Untitled Part 1

251 0 0
                                    


Câu 1: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

a) Định nghĩa

LQT là hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng; nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

b) Đặc điểm:

(1) Đối tượng điều chỉnh của LQT: là các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của LQT với nhau.

LQG: là những quan hệ trong một quốc gia.

(2) Chủ thể của LQT:

- Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT:

- Tổ chức quốc tế liên chính phủ: là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận thành lập trên cơ sở ĐƯQT. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức có tính phái sinh, hạn chế của LQT. Quá trình hình thành cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế liên chính phủ hoàn toàn do các quốc gia thành viên thỏa thuận.

- Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: Nguyên tắc dân tộc tự quyết là một nguyên tắc cơ bản của LQT, do đó các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng được coi là một chủ thể của LQT.

- Chủ thể khác: (Tòa thánh Vanticang; Hồng Kong, Đài Loan...)

CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC GIA: là thể nhân, pháp nhân. Trong đó quốc gia là một chủ thể đặc biệt.

(3) Quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế: Quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia cũng như các chủ thể khác của LQT. Sự thỏa thuận này có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau đây:

- Thông qua ký kết ĐƯQT hoặc

- Thông qua việc thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm có tính chất bắt buộc chung.

PL QUỐC GIA ĐƯỢC XÂY DỰNG do bộ máy nhà nước của quốc gia đó ban hành.

(4) Biện pháp bảo đảm thi hành của LQT

- LQT không có bộ máy cưỡng chế thi hành

- Trong trường hợp có sự vi phạm, thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành sẽ do chính các chủ thể của LQT thực hiện dưới hai hình thức chính:

+ Cưỡng chế riêng lẻ: Là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện

VD: Khi bị quốc gia khác xâm lược, quốc gia sở tại có thể sử dụng quyền tự vệ hợp pháp bằng chính lực lượng quân sự của mình để đáp trả.

+ Cưỡng chế tập thể: Là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện.

VD: EU áp dụng các lệnh trừng phạt đối

PL QUỐC GIA: có hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và có tính cưỡng chế cao

CÂU 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ THUỘC TÍNH CHÍNH TRỊ PHÁP LÝ CỦA QUỐC GIA.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 30, 2017 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Bộ câu hỏi công phápWhere stories live. Discover now