Câu 2: Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toán

Start from the beginning
                                    

Không dùng phương tiện trực quan một cách tràn lan, không lạm dụng, chỉ sử dụng chúng ở những chỗ hs gặp khó khăn trong việc lĩnh hội cái trừu tượng

Khi sử dụng phương tiện trực quan vẫn hướng hs suy nghĩ về cái trừu tượng, phương tiện trực quan chỉ là chỗ dựa để hs tư duy toán học

Khi sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ hs làm việc với một tri thức trừu tượng người thầy giáo cần có kế hoạch để sẽ đạt tới lúc trò có thể hoạt động với tri thức đó ngay cả khi mất đi chỗ dựa trực quan

Cần chú ý trực quan chỉ là chỗ dựa để dự đoán, khám phá chứ không phải là phương tiện để chứng minh những mệnh đề toán học

Một tri thức nào đó đối với trình độ này là trừu tượng nhưng đối với một trình độ khác lại có thể là cụ thể. Vì vậy, khi yêu cầu hs cụ thể hóa hay trừu tượng hóa phải căn cứ vào trình độ phát triển của người học

3.Đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa

Tính đồng loạt và tính phân hóa trong dạy học là hai mặt tưởng chừng mâu thuẫn nhưng thực ra thống nhất với nhau

Một mặt, phân hóa tạo ra điều kiện thuận lợi cho dạy học đồng loạt. do dạy học phân hóa tính tới trình độ phát triển khác nhau, tới đặc điểm tâm lý khác nhau của hs làm cho mọi hs có thể phát triểm phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình. Điều đó làm cho hs đều đạt được những yêu cầu cơ bản làm điều kiện cho dạy học đồng loạt

Mặt khác trong dạy học đồng loạt cũng có những yếu tố phân hóa. Chẳng hạn khi đặt câu hỏi thầy giáo thường dự kiến sẽ gọi ai trả lời

Điều quan trọng của việc đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa là đảm bảo chất lượng phổ cập, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu về toán

Việc đảm bảo chất lượng phổ cập xuất phát từ yêu cầu khác quan của xã hội và từ khả năng thực tế của hs. Người gv dạy toán cần phải làm cho hs kiến tạo được những tri thức, kĩ năng toán học cơ bản quy định trong chương trình

Tuy nhiên, không phải tất cả các hs đều có khả năng trở thành những nhà toán học. trong các em, một số có năng khiếu, tài năng về môn toán, phát hiện và bồi dưỡng những nhân tài này là rất cần thiết, rất quan trọng bởi vì nước ta đang cần những nhà toán học xuất sắc góp phần xây dựng nền toán học Việt Nam, góp phần CNH, HĐH đất nước

Để đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa nói chung, để kết hợp giữa phổ cập với đề cao, giữa đại trà và mũi nhọn nói riêng, có thể thực hiện dạy học phân hóa theo hai con đường:

Phân hóa trong: bao gồm những biện pháp chỉ đạo cá biệt hoặc tiến hành những pha phân hóa trong dạy học đồng loạt

Phân hóa ngoài: tách riêng những hs yếu kém, bồi dưỡng những hs giỏi, mở những chuyên đề tự chọn, phân ban...

Mặt khác khi thực hiện những biện pháp phân hóa cần có ý thức làm cho mọi hs đạt được những yêu cầu cơ bản, tạo tiền đề cho dạy học đồng loạt

4. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển

Việc dạy học một mặt đảm bảo yêu cầu vừa sức để hs có thể chiếm lĩnh được tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nhưng mặt khác đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát tiển của hs

Việc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức với yêu cầu phát triển có thể thực hiện dựa trên lí thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vugotxki. Theo lí thuyết này, những yêu cầu phải hướng vào vùng phát triển gần nhất, tức là phải phù hợp với trình độ mà hs đã đạt được tới thời điểm đó, không thoát ly cách xa trình độ này, nhưng họ vẫn còn phải tích cực suy nghĩ, phấn đấu vươn lên thì mới thực hiện được nhiệm vụ đề ra. Nhờ những hoạt động đa dạng với yêu cầu thuộc về vùng phát triển gần nhất, vùng này dần chuyển hóa thành vùng trình độ hiện tại, tri thức kĩ năng, năng lực lĩnh hội trở thành vốn trí tuệ của hs và những vùng trước kia còn ở xa nay được kéo lại gần và trở thành những vùng phát triển gần nhất mới

5. Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trò

Thầy và trò cùng hoạt động nhưng những hoạt động này có nhưng chức năng rất khác nhau. Hoạt động của thầy là thiết kế điều khiển. hoạt động của trò là học tập tự giác, tích cực... vì vậy đảm bảo sự thống nhất sự hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trò chính là sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy với vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của trò

Con người phát triển trong hoạt động, học tập diễn ra trong hoạt động. Tức là tri thức kĩ năng, kĩ xảo chỉ có thể được hình thành và phát triển trong hoạt động. Vì vậy sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tâp của trò có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động, thực hiện dạy toán trong hoạt động và bằng hoạt động. Thầy thiết kế và điều khiển sao cho trò thực hiện và luyện tập những hoạt động tương thích với nội dung và mục đích dạy học trong điều kiện chủ thể được gợi động cơ có hướng đích, ý thức về phương pháp tiến hành và có trải nghiệm thành công

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 27, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Câu 2: Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toánWhere stories live. Discover now