học thuyết Ricardo

Start from the beginning
                                    

mòn và sự cần thiết của tái sản xuất, nhưng ông đã lẫn lộn giữa tư bản bất biến, tư bản khả

biến với tư bản lưu động, tư bản cố định. Do vậy, ông đã gặp bế tắc khi nghiên cứu sâu hơn

các vấn đề có liên quan.

d) Lý luận về các nguồn thu nhập: Kế thừa quan điểm của Smith về những thu nhập ban đầu của ba giai cấp và dựa vào

lý luận giá trị - lao động, David Ricardo đã làm cho lý luận này chiếm vị trí quan trọng

trong học thuyết của mình.

* Về tiền công: coi lao động là hàng hóa, ủng hộ "quy luật sắt về tiền công", ủng hộ

quan điểm "nhà nước không can thiệp vào thị trường lao động", vạch ra các yếu tố ảnh

hưởng đến giá cả lao động.

* Về lợi nhuận: Gián tiếp thừa nhận lợi nhuận là kết quả của lao động làm thuê, có

quan hệ tỷ lệ nghịch với tiền công. Thấy được quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm

xuống, nhưng lại cho rằng quy luật này có quan hệ với quy luật độ phì của đất giảm dần.

* Về địa tô: dựa trên lý luận giá trị - lao động để giải thích, đó là cống hiến của ông.

Theo ông "Giá trị nông sản phẩm là do mức hao phí lao động trên đất đai xấu nhất quyết

định và đất đai xấu nhất không thu được địa tô".

Địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên và điạ tô bao giờ cũng

được trả về việc sử dụng ruộng đất tốt hơn. Ở đây Ricardo đã nhìn thấy địa tô chênh lệch I,

vạch rõ địa tô phụ thuộc lợi nhuận, nhưng phủ nhận địa tô tuyệt đối và không đụng đến địa

tô chênh lệch II.

e) Lý luận về tái sản xuất:

Tin rằng không có khả năng sản xuất thừa dưới chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản

tiến bộ tuyệt đối do phát triển vì lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận cao mà tích lũy tư bản được

thực hiện, qua đó tăng cầu lao động và thúc đẩy tăng thu nhập tiêu dùng và sức mua. Nhưng

do nhìn thấy quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm nên ông nhìn nhận có khủng

hoảng bộ phận.

f) Lý thuyết về lợi thế so sánh:

Kế thừa quan điểm của Adam Smith, năm 1817 David Ricardo đưa ra quy luật lợi

thế so sánh còn gọi là lý thuyết so sánh tương đối. Lý thuyết này nói rằng một nước có thể

nâng cao mức sống và thu nhập của nước mình bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những

mặt hàng hóa có năng suất cao hơn nước khác và thực hiện phân công lao động quốc tế để

trao đổi.

Ví dụ: Nếu Mỹ có năng suất lao động cao về lương thực và châu Âu có năng suất lao

động cao về quần áo, thì Mỹ sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu lương thực cho

châu Aâu, còn châu Âu cũng sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo cho Mỹ.

g) Lý luận về thuế:

Ricardo cho rằng thuế là bộ phận sản phẩm của đất đai và của công nghiệp dành cho

chính phủ của một nước sử dụng. Bộ phận này được trả theo vốn hay theo thu nhập. Nói

chung, thuế vừa làm tăng nguồn thu và chi của chính phủ, nhưng thuế cũng làm giảm khả

năng tích lũy tư bản, giảm khả năng tiêu dùng và do vậy làm chậm tốc đôï tăng của cải.

Ricardo chỉ ra nhiều loại thuế và tác dụng của nó, đồng thời ông cũng ủng hộ các guyên tắc đánh thuế do A.Smith đưa ra.

( Các công dân, tùy khả năng và cố gắng tối đa, phải góp phần giúp đỡ ngân sách

chính phủ.

( Phần thuế mỗi người phải nộp cần rõ ràng, không được áp đặt đôïc đoán. ( Thuế phải thu đúng hạn và với phương thức thuận lợi nhất cho người nộp.

( Thuế phải tính toán sao cho nhân dân đóng góp ít nhất và số tiền này chỉ nằm trong

công quỹ thời gian ngắn nhất.

Nhận xét: Học thuyết kinh tế của David Ricardo đã đạt tới đỉnh cao của kinh tế chính

trị tư sản cổ điển. Nếu Adam Smith có công hệ thống hóa các quan điểm kinh tế có từ trước

thì David Ricardo đã xây dựng hệ thống này trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Các nhà

kinh tế học tư sản sau này không quan tâm nhiều đến lý luận giá trị- lao động, họ xa rời

nguyên tắc này và duy nhất chỉ có Karl Marx kế thừa xuất sắc lý luận giá trị - lao động để

đặt nền móng vững chắc cho toàn bôï học thuyết kinh tế của mình.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 28, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

học thuyết RicardoWhere stories live. Discover now