nó phải phản ánh được những kinh nghiệm hằng ngày của độc giả rồi từ đó tác giả sẽ đưa ra câu trả lời xác đáng để đáp ứng những mong muốn và cảm xúc của độc giả.

20) Luật Van Dine thứ hai mươi:

Cuối cùng (để chứng minh những quy luật của tôi có trọng lượng), sau đây tôi xin được liệt kê các mẹo, thủ pháp mà các tác gia truyện trinh thám không nên vận dụng. Các thủ pháp này đã được vận dụng rất thường xuyên đến nỗi nó đã quá quen thuộc với các thể loại truyện trinh thám. Một tác giả sử dụng những thủ pháp này chính là thú nhận sự kém cỏi và thiếu khả năng sáng tạo của mình.

(a) Xác định danh tính của hung thủ bằng cách so sánh mẫu đầu lọc thuốc lá ở hiện trường vụ án với nhãn hiệu thuốc lá mà kẻ tình nghi thường hay hút.

(b) Dùng buổi lễ gọi hồn vu vơ nào đó đánh vào tâm lý của hung thủ và buộc hắn phải tự thú nhận mọi tội lỗi của mình.

(c) Những dấu vân tay giả.

(d) Dùng hình nhân để ngụy tạo chứng cớ ngoại phạm.

(e) Con chó không sủa và từ đó có thể kết luận rằng kẻ đột nhập là một người nào đó rất quen thuộc với ngôi nhà này.

(f) Kết luận cuối cùng kẻ gây án chính là anh em sinh đôi hoặc một người bà con giống với kẻ bị tình nghi nên cuối cùng tất cả mọi chuyện là do hiểu lầm và nhân vật thám tử đã nghi ngờ nhầm người.

(g) Một ống tiêm dưới da với những giọt thuốc độc chết người.

(h) Thực hiện hành vi giết người trong phòng kín sau khi cảnh sát đã phá cửa và xông vào bên trong căn phòng.

(i) Sử dụng bài kiểm tra liên kết từ (word-association test*) để kết tội.

*Word-association test là một bài kiểm tra tính cách và tinh thần mà đối tượng được kiểm tra sẽ đáp lại từng từ mà người thực hiện bài kiểm tra đưa ra. Thường thì nghĩ ra từ nào sẽ đối lại từ nấy, không quan trọng nó đồng nghĩa hay trái nghĩa, miễn là nó thuộc khái niệm và tính chất với từ mà người kiểm tra đưa ra. Bài kiểm tra sẽ bắt đầu bằng một từ và kế đó hai người sẽ liệt kê những từ liên quan đến nó rồi từ những từ đó sẽ dẫn đến chủ đề khác.

Ví dụ: Nhanh → chậm (hai từ trái nghĩa cùng chỉ về khái niệm tốc độ)

Tiếp thu nhanh → khôn khéo (hai từ đồng nghĩa cùng chỉ về sự thông minh)

Ngôi sao và các nhóm từ liên quan đến nó như: bừng sáng, to lớn, quỹ đạo, ngân hà, vũ trụ, mặt trăng, siêu tân tinh... từ những từ này thì ta sẽ suy ra những từ liên quan thuộc các chủ đề khác nhau.

Bài kiểm tra sẽ kiểu như thế này: Hàn Quốc → Kimchi → Cay nồng → Hạt tiêu → Màu đỏ → Màu xanh → Bầu trời → Lên → Xuống → Mặt đất → Chơi đùa → Bạn bè → Trò chơi → Vui vẻ

Link video cho các bạn dễ hình dung:

 https://www.youtube.com/watch?v=fkmwObsufTI

(j) Mật mã hoặc các con chữ được mã hóa, dù có phức tạp đến đâu thì cuối cùng nhân vật thám tử cũng sẽ giải mã ra được.

Được dịch và tổng hợp bởi: Lambdadelta Umineko 

Ngày 12 tháng 10 năm 2016

Hai mươi luật của Van DineUnde poveștirile trăiesc. Descoperă acum